GIÁ TRỊ NỒNG ĐỘ MR-proANP TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG TRÊN BỆNH NHÂN KHÓ THỞ CẤP
GIÁ TRỊ NỒNG ĐỘ MR-proANP TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG TRÊN BỆNH NHÂN KHÓ THỞ CẤP.Khó thở là một trong những tình trạng cấp cứu nội khoa thường gặp nhất tại các đơn vị cấp cứu. Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý tim và phổi chiếm khoảng 73% các trường hợp khó thở nhập vào khoa cấp cứu [104].Khó thở cấp tính là triệu chứng chính của suy tim sung huyết và hầu hết các nguyên nhân bệnh phổi. Tình trạng khó thở do tim như suy tim cấp và khó thở do bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi thường rất khó phân biệt do sự chồng chéo về tiền sử cũng như triệu chứng lâm sàng, nhất là ở đối tượng người cao tuổi. Các bác sĩ khoa cấp cứu cần phải có chẩn đoán nhanh nguyên nhân khó thở do tim hay không do tim để có hướng điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân (BN).Nổi bật nhất trong các nguyên nhân gây khó thở là do bệnh lý tim mạch.
Bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong số một trên toàn cầu [18]. Trong các bệnh lý tim mạch, suy tim cấp là tình trạng nặng rất thường gặp, với tỷ lệ tửvong khá cao. Theo thống kê mới nhất năm 2014 [15], trên thế giới có 26 triệu người suy tim, 1 – 2% chi phí chăm sóc sức khỏe dành cho suy tim ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ngoài ra, 74% bệnh nhân suy tim bị ít nhất một bệnh lý đi kèm.
Trong một nghiên cứu của Ambrosy, hàng năm có trên 1 triệu bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp và thời gian nằm viện trung bình 5 đến 10 ngày [18]. Nhiễm trùng (đặc biệt nhất là viêm phổi) [13] là một yếu tố khởi phát suy tim cấp thường gặp nhất. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải nhận biết được trường hợp khó thở do viêm phổi trên nền bệnh nhân không có suy tim hay là suy tim nặng lên do đợt nhiễm trùng phổi là rất quan trọng.Hoạt hóa hệ thần kinh – nội tiết giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì tuần hoàn của cơ thể trên bệnh nhân suy tim [47]. Trong quá trình đó có sự bài tiết các peptide bài natri của tâm nhĩ (Atrial Natriuretic peptide: ANP), nhằm đáp ứng với tình trạng tăng tải về thể tích và/hoặc áp lực của tim. Năm 1981Bold 2và cộng sự (CS) [33] đã phát hiện ra ANP, và mô tả tim như là một cơ quan nội tiết. ANP là viết tắt của A-type natriuretic peptide (peptide bài niệu type A).Vì peptide này xuất phát từ tâm nhĩ nên có chữ A (Atrial – thuộc tâm nhĩ).
Sau đó, có nhiều nghiên cứu về loại peptide này và đưa dến nhận định chung là ANP có vai trò quan trọng trong duy trì tuần hoàn trong cơ thể. ANP được dự trữ dưới dạng tiền hormone (prohormone). Trong quá trình phóng thích từ tế bào, prohormone này phân chia thành ANP và N-terminal-proANP [30]. Từ lâu, người ta đã biết nồng độ NT-pro Atrial natruretic peptide (NT-proANP) tăng cao trong suy tim; nồng độ peptide này có mối tương quan nghịch với phân suất tống máu (Ejection fraction: EF), và tương quan thuận với mức độ trầm trọng của suy tim [108]. Ngày nay, trên thế giới cá c bác sĩ tim mạch đều sử dụng giá trị của NT-proANP để phục vụ cho công tác chẩn đoán, tiên lượng và điều trị suy tim tốt hơn. Tuy nhiên, NT- ProANP bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong tuần hoàn như bị thoái hóa bởi enzym, tương tác với một số protein khác trong máu… Chính vì thế, người ta tìm cách khắc phục những nhược điểm này bằng việc sử dụng phương pháp miễn dịch mới phát hiện đoạn peptide trong phân tử NT-proANP có tên là Midregional-proANP: MRproANP peptide này có khoảng 38 acid amin (aa). Trước đây, trong các phòng xét nghiệm chỉ định lượng được NT-proANP, nhưng với sự phát triển của kỹ thuật, người ta đã xác định được MR-proANP trong máu từ đó giúp ích cho lâm sàng nhiều hơn trong việc chẩn đoán nguyên nhân cũng như tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhập viện vì khó thở.
Hơn nữa, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ dấu sinh học vùng giữa này (MR-proANP) không những giúp cho bác sĩ lâm sàng chẩn đoán nguyên nhân khó thở cấp do suy tim mà còn dự hậu được khả năng sống còn của bệnh nhân. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, thì xét nghiệm này chưa được nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt trên quần thể bệnh nhân nhập khoa cấp cứu với triệu chứng khó thở. 3
Như vậy, vấn đề cần đặt ra là cần phải xác định nguyên nhân khó thở cấp do suy tim hay viêm phổi. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: giá trị nồng độ MR-proANP trong chẩn đoán và tiên lượng trên bệnh nhân khó thở nhập khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi nghiên cứu:
1. Bệnh nhân nhập viện vì khó thở do bệnh lý suy tim, viêm phổi, nồng độ MR-proANP là bao nhiêu? Có khác gì so với một vài nghiên cứu trên thế giới hay không?
2. Ở ngưỡng giá trị nào của xét nghiệm MR-proANP có thể chẩn đoán phân biệt khó thở do suy tim hay viêm phổi? Và dựa vào kết quả xét nghiệm nàycó thể tiên lượng được khả năng sống còn ngắn hạn, dài hạn cho BN hay không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ NỒNG ĐỘ MR-proANP TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG TRÊN BỆNH NHÂN KHÓ THỞ CẤP
1) Xác định nồng độ MR-proANP trên bệnh nhân khó thở do suy tim, viêm phổi, suy tim kèm viêm phổi.
2) Xác định giá trị của MR-proANP trong chẩn đoán khó thở do suy tim
3) Xác định giá trị của MR-proANP trong theo dõi tử vong trên các nhóm đối tượng trên
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………. 1.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………. 5.
1.1. Tổng quan khó thở cấp ………………………………………………………………….. 5.
1.2. Tổng quan khó thở trong suy tim cấp ………………………………………………. 7.
1.3. Tổng quan khó thở trong bệnh lý viêm phổi ……………………………………. 13.
1.4. Tổn thương cơ tim trong nhiễm trùng …………………………………………….. 18.
1.5. Tổng quan ANP và MR-proANP …………………………………………………… 21.
1.6. Tổng quan vai trò của một số peptide bài natri niệu khác trong suy
tim cấp ……………………………………………………………………………………………… 36.
1.7. Các nghiên cứu về vai trò nồng độ MR-proANP liên quán đến luận án 39.
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …….. 45.
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………….. 45.
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………. 46.
2.3. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………… 55.
2.4. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………………….. 58.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………….. 59.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ …………………………………………………………………… 60.
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………….. 60.
3.2. Đặc điểm nồng độ MR-proANP trong nghiên cứu …………………………… 64.
3.3. Giá trị xét nghiệm MR-proANP trong chẩn đoán suy tim …………………. 75.
3.4. Đặc điểm nồng độ MR-proANP trong tiên lượng tử vong trên bệnh nhân
khó thở cấp ……………………………………………………………………………………….. 77.
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 91.
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………….. 91.
4.2. Đặc điểm nồng độ MR-proANP trong nghiên cứu …………………………… 98.
4.3. Giá trị xét nghiệm MR-proANP trong chẩn đoán suy tim ……………….. 110.
4.4. Đặc điểm nồng độ MR-proANP trong tiên lượng tử vong trên BN
khó thở cấp ……………………………………………………………………………………… 112.
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………. 121.
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………….. 122.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Xuân Trường, Nguyễn Chí Thanh (2016), “Giá trị của xét nghiệm MR-proANP trong tiên lượng tử vong ngắn hạn trên bệnh nhân khó thở cấp”. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản tập 20, số 1, trang 17-21.
2. Lê Xuân Trường, Nguyễn Chí Thanh (2016), “ Vai trò của MR-proANP trong chẩn đoán phân biệt khó thở do tim và hô hấp tại khoa cấp cứu”. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản tập 20, số 1, trang 22-26.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TIẾNG VIỆT
1./ Ngô Quý Châu, Nguyễn Thanh Hồi, Trần Thu Thủy (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng viêm phổi mắc phải cộng đồng điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học thực hành, Công trình nghiên cứu khoa học hội nghị bệnh phổi toàn quốc, Cần Thơ 6-2005, Bộ Y Tế, số 513/2005, tr.126-131.
2./ Tạ Mạnh Cường (2011), “Natriuretic peptides và suy tim”, Y học thực hành, 2, tr 51-56.
3./ Nguyễn Tiến Đức (2016), Nghiên cứu nồng độ Brain natriuretic peptide
(BNP) huyết thanh ở bệnh nhân phù phổi cấp do tim được thở máy áp lực dương không xâm lấn, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược – Huế, tr. 63-110
4./ Lê Trường Giang (2011), “Các giá trị đặc trưng trong thống kê học”, Thống kê Y học, Nhà xuất bản Y học Hồ Chí Minh, tr. 50-54.
5./ Trần Ngọc Thái Hòa, Trần Văn Ngọc (2011), “Vai trò NT-proBNP trong chẩn đoán khó thở cấp”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 15(1), tr. 320-324.
6./ Trần Thị Bích Hương (2004), “Vai trò của creatinin huyết thanh trong thăm dò chức năng lọc cầu thận”, Y học TP.HCM, 8(2), tr. 43-49.
7./ Trần Thị Bích Hương (2010), “Ứng dụng eGFR trong thực hành lâm sàng đánh giá chức năng lọc cầu thận”, Y học TP.HCM, 2(14), tr. 60-608.
8./ Đặng Vạn Phước (2015), “Sinh lý bệnh suy tim”, Suy tim trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, tr. 15 – 62.
9./ Nguyễn Ngọc Rạng (2012), “Thống kê Y học”, Thiết kế nghiên cứu & Thống kê Y học, NXB Y học, tr. 136-183.
10./ Lê xuân Trường và CS (2015), Những xét nghiệm hóa sinh hiện đại sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, tr. 18-93.
11./ Nguyễn Văn Tuấn (2008), “Ước tính cỡ mẫu”, Y học Thực chứng, Nhà xuất bản Y học, tr. 93-95.
12./ Nguyễn Thành Tuyên, Nguyễn Hoàng Minh Phương (2011), “Nghiên cứu rối loạn chức năng thận trên bệnh nhân suy tim cấp”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học bệnh viện An Giang, tr. 166-171.
13./ Vũ Hoàng Vũ, Châu Ngọc Hoa (2015), “Chẩn đoán suy tim”, Suy tim trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr. 35
Nguồn: https://luanvanyhoc.com