GIÁ TRỊ CỦA ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG VIỆC TIÊN ĐOÁN ĐỘNG MẠCH VÀNH PHẢI ĐOẠN GẦN
GIÁ TRỊ CỦA ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG VIỆC TIÊN ĐOÁN ĐỘNG MẠCH VÀNH PHẢI ĐOẠN GẦN LÀ ĐỘNG MẠCH THỦ PHẠM Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠTIM CẤP THÀNH DƯỚI CÓ ST CHÊNH LÊN
Võ Thành Nhân
*
TÓM TẮT
Cơ sở: Khoảng 50% các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) thành dưới có ST chênh lên có nhịp tim chậm hoặc tụt huyết áp nặng nề, thường do tắc hoàn toàn động mạch vành phải (ĐMVP). Việc nhận biết sớm tình trạng tắc ĐMVP đoạn gần có thểgiúp ích trong việc xử trí và phòng ngừa các biến
chứng này.
Mục tiêu: Nghiên cứu này khảo sát giá trị của dấu hiệu ST chênh lên ở chuyển đạo III nhiều hơn ở chuyển đạo II trên điện tâm đồ, và sự kết hợp của dấu hiệu này với ST chênh lên ở V1 (> 0.5 mm), trong
việc tiên đoán ĐMVP đoạn gần là động mạch thủ phạm ở bệnh nhân NMCTC thành dưới có ST chênh lên.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến hành trên 30 bệnh nhân NMCTC thành dưới có ST chênh lên nhập BV Chợ Rẫy được can thiệp động mạch vành tiên phát. Chúng tôi phân tích điện tâm đồ trước chụp động mạch vành có ST biến đổi nhiều nhất.
Kết quả: Dấu hiệu ST chênh lên ở chuyển đạo III nhiều hơn ở chuyển đạo II có độ nhạy 91%, độ đặc hiệu 86%, giá trị tiên đoán dương 96% và giá trị tiên đoán âm 75% trong việc dự đoán ĐMVP đoạn gần hoặc đoạn giữa là động mạch thủ phạm. Dấuhiệu này kết hợp với ST chênh lên ở V1(> 0.5 mm) sẽ có
độ nhạy 33%, độ đặc hiệu 100%, giá trị tiên đoán dương 100% và giá trị tiên đoán âm 67% trong việc tiên đoán ĐMVP đoạn gần là động mạch thủ phạm.
Kết luận: Dấu hiệu ST chênh lên ở chuyển đạo III nhiều hơn ở chuyển đạo II, đặc biệt khi kết hợp với ST chênh lên ở V1 (> 0.5 mm), hữu ích trong việc tiên đoán ĐMVP đoạn gần là động mạch thủ phạm ở bệnh nhân NMCTC thành dưới có ST chênh lên
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất