Giá trị thăm khám tầng sinh môn, chẩn đoán hình ảnh trong xác định đường rò trực tràng niệu đạo
Giá trị thăm khám tầng sinh môn, chẩn đoán hình ảnh trong xác định đường rò trực tràng niệu đạo
Ngô Duy Minh, Nguyễn Thanh Liêm, Phạm Duy Hiền, Trần Anh Quỳnh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Xác định giá trị của thăm khám tầng sinh môn, chụp X – quang túi cùng trực tràng, chụp bàng quang – niệu đạo trong lúc tiểu, chụp cộng hưởng từ (MRI) và nội soi bàng quang – niệu đạo trong chẩn đoán rò trực tràng – niệu đạo. Tất cả bệnh nhân teo hậu môn rò trực tràng – niệu đạo được xác định trong mổ thì 2, từ 06/2018 đến 6/2020 tại khoa ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả nghiên cứu cho thấy 92,9% rò trực tràng – niệu đạo tiền liệt tuyến biểu hiện vết tích hậu môn phẳng, 94,1% rò trực tràng niệu đạo hành biểu hiện vết tích hậu môn lõm. 75,6% trường hợp xác địnhđường rò bằng chụp XQ túi cùng trực tràng. So với chụp XQ túi cùng trực tràng, chụp bàng quang – niệu đạo trong lúc tiểu có tỷ lệ phát hiện đường rò thấp hơn (66,7%), chụp MRI và nội soi bàng quang có tỷ lệ phát hiện đường rò cao hơn lần lượt là 93,3% và 95,6%. So với chụp XQ túi cùng trực tràng, chụp MRI và nội soi bàng quang – niệu đạo có tỷ lệ phát hiện đường rò cao hơn.
Teo hậu môn với lỗ rò trực tràng – niệu đạo là khiếm khuyết phổ biến nhất trong các thể loại dị tật hậu môn trực tràng ở nam giới, rất hiếm gặp ở nữ giới. Lỗ rò có thể nằm ở phần dưới (niệu đạo hành) hoặc phần cao hơn (tiền liệt tuyến) của niệu đạo, thường có các dị tật khác đi kèm.1, 2 Điều trị dị tật này trải qua ba thì: Làm hậu môn nhân tạo, tạo hình hậu môn và đóng hậu môn nhân tạo.2Vai trò của xác định đường rò rất quan trọng, tác giả Levitt cho rằng: Cố gắng phẫu thuật sửa chữa mà không có thông tin quan trọng về vị trí đường rò làm tăng đáng kể tổn thương đối với cổ bàng quang, niệu đạo, túi tinh, niệu quản, ống dẫn tinh và tuyến tiền liệt.2Nhiều tác giả trên thế giới nhận thấy việc chẩn đoán chính xác vị trí đường rò cần dựa vào thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng như chụp túi cùng trực tràng, chụp bàng quang – niệu đạo trong lúc tiểu, chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi bàng quang – niệu đạo… để quyết định phương pháp phẫu thuật phù hợp.3 – 7Tại việt nam, chẩn đoán vị trí đường rò trực tràng – niệu đạo chủ yếu dựa vào chụp XQ túi cùng trực tràng, tuy nhiên phương pháp này còn nhiều hạn chế, các phương pháp chẩn đoán khác chưa được áp dụng rộng rãi.Đến nay, thăm khám tầng sinh môn và các phương pháp cận lâm sàng trên đã được tiến hành thường qui tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Mặc dù vậy chưa có báo cáo về giá trị của các phương pháp chẩn đoán trên.
Giá trị thăm khám tầng sinh môn, chẩn đoán hình ảnh trong xác định đường rò trực tràng niệu đạo