Giải phẫu động mạch vành trên chụp cắt lớp vi tính 64 lớp
Luận văn Giải phẫu động mạch vành trên chụp cắt lớp vi tính 64 lớp.Bệnh tim mạch hiện được coi là “kẻ giết người số một”, trong đó bệnh mạch vành tim là nguyên nhân gây chết phổ biến. Tỷ lệ mắc bệnh ở Châu Âu 3 – 5%, tỷ lệ tử vong 17 – 31%, ở các nước Bắc Mỹ tỷ lệ trên là 711% và 31-33% [6]. Ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh mạch vành năm 1991 là 3% và nhồi máu cơ tim là 1%. Năm 1996 tỷ lệ này là 6,05% và năm 1999 là 9,5% [6]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy trong giai đoạn 2003 – 2008 chỉ nói riêng tăng huyết áp gặp ở 25% số người trưởng thành [6]
Cơ tim là loại cơ vân đặc biệt trong cơ thể, cần nhiều năng lượng để hoạt động do đó mạch máu nuôi dưỡng cho cơ tim có nhiều biến đổi để đáp ứng nhu cầu năng lượng [13]. Các NC về mạch vành trên thế giới đã có từ trước công nguyên. Tuy nhiên, những nghiên cứu này, cho dù ở khoảng đầu thế kỷ XIX, vẫn chưa đưa ra được những mô tả chi tiết và chính xác về hệ thống động mạch vành. Một trong các nguyên nhân của hạn chế đó là phương pháp NC có được trong khoảng thời gian này chỉ là phẫu tích xác. Hoàng Văn Cúc cũng đã thực hiện NC các ĐMV với một số lượng khá lớn [5]. Phương pháp NC của tác giả là làm khuôn đúc ĐM, phương pháp NC này đã mang mang lại kết quả có độ tin cậy hơn so với việc phẫu tích [5],[10].
Trên tực tế lâm sàng, các kỹ thuật hình ảnh khác nhau như: Siêu âm, CLVT, cộng hưởng từ, chụp mạch can thiệp, ngay cả kỹ thuật xạ hình, PET, SPECT … ngày một phát triển đã đóng góp trực tiếp, gián tiếp trong tạo ảnh mạch vành. CLVT là một kỹ thuật phát triển nhanh chóng những năm gần đây, đặc biệt sau khi CLVT xoắn ốc ra đời cùng với các công nghệ đa lớp cắt, việc tạo ảnh hệ mạch vành tim ngày càng được ứng dụng rộng rãi, nhất là từ khi có CLVT thế hệ 16 dãy (từ cuối 2002-2003), độ nhậy và độ đặc hiệu trong đánh giá bệnh lý mạch vành nói chung cũng như trong đánh giá cấu trúc
ĐMV nói riêng là rất cao. Kể từ khi CLVT 64 lớp ra đời (cuối 2005), là một bước ngoặt thực sự, hàng loạt các công trình NC của các tác giả trên thế giới và trong nước (Andrew [18], Fillippo [26], Hoàng Thị Vân Hoa [4], với việc cải thiện về độ phân giải thời gian (đạt tới 80-65ms), độ dầy lớp cắt 0.625mm, tốc độ vòng quay 0.35-0.33s cùng với các phần mềm ứng dụng … khả năng tạo ảnh mạch vành của CLVT đã cho phép cạnh tranh với một kỹ thuật tạo ảnh mạch máu được coi là tiêu chuẩn vàng, đó là chụp mạch qua ống thông. Thậm chí trong đánh giá một số bất thường giải phẫu CLVT 64 lớp còn tỏ ra vượt trội hơn do có được hình ảnh với sự tương quan của hệ mạch và cấu trúc giải phẫu lân cận.
Việc đánh giá cấu trúc Giải phẫu hệ ĐMV có ý nghĩa quan trọng trong thực hành . Nó làm cơ sở trong việc đánh giá, tiên lượng các yếu tố nguy cơ cao, thậm chí nguy cơ đột tử. Đồng thời còn phản ánh được các ca có các bất thường Giải Phẫu ĐMV, trong các bệnh lý tim mạch, nhất là tránh được can thiệp mạch vành qua ống thông không cần thiết, khi không thấy các bệnh lý như hẹp mạch trên hình ảnh CLVT.
CLVT 64 lớp vào Việt Nam từ cuối 2005, đã có nhiều công trình NC cho thấy các ưu điểm của phương pháp này trong bệnh lý toà thân nói chung, bệnh lý tim mạch nói riêng tuy nhiên chúng ta chưa có một công trình nào đề cập tới giá trị của CLVT trong đánh giá Giải Phẫu hệ mạch vành tim.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu Giải phẫu hệ động mạch vành trên hình ảnh chụp CLVT 64 lớp với những mục tiêu sau:
1. Xác định khả năng hiện ảnh các đoạn và các nhánh của ĐMV trên hình ảnh CLVT 64 lớp.
2. Xác định một số biến đổi Giải phẫu của ĐMV trên hình ảnh CLVT 64 lớp.