Giám sát hiệu lực điều trị của artesunat trên bệnh nhân sốt rét p. falciparum chưa biến chứng và sự nhạy cảm của P. falciparum với artemisinin
Đề tài cấp Bộ :Giám sát hiệu lực điều trị của artesunat trên bệnh nhân sốt rét p. falciparum chưa biến chứng và sự nhạy cảm của P. falciparum với artemisinin in vitro ồ nông trường cao su Phú Riềng, tỉnh Bình Phước.Artemisinin được các nhà khoa học Trung Quốc chiết xuất vào năm 1972 từ lá cây Artemisia annua L và đến nãm 1979 thuốc chính thức được đưa vào sử dụng. Artemisinin là một secquiterpene lactone với cầu nối peroxide có khả năng ô xy hoá cao và có hoạt tính chống sốt rét [2]. Thuốc có khả năng điều trị được P. falciparum kháng thuốc và đa kháng thuốc. Artemisinin có tác dụng hoàn toàn khác với các thuốc SR hiện có, là một trong những quan tâm hàng đầu không chỉ riêng của Việt Nam mà là của nhiều nước trên thế giới.
Những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên được tiến hành ở Trung Quốc, sau đó ở Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và một số nước ở châu Phi. Các kết quả nghiên cứu đều chứng minh rằng thuốc cắt sốt và cắt ký sinh trùng nhanh hơn các thuốc SR khác. Do những ưu điểm đó mà thuốc được dùng rộng rãi trong cộng đồng ở vùng lưu hành, nơi khó mà kiểm soát được, dẫn đến điều kiện thuận lợi cho KST phát triển kháng thuốc. Gần đây một số NC về ART cho biết:
– Đã tạo được chủng p.falciparum [29] và p. yoelii kháng ART trên thực
nghiệm [40].
– ở Thái Lan, kết quả giám sát hiệu lực ART in vitro từ năm 1993-1999 cho thấy đáp ứng của các phân lập với ART không thay đổi [53], Nhưng một thử nghiệm lâm sàng đã phát hiện hai bệnh nhân giảm đáp ứng với artesunat [36],
– Tại Trung Quốc, giám sát hiệu lực AS in vitro ở tỉnh Yunan từ năm 1988-1999 cho biết các phân lập đã giảm nhạy [53].
Năm 1997, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị: Giám sát KST SR kháng thuốc ART là trách nhiệm của chương trình Quốc gia phòng chống SR và nên được thực hiện ở những vùng trọng điểm một cách đều đặn và lặp đi lặp lại. Đáp ứng của bệnh nhân với phác đổ điều trị chuẩn nên được theo dõi để phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào có thể là dấu hiệu của sự giảm nhạy cảm thuốc của KST [50].
2. Tình hình giám sát hiệu lực điều trị của artesunat ở trong nước
ở Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, thuốc ART và dẫn chất được dùng để điều trị SR falciparum ở tất cả các tuyến của những vùng lưu hành SR.
Viện Sốt rét – KST – CT TƯ đã tiến hành giám sát hiệu lực thuốc ART và AS ỉn vỉvo và ỉn vitro từ năm 1997 – 2001 tại nông trường 11, xã Phú Trung, Công ty Cao su Phú riềng. Kết quả đã khẳng định chưa có kháng những thuốc ART trên lâm sàng, nhưng tỷ lệ tái phát cao với phác đồ 5 ngày từ 36-45% đã được ghi nhận [7,9,17,20].
Trước thực trạng sử dụng thuốc rộng rãi, thiếu kiểm soát, tỷ lệ tái phát cao của phác đồ 5 ngày, thêm vào đó là việc đã tạo được chủng kháng cao với ART trong la bô và theo khuyên nghị của WHO, chúng tôi tiến hành giám sát sự nhạy cảm của P.falciparum với thuốc AS bằng kỹ thuật in vivo và in vitro.
3. Tính câ’p thiết của đề tài
Việc xác định một phác đồ điều trị vẫn duy trì, hóặc đã giảm, hoặc đã mất hiệu lực là hết sức cần thiết vì: Nếu tiếp tục sử dụng những phác đồ đã giảm hoặc đã mất hiệu lực sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ mắc, tỷ lệ SR ác tính, tăng các vụ dịch SR và tăng tỷ lệ tử vong.
4. Giả thiết nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu giả thuyết cho rằng: Dưới áp lực thuốc không đầy đủ do việc sử dụng thuốc một cách rộng rãi, không đủ liều và thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến kháng thuốc.
5. Mục tiêu nghiên cứu:
1) Xác định độ nhạỵ cảm của p.falciparum với artemisinin in vitro
2) Xác định hiệu lực điều trị của artesunat với bệnh nhân sốt rét P.falciparum chưa biến chứng.
MỤC LỤC
Phần A: Tóm tát các kết quả
1. Kết quả nổi bật của đề tài 1
2. Ap dụng vào thực tiễn 1
3. Đánh giá thực hiện đề tài 1
4. Các ý kiến đề xuất 2
Phần B: Nội dung báo cáo chi tiết
I. Đặt vấn đề 3
1. Tinh hình giám sát hiệu lực điều trị ở ngoài nước 3
2. Tình hình giám sát hiệu lực điều trị ở trong nước 4
3. Tính cấp thiết của đề tài 4
4. Giả thuyết nghiên cứu 4
5. Mục tiêu nghiên cứu 4
II. Tổng quan
1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5
1.1. Điều trị sốt rét chưa biến chứng 5
1.2. Điều trị sốt rét nặng 6
1.3. Như một thuốc diệt giao bào 7
1.4. Kháng thuốc 7
2. Tinh hình nghiên cứu trong nước 8
2.1. Hiệu lực in vi tro 9
2.2. Điều trị sốt rét chưa biến chứng 10
2.3. Điều trị sốt rét nặng 10
2.4. Như một thuốc diệt giao bào 10
2.5. Kháng thuốc 10
III. Đối tượng và phươns pháp
1. Địa điểm và đặc điểm nơi nghiên cứu 11
2. Thời gian 12
3. Nguyên liệu 12
4. Đối tượng 12
5. Phương pháp 13
5.1. Thiết kế nghiên cứu 13
5.2. Mô tả phương pháp 15
IV. Kết quả 20
1. Kết quả điều tra cắt ngang 20
2. Nghiên cứu in vitro 21
2.1. Đáp ứng của p.falciparum với ART in vitro 21
2.2. Đáp ứng của p.falciparum tái phát với ART in vitro 23
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả ART ỉn vitro 25
3. Nghiên cứu in vivo 27
3.1. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu 27
3.2. Kết quả điều trị 28
3.3. Thời gian cắt sốt 29
3.4. Thời gian cắt ký sinh trùng 30
3.5. Bệnh nhân có ký sinh trùng lại 31
V. Bàn luận 32
VI. Kết luận 38
VII. Kiến nghị 38