Giá trị của phân loại IOTA trong siêu âm đánh giá khối u buồng trứng
Đề cương luận văn thạc sĩ Giá trị của phân loại IOTA trong siêu âm đánh giá khối u buồng trứng.U buồng trứng (BT) là một trong những loại u khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, chiếm tới 30% các u thuộc hệ thống sinh dục (SD) nữ [1]. Trong đó, ung thư buồng trứng (UTBT) chiếm tỉ lệ cao, đây là loại ung thư (UT) đứng đầu trong số các UT phụ khoa và đứng thứ 4 trong tất cả các UT ở nữ giới. Theo số liệu thống kê tại Mỹ năm 2013 ước tính có 22.240 trường hợp mới mắc và có tới 14.030 trường hợp tử vong do căn bệnh này [2]. Tại Việt Nam theo số liệu của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống UT giai đoạn 2011-2014 thì tỷ lệ mới mắc UTBT ở phụ nữ Việt Nam năm 2010 là 2.185 ca và ước tính số ca mới mắc UTBT năm 2020 sẽ là 5.548 [3].
UTBT là bệnh lý ung thư phụ khoa có mức độ xâm lấn, ác tính nhất. Tỷ lệ sống sau 5 năm của BN khoảng 40% và bệnh chiếm khoảng một nửa trong số tất cả tử vong liên quan đến ung thư phụ khoa [1], [2]. Yếu tố tiên lượng quan trọng nhất về khả năng sống còn của BN là giai đoạn bệnh [3]. Do đó, cần một phương pháp sàng lọc để phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn đầu, giảm nguy cơ tử vong cho BN. Hiện tại, không có phương pháp sàng lọc nào đáp ứng được yêu cầu đó [4], [5].
Trong thực hành lâm sàng, có nhiều phương pháp để phát hiện sự tồn tại của khối UBT. Triệu chứng thường gặp của UTBT nói chung là đau hoặc tức bụng, bụng to lên, căng tức bụng và các triệu chứng tiêu hóa, tiết niệu như thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện, buồn nôn, khó tiêu… Những dấu hiệu này thường mơ hồ, giống những thay đổi bình thường của cơ thể người phụ nữ qua các thời kỳ trong cuộc đời (sinh đẻ, mãn kinh…), hoặc giống các triệu chứng của các bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa, tiết niệu… Chính vì vậy, UTBT thường phát hiện muộn [28].
Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ cho giá trị chẩn đoán bệnh UBT rất có giá trị, đặc biệt trong chẩn đoán UTBT [29], nhưng chi phí xét nghiệm cao nên phạm vi sử dụng các phương pháp này còn hạn chế.
Phương pháp chẩn đoán MBH là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định UTBT, tuy nhiên không thể sử dụng để sàng lọc và chẩn đoán sớm bệnh vì mức độ phức tạp và nguy cơ tai biến có thể xảy ra khi tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm.
Siêu âm là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất trong chẩn đoán UBT bởi siêu âm cho kết quả khá chính xác, nhanh, lặp lại được nhiều lần, chi phí hợp lý. Siêu âm không những phát hiện được sớm bệnh UBT, mà còn có thể theo dõi được liên tục sự phát triển của khối u để qua đó đưa ra các xử trí kịp thời đối với khối u. Nhờ chẩn đoán của siêu âm, người bệnh có nhiều điều kiện để áp dụng các phương pháp điều trị tốt nhất, giảm thiểu những những rủi ro đáng tiếc. Tuy vậy việc chỉ ra những hình ảnh hay gặp trên siêu âm với những đặc điểm trong từng loại UBT, việc đánh giá giá trị của từng hình ảnh đó nói riêng và giá trị của siêu âm trong chẩn đoán UBT nói chung chưa thống nhất.
Điều trị tối ưu các khối u ác tính buồng trứng phụ thuộc vào loại khối u. Điều trị khối u giáp biên có thể cần ít tích cực hơn so với điều trị khối u xâm lấn, đặc biệt nếu việc bảo tồn khả năng sinh sản là quan trọng. Trong các trường hợp được lựa chọn, UTBT giai đoạn I có thể được kiểm soát bảo tồn tốt hơn so với bệnh ở giai đoạn muộn, trong khi đối với ung thư di căn vào BT phụ thuộc vào nguồn gốc của khối u nguyên phát. Một chẩn đoán cụ thể, gần như chắc chắn chính xác về khối UBT trước khi phẫu thuật sẽ cải thiện sự phân loại bệnh nhân và do đó làm tăng khả năng bệnh nhân sẽ được điều trị đúng.
Với những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giá trị của phân loại IOTA trong siêu âm đánh giá khối u buồng trứng” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm của khối UBT.
2. Áp dụng phân loại u buồng trứng IOTA để chẩn đoán phân biệt UBT ác tính và UBT lành tính.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm phôi thai học, mô học, giải phẫu và sinh lý của buồng trứng 3
1.1.1. Phôi thai học của buồng trứng 3
1.1.2. Mô học 4
1.1.3. Giải phẫu buồng trứng 5
1.1.4. Sinh lý buồng trứng 7
1.2. Đại cương về UBT 8
1.2.1. Nguồn gốc của UBT 8
1.2.2. Phân loại u buồng trứng theo WHO 2014 10
1.2.3. Phân loại giai đoạn của các u buồng trứng 10
1.2.4. Các phương pháp chẩn đoán UBT 13
1.2.5. Đặc điểm hình ảnh siêu âm ubt 18
1.3. Thông tin về IOTA 19
1.3.1. Đại cương về IOTA group 19
1.3.2. Hệ thống thuật ngữ mô tả khối UBT của theo IOTA 20
1.3.3. Mô hình rủi ro IOTA ADNEX 28
1.4. Tình hình nghiên cứu chẩn đoán siêu âm UBT và áp dụng IOTA ADNEX 36
1.4.1. Trên thế giới 36
1.4.2. Tại Việt Nam 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Đối tượng nghiên cứu 42
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 42
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu 42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu 42
2.2.3. Quy trình nghiên cứu 43
2.3. Nội dung và các biến số nghiên cứu 44
2.3.1. Phương tiện nghiên cứu 44
2.3.2. Các biến số nghiên cứu 44
2.3.3. Các loại sai số 45
2.3.4. Thu thập số liệu 46
2.3.5. Phân tích và xử lí số liệu 46
2.3.6. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu 46
CHƯƠNG 3:DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
3.1. Mô tả đặc điểm của nhóm đối tượng 47
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 47
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 49
3.2. Đặc điểm hình ảnh trên siêu âm 49
3.3. Giá trị của siêu âm 53
3.4. Giá trị của mô hình IOTA ADNEX 59
CHƯƠNG 4:DỰ KIẾN BÀN LUẬN 61
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 62
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu 44
Bảng 3.1. Phân loại tính chất theo GPB 47
Bảng 3.2. Phân bố tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu 48
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo vị trí khối u 48
Bảng 3.4. Kích thước trung bình của khối UBT trên siêu âm 49
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng 49
Bảng 3.6. Đặc điểm về ranh giới trên siêu âm 49
Bảng 3.7. Đặc điểm về bờ trên siêu âm 50
Bảng 3.8. Đặc điểm về nhú trên siêu âm 50
Bảng 3.9. Đặc điểm về vách trên siêu âm 50
Bảng 3.10. Đặc điểm về số lượng thùy trên siêu âm 51
Bảng 3.11. Đặc điểm về phần đặc trên siêu âm 51
Bảng 3.12. Đặc điểm về kích thước tổn thương trên siêu âm 51
Bảng 3.13. Đặc điểm về bóng lưng trên siêu âm 52
Bảng 3.14. Đặc điểm về siêu âm Doppler màu 52
Bảng 3.15. Đặc điểm về dịch ổ bụng trên siêu âm Doppler màu 52
Bảng 3.16. Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu vị trí BT trên siêu âm phát hiện UTBT 53
Bảng 3.17. Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu ranh giới trên siêu âm phát hiện UTBT 53
Bảng 3.18. Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu bờ trên siêu âm phát hiện UTBT 54
Bảng 3.19. Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu nhú trên siêu âm phát hiện UTBT 54
Bảng 3.20. Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu vách trên siêu âm phát hiện UTBT 55
Bảng 3.21. Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu thùy trên siêu âm phát hiện UTBT 55
Bảng 3.22. Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu phần đặc trên siêu âm phát hiện UTBT 56
Bảng 3.23. Độ nhạy và độ đặc hiệu của kích thước tổn thương trên siêu âm phát hiện UTBT 56
Bảng 3.24. Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu bóng lưng trên siêu âm phát hiện UTBT 57
Bảng 3.25. Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu dịch ổ bụng trên siêu âm phát hiện UTBT 57
Bảng 3.26. Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu mạch trên siêu âm Doppler màu phát hiện UTBT 58
Bảng 3.27. Thông tin mô tả bệnh nhân 59
Bảng 3.28. Tỷ lệ phân loại BN khi có và không có CA 125 60
Bảng 3.29. So sánh tỷ lệ chẩn đoán giữa ADNEX có CA 125 và GPB 60
Bảng 3.30. So sánh tỷ lệ chẩn đoán giữa ADNEX không có CA 125 và GPB 60