Glocom cấp: chẩn đoán và điều trị glocom góc đóng
Những điểm thiết yếu cho chẩn đoán
Xuất hiện đột ngột trên người cao tuổi, đặc biệt người viễn thị và người châu Á.
Đau nhức nhiều và giảm thị lực trầm trọng.
Mắt đỏ, giác mạc đục lờ, đồng tử giãn
Nhãn cầu cứng.
Nhận định chung
Glocom góc đóng cấp diễn nguyên phát có thể chỉ xuất hiện vối sự khép của một tiền phòng hẹp sẵn, như hay thấy trên người cao túổi (do sự tăng thể tích có tính chất sinh lý của thể thủy tinh, trên người viễn thị, và người châu Á. Khoảng 1% người ngoài tuổi 35 có góc tiền phòng hẹp, nhưng nhiều người không phát triển thành glocom cấp, như vậy điều kiện này không phải là phổ biến. Góc đóng hay phối hợp với giãn đông tử và có thể xuất hiện khi ngồi trong một rạp chiếu bóng tối, khi cơ thể bị stress (do epinephrin trong tuần hoàn tăng lên) và với thuốc làm giãn đồng tử để soi đáy mắt và đôi khi do dùng thuốc toàn thân chống tiết cholin ví dụ atropin (thuốc tiền mê)
Việc làm giãn đông tử phải hết sức thận trọng khi tiền phòng bị nông (có thể xác định dễ dàng khi soi chéo bán phần trước nhãn cầu).
Glocom góc đóng cấp cũng có thể xuất hiện trong viêm màng bồ đào trước kéo dài hoặc lệch thể thủy tinh. Triệu chứng giống như trong glocom góc đóng nguyên phát nhưng cần thực hiện chẩn đoán phân biệt vì xử trí khác nhau.
Dấu hiệu lâm sàng
Bệnh nhân có cơn glocom góc đóng cấp thường đòi hỏi điều trị ngay lập tức vì đau nhức cao độ và giảm thị lực trầm trọng, mặc dù có những trường hợp bán cấp với các dấu hiệu chậm hơn. Nhìn mờ thường phối hợp đặc trưng với nhìn quầng xanh đỏ trước ánh đèn. Có khi có cả buồn nôn và đau bụng, và vì vậy glocom cấp cần được lưu ý để chẩn đoán phân biệt với đau bụng và nôn ở người cao tuổi.
Mắt đỏ, giác mạc đục lờ, đồng tử giãn vừa phải và mất phản xạ với ánh sáng. Đo nhãn áp bằng máy (hoặc sờ nán bằng ngón tay) phát hiện nhãn áp lên cao.
Chẩn đoán phân biệt
Glocom cấp cần được phân biệt với viêm kết mạc, viêm màng bồ đào cấp, và tổn thương giác mạc.
Điều trị
Nguyên phát
Trong glocom góc đóng nguyên phát, cắt mống mắt ngoại biên bằng laser thường đem lại kết qủa vĩnh viễn.
Thông thường một liều lượng độc nhất 500 mg/tĩnh mạch acetazolamid kèm theo uống 250 mg/4 lần/ngày thường là đủ. Thuốc lợi tiểu như glycerol uống và urê hay manitol tĩnh mạch (liều lượng của cả ba chất là 1-2 g/cân nặng) có thể dùng khi cần thiết.
Một khi nhãn áp bắt đầu xuống, dùng pilocarpin 4%, 1 giọt 15 phút một lần trong giờ đầu, sau đó ngày 4 lần được dùng để điều trị glocom góc ẩn. Cần xử trí mắt bên kia bằng cắt mống mắt chu biên.
Thứ phát
Trong glocom góc đóng thứ phát có thể cũng dùng acetazolamid toàn thân có hoặc không kèm theo thuốc lợi tiểu để điều trị hòa nhãn áp.
Điều trị tiếp tục phụ thuộc vào cơ chế gây bệnh.
Tiên luợng
Glocom góc đóng không được điều trị sẽ dẫn đến mù trong 2 – 5 ngày sau cơn đầu tiên.