Góp phần tìm hiểu đặc điểm vi khuẩn học và tính chát dịch tễ học của vi khuẩn bạch hầu thông qua vụ dịch 1981-1982 ở Hà Nội
Bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc và có tính chất cấp tính. Bệnh đã có từ lâu và lây lan từ nước này sang nước khác làm cho nhiều người mắc bệnh và gây nên tỷ lệ tử vong cao, nhất là thời kỳ chưa có kháng độc tố để điều trị và giải độc tố để phòng bệnh.
Tác nhân gây bệnh là một trực khuẩn (Coryne bacterium diphtheriae) do Klebs phát hiện và Loeffler phân lập (1983-1984).
Dựa vào đặc điểm sinh vật học, Anderson, Macleod và Thomson (1931) phân chia vi khuẩn bạch hầu thành 3 typ: vi khuẩn bạch hầu typ gravis, vi khuẩn bạch hầu typ Intermedius và vi khuẩn bạch hầu typ mitis. Anderson, Macloed và Thomson cho rằng triệu chứng lâm sàng nặng hay nhẹ là tuỳ thuộc vào typ vi khuẩn gây bệnh, nhưng Elbert (1965), Christie (1974) nhận xét rằng triệu chứng lâm sàng không phụ thuộc vào typ vi khuẩn gây bệnh mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có sức đề kháng của cơ thể và độc lực của vi khuẩn đóng vai trò chủ yếu. Các typ vi khuẩn bạch hầu có một vai trò rất lớn trong dịch tễ học: vi khuẩn bạch hầu typ Gravis và Intermedius thường gây nên dịch rầm rộ, còn vi khuẩn bạch hầu typ Mitis thường gây nên dịch lẻ tẻ, tán phát kéo dài và người mang mầm bệnh không triệu chứng.
Một số tác giả như Burrows (1974), Christie (1974) nhận xét rằng các typ vi khuẩn bạch hầu cũng như độc lực của vi khuẩn thay đổi tuỳ từng nơi, từng lúc do vi khuẩn bạch hầu có khả năng biến dị rất lớn.
Vai trò tác dụng của độc tố bạch hầu đối với cơ thể người cũng như động vật thí nghiệm đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước mô tả tỉ mỉ đặc biệt là sự tác động vào tuyến thượng thận và cơ tim gây nên tình trạng bệnh nặng và tử vong.
Vào quãng giữa thế kỷ XX, ở nhiều nước, số người mắc bệnh bạch hầu đã giảm nhờ ảnh hưởng của vacxin giải độc tố bạch hầu. Ở Anh, tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu tính theo 1G vạn dân, năm 1934 là 169,9, năm 1964 là G,G6; ở Mỹ, tỷ lệ đó, năm 1971 là G,22.
Ở Việt Nam, trước cách mạng tháng 8 năm 1945, bạch hầu cũng là một mối đe doạ lớn đến tính mạng của nhân dân (18). Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), nhờ sự quan tâm của Đảng, công tác y tế được phát triển, việc tiêm chủng vacxin bạch hầu được tiến hành trên quy mô rộng lớn bắt đầu từ năm 1965, do đó bệnh bạch hầu đã giảm hẳn (ở miền Bắc, tỷ lệ mắc bệnh tính theo 10 vạn dân, năm 1961 là 10,34; năm 1966 là 2,9; năm 1968 là 0,45). Sau ngày miền Nam giải phóng, trong những năm gần đây, ngành y tế nước ta đã hết sức tập trung vào việc phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn (trong đó có bệnh bạch hầu) nhằm làm giảm số lượng người mắc bệnh cũng như giảm tỷ lệ tử vong đến mức thấp nhất, nhưng do nhiều yếu tố khác nhau, tỷ lệ người mắc bạch hầu vẫn còn cao (tỉ lệ mắc bệnh tính theo 10 vạn dân, năm 1977 là 4,43; năm 1978 là 5,04) (trong toàn quốc).
Ở khu vực Hà Nội và một số vùng lân cận từ tháng 8 năm 1981 đến tháng 8 năm 1982 có tới 770 trường hợp chẩn đoán lâm sàng là bệnh bạch hầu vào điều trị tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. Vì vậy nghiên cứu để góp phần tìm hiểu đặc điểm vi khuẩn học và tính chất dịch tễ học của vi khuẩn bạch hầu là một công việc cần thiết đúng với chủ trương phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn của Bộ y tế đề ra. Để thực hiện chủ trương trên, công trình nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào những mục đính chính sau đây:
1. Dùng kỹ thuật đơn giản để sơ bộ phát hiện nhanh mầm bệnh giúp cho người thầy thuốc lâm sàng có hướng cách ly và điều trị sớm tránh lây lan.
2. Xác định typ vi khuẩn chính gây bệnh, khả năng sinh độc tố và độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc kháng sinh để góp phần thiết thực vào điều trị, bao vây và dập tắt dịch có hiệu quả hơn trong điều kiện nước ta hiện nay.
3. Xác định lứa tuổi mắc bệnh, mùa xuất hiện và đối tượng mang mầm bệnh không triệu chứng có tầm quan trọng đặc biệt để có thể giúp cho công tác phòng và chống bệnh bạch hầu.
4. Công trình này cũng nhằm cung cấp thêm cho những người làm công tác dịch tễ, xét nghiệm vi sinh vật và điều trị một số thông tin và tư liệu có tính chất hệ thống hơn về đặc điểm vi khuẩn học và tính chất dịch tễ học của vi khuẩn bạch hầu góp phần vào việc thanh toán bạch hầu theo chủ trương chung của Bộ Y tế.
Để đạt được mục đích trên, công trình tập trung nghiên cứu các mặt sau
đây:
– Nghiên cứu ý nghĩa của phương pháp nhuộm Gram về mặt sơ bộ chẩn đoán nhanh và về mặt ứng dụng cho các phòng xét nghiệm vi sinh ở tuyến quận, huyện.
– Phân lập vi khuẩn bạch hầu trên những bệnh nhân nghi là bị bạch hầu, xác định typ và khả năng sinh độc tố của vi khuẩn phân lập được.
– Xác định vai trò tác dụng invitro của một số thuốc kháng sinh
thông dụng đối với vi khuẩn bạch hầu; phân lập và xác định vi
khuẩn trên bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh penixilin G
trong 7 ngày
– Xác định lứa tuổi mắc bệnh và mùa xuất hiện bệnh.
– Xác định khả năng người mang mầm bệnh không triệu chứng và
ý nghĩa của nó.
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện tại:
– Bộ môn Vi sinh trường Đại học Y Hà Nội
– Khoa Vi sinh Y học và Khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch mai
– Bộ môn Giải phẫu bệnh trường Đại học Y Hà Nội
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG II: TỔNG QUÁT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN 4
ĐỀ BẠCH HẦU. TÌNH HÌNH BẠCH HẦU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. SƠ LƯỢC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC VÀ TÍNH CHẤT DỊCH TỄ HỌC CỦA VI KHUẨN BẠCH HẦU
1. Tổng quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề bạch hầu 4
2. Tình hình bạch hầu ở trên thế giới 6
2.1. Tình hình bạch hầu trên thế giới trước khi vacxin giải độc tố bạch
hầu ra đời 6
2.2. Tình hinh bạch hầu trên thế giới sau khi vacxin giải độc tố bạch
hầu ra đời 6-9
3. Tình hình bạch hầu ở Việt Nam 9-11
4. Sơ lược một số nét về đặc điểm vi khuẩn học và tính chất dịch
tễ học của vi khuẩn bạch hầu 11
4.1. Sơ lược một số nét về đặc điểm vi khuẩn học 11-23
4.2. Sơ lược một số nét về đặc điểm dịch tễ học 23-29
4.3. Sơ lược một số nét về điều trị đặc hiệu bệnh bạch hầu 29-30
Chương III: Đối tượng, vật liệu, phương pháp và kết quả nghiên cứu 31
1. Đối tượng 31
2. Vật liệu 31-33
3. Phương pháp nghiên cứu 33-42
4. Kết quả nghiên cứu 42
4.1. Kết quả về đặc điểm vi khuẩn học 42-53
4.2. Kết quả nghiên cứu về tính chất dịch tễ học của vi khuẩn bạch hầu 53-60
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 61-87
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 88-90
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích