GIÁ TRỊ CỦA PHÂN LOẠI PI-RADS VỚI CÁC TỔN THƯƠNG KHU TRÚ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN K

GIÁ TRỊ CỦA PHÂN LOẠI PI-RADS VỚI CÁC TỔN THƯƠNG KHU TRÚ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN K

GIÁ TRỊ CỦA PHÂN LOẠI PI-RADS VỚI CÁC TỔN THƯƠNG KHU TRÚ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN K
Đặng Đình Phúc1, Ngô Quốc Bộ1, Bùi Văn Giang1,2
1 Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của phân loại PI-RADS trên cộng hưởng từ (MRI) với các tổn thương khu trú trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (UT TTL). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện trên 10 bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt có tổn thương khu trú theo phân phân loại PI-RADS (PR), đến khám và điều trị tại bệnh viện K từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021. Người bệnh được sinh thiết hệ thống tuyến tiền liệt dưới hướng dẫn siêu âm đường trực tràng và tiến hành đối chiếu kết quả giải phẫu bệnh, từ đó xác định giá trị dự đoán UT TTL của từng phân loại PI-RADS và độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính của phân loại PI-RADS với các tổn thương khu trú trong chẩn đoán UT TTL. Kết quả: 10 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 71, với triệu chứng tiểu khó chiếm 60%, được thăm khám trực tràng thấy nhân khu trú với tỷ lệ 80%, với xét nghiệm PSA toàn phần có kết quả trung bình 35,48 ng/ml. Trên MRI, thể tích trung bình tuyến tiền liệt 55g. Vị trí tổn thương hay gặp nhất tại vùng chuyển tiếp trái phần thân chiếm 50%. Giá trị dự đoán UT TTL của từng phân loại từ PI-RADS 1 đến PI-RADS 5 lần lượt là 0%, 0%, 0%, 100% và 100%. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính của phân loại PI-RADS khi tính riêng PR4 hay PR5 trong chẩn đoán UT TTL đều là 100%. Kết luận: Phân loại PI-RADS trên MRI có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao với các tổn thương khu trú trong chẩn đoán UT TTL.

nhân gây tử vong thứ 5 trong số các bệnh ung thư  ở  nam  trên  thếgiới.  Trong  năm  2012  có khoảng 1.112.000  trường  hợp  UT  TTL và 308.000  tường  hợp  tử  vong  trên  thế  giới1.  Tại Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng một số tác giả đã nhận thấy rằng mặc dù tỷ  lệ  xuất  hiện  của  UT  TTL  là  tương  đối  thấp nhưng đang có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây. Theo các số liệu mới được công bố dựa trên bản báo cáo của các bệnh viện trong cả nước,  tỷ  lệ  mắc  UT  TTL  đã  tăng  gấp  đôi  từ 2.2/100000 đàn ông năm 2000 đến 4.7/100000 đàn ông năm 20102. Chẩn đoán UT TTL hiện nay đầu tiên dựa vào sàng lọc nồng độ PSA trong máu và sinh thiết TTL qua đường trực tràng. Xét nghiệm PSA có độ đặc hiệu  thấp  chỉ  khoảng  36%  vì  một  số  các  tổn thương lành tính cũng có thể làm tăng PSA máu3. Sinh thiết TTL qua đường trực tràng là một thủ thuật xâm lấn, có thể sót các tổn thương ở vị trí sâu,  không  điển  hình,  giá  trị  dự  báo  âm  tính khoảng 70-80%4. Do đó cần thiết phải có một phương tiện thăm khám khác bổ sung cùng. Theo một số nghiên cứu cộng hưởng từ (MRI) có giá trị rất cao trong chẩn đoán UT TTL vời độ nhạy từ 69-95%, độ đặc hiệu từ 63-96%, độ chính xác 68-92%, giá trị dự báo dương tính 75-86%, giá trị dự báo âm tính 80-95%5. Tuy nhiên, các kĩ thuật chụp, thuật ngữ mô tả các tổn thương, các tiêu chuẩn chẩn đoán lại có sự khác nhau giữa các quốc gia, các bácsỹ lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) MRI. Vì vậy, Hội Điện quang Tiết nịêu Sinh dục Châu Âu (ESUR) đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống dữ liệu và báo cáo kết quả MRI TTL  PI-RADS  (Prostate  Imaging  Reporting  and Data System), xuất bản lần đầu tiên năm 20126.Tại bệnh viện K, phân loại PI-RADS đã được áp dụng và đạt được hiệu quả cao trong chẩn đoán cũng như điều trị UT TTL. Tuy nhiên, với đặc  thù  bệnh  viện  tuyến  trung  ương  chuyên ngành ung thư, đa số các bệnh nhân (BN) khi đến khám hoặc nhập viện đã được chẩn đoán UT TTL  giai  đoạn  lan  tỏa.  Để  tầm  soát  cũng  như điều trị sớm khi tổn thương vẫn trong giai đoạn khu trú, việc chụp MRI và đánh giá phân loại PI-RADS có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện UT TTL. Chính vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Giá trị của phân loại PI-RADS với các tổn thương khu trú trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt tại bệnh viện K”

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment