Giải phẫu gan và ứng dụng trong cắt lớp vi tính
Gan nằm ở tầng trên mạc treo đại tràng ngang, trong ô dưới hoành phải và phần lớn ô thượng vị, nằm sát ngay bên dưới cơ hoành phải (ngoại trừ trong trường hợp đảo ngược phủ tạng), mạng sườn P phủ gần hết gan P và một phần gan T.
Hình 1.1: Vị trí và diện đối chiếu của gan (hình từ sách GP GS Nguyễn Quang Quyền)
2. Kích thước và trọng lượng
Gan nặng khoảng 1400 g -1800 g ở nam giới, 1200 g- 1400 g ở nữ giới. . Đường kính ngang lớn nhất của gan khoảng từ 20-22 cm, chiều cao lớn nhất (ở phần sát bờ bên P) khoảng 15-17 cm, bề dày của phần tương ứng cực trên thận P là khoảng 10-12 cm.
3. Hình thể ngoài và liên quan
Nhìn bên ngoài thì gan có mầu đỏ nâu trơn bóng; nắn có mật độ chắc, nhưng dễ lún, dễ bị nghiền nát và dễ vỡ. Hình dạng gan thay đổi ít nhiều theo thể tạng, nhìn chung thì gan có dạng hình nêm mà phần nhọn của hình nêm tương ứng với bờ trước và bên T của gan.
3.1. Mặt trên (mặt hoành)
Mặt trên áp sát ngay dưới cơ hoành và có dạng hình vòm với phần cong lồi hướng lên trên, sang phải và ra sau; mặt trên gan được chia ra 4 phần :
+ Phần trên tương đối phẳng, áp sát một phần dưới vòm hoành nhờ vào dây chằng liềm, qua cơ hoành phần trên gan liên quan với đáy phổi P, màng tim và màng phổi và đáy phổi T.
+ Phần trước có một diện tiếp xúc với thành bụng trước, trên bề mặt gan phần
trước có rãnh của dây chằng liềm và rãnh này kéo dài ra phía trước đến tận bờ dưới gan, nơi đây dây chằng tròn chạy từ rốn lên và tiếp tục đi vào trong nhu mô gan đến tiếp nối với nhánh trái tĩnh mạch cửa.
+ Phần phải của mặt trên gan là phần gan nhìn sang P, đây là vùng mà mặt hoành đối diện với các cung sườn VII đến XI bên P. Phần P cách mạn sườn bởi cơ hoành, màng phổi và bờ mỏng của đáy phổi P .
+ Phần sau là phần nhỏ nhất của mặt hoành, có hình tam giác với phần rộng ở bên P và phần hẹp ở bên T, nơi đây có vùng trần của gan và thuỳ đuôi. Vùng trần là phần gan tiếp xúc trực tiếp với cơ hoành không có lá phúc mạc bao phủ, giới hạn trên của vùng trần là lá trên của dây chằng vành, còn giới hạn dưới của vùng trần là lá dưới của dây chằng vành, lá dưới của dây chằng vành này gập lại để tiếp nối với lá phúc mạc thành sau(hình 1.2 và 1.3).
Hình 1.2: mặt trên của gan (hình từ [5] )
3.2. Mặt dưới hay còn gọi là mặt tạng
• */
Mặt dưới hướng sang bên trái xuống dưới, được gọi là mặt tạng bởi trên mặt này liên quan mật thiết với các tạng như dạ dày, tá tràng, đại tràng, thượng thận và thận, thậm chí các tạng này để lại các ấn lõm do các tạng tựa vào gan. Một đặc điểm nổi bật ở mặt dưới của gan là sự hiện diện hai rãnh dọc và một rãnh ngang tạo nên hình chữ H, các rãnh này được mô tả như sau:
+ Rãnh dọc P tạo nên bởi giường túi mật ở phía trước và rãnh tĩnh mạch chủ ở phía sau, giữa giường túi mật và rãnh tmcd là mõm đuôi của thùy đuôi.
+ Rãnh dọc T có hai phần; phần trước là rãnh của dây chằng tròn, đây là di tích của tĩnh mạch rốn bị tắc lại; phần sau là rãnh của dây chằng tĩnh mạch, là di tích của tĩnh mạch Arantius nối tắt giữa tĩnh mạch rốn qua tĩnh mạch cửa T với tĩnh mạch chủ dưới trong thời kỳ bào thai.
1. Vị trí và đối chiếu 1
2. Kích thước và trọng lượng 1
3. Hình thể ngoài và liên quan 1
3.1. Mặt trên 1
3.2. Mặt dưới 2
3.3. Bờ gan 3
4. Cấu trúc gan 3
4.1. Bao gan 3
4.2. Nhu mô gan 4
5. Phân chia thùy gan 5
5.1. Phân chia thùy gan theo hình thể bên ngoài 5
5.2. Phân chia gan thành thành các phần có cấp máu và dẫn lưu mật riêng biệt 5
6. Các thành phần mạch máu, ống mật của gan 13
6.1. Tĩnh mạch cửa 13
6.2. Động mạch gan 15
6.3. Tĩnh mạch gan 17
6.4. Đường mật 20
Phần II : Giải phẫu gan ứng dụng trong khảo sát cắt lớp vi tính
1. Khảo sát hình thái gan bằng CLVT 21
2. Khảo sát các cấu trúc mạch máu, đường mật qua CLVT 25
2.1. Hê thống tĩnh mạch cửa 26
2.2. Hê thống động mạch gan 27
2.3. Hê thống tĩnh mạch gan 28
2.4. Hê thống đường mật 29
3. Phân chia thùy gan 30
3.1. Phân thùy theo quan điểm cổ điển 30
3.2. Phân thùy gan thành các phần có sự cấp máu và dẫn lưu mật riêng biệt 31
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích