GIẢM TIỂU CẦU SƠ SINH TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 10/2005 ĐẾN 04/2006

GIẢM TIỂU CẦU SƠ SINH TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 10/2005 ĐẾN 04/2006

 GIẢM TIỂU CẦU SƠ SINH TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 10/2005 ĐẾN 04/2006

Lê Thị Châu*, Lâm Thị Mỹ**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở trẻ sơ sinh có giảm tiểu c?u máu.
Phương phá p nghiê n cứ u:  Tiề n cứ u, mô tả tạ i khoa sơ sinh bệ nh việ n Nhi Đồ ng 1 từ 10/2005 đế n 04/2006.
Kết quả:  Nghiên cứu này gồm 122 ca giảm tiểu cầu tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 10/2005 đến 04/2006, kết  quả nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ giảm tiểu cầu sơ sinh là 6,4%. Nguyên nhân thường gặp của giảm tiểu cầu sơ sinh là nhiễm trùng huyết/nhiễm trùng bào thai 72,9%. Các yếu tố nguy cơ thường gặp của giảm tiểu cầu sơ sinh là giới nam 62,3%, sanh non 47,5%, cân nặng lúc sanh nhỏ hơn 2.500 gram 51,6%, sanh ngạt 26,2%. Có 64,8% giảm tiểu cầu sau 3 ngày tuổi, chỉ có 9,8% nhập viện vì triệu chứng xuất huyết. Có 54,9% biểu hiện xuất huyết. Trong những trẻ có xuất huyết, tỉ lệ xuất huyết nặng là 7,5% (5 ca) gồm 4 ca xuất huyết nội sọ, 1 ca xuất huyết thượng thận phải. Số lượng tiểu cầu dưới 50.000/mm3là 
27,1%. Thời gian giảm tiểu cầu trung bình là 8 ngày. Có 20,5% được truyền tiểu cầu và trong số những trẻ này có 92% có số lượng tiểu cầu được nâng lên sau truyền. 
Kết luận: Giảm tiểu cầu là một rối loạn chảy máu thường gặp ở trẻ sơ sinh bệnh lý. Nên chú ý số lượng tiểu cầu ở những trẻ  sơ sinh bệnh lý cho dù trẻ có hoặc không có dấu xuất huyết. Trước một trẻ sơ sinh có giảm tiểu cầu, điều quan trọng đầu tiên là đánh giá nhiễm trùng trước khi tìm những nguyên nhân ít gặp khác.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment