Hạ Thân Nhiệt Trẻ Sơ Sinh – Phác Đồ Bộ Y Tế
1. ĐẠI CƯƠNG
– Hạ thân nhiệt là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ đẻ non, do quá trình điều hòa than nhiệt bị mất cân bằng (quá trình sinh nhiệt vàquá trình tản nhiệt).
– Quá trình sinh nhiệt: chuyển hóa và cơ cơ
– Quá trình mất nhiệt: thông qua 4 cơ chế
+ Cơ chế bay hơi
+ Cơ chế truyền nhiệt
+ Cơ chế đối lưu
+ Cơ chế bức xạ
– Định nghĩa hạ thân nhiệt: khi nhiệt độ của trẻ < 35oC (95oF) gọi là hạ thân nhiệt.
– Mức độ hạ thân nhiệt
+ Nhẹ: nhiệt độ 32 – 35oC
+ Nặng: nhiệt độ < 32oC
2. NGUYÊN NHÂN
Hạ thân nhiệt trẻ sơ sinh thường do các nguyên nhân sau:
– Trẻ đẻ non vì:
+ Tỉ lệ diện tích da/cân nặng lớn hơn trẻ đủ tháng → trẻ đẻ non dễ bị hạ thân nhiệt.
+ Lượng mỡ dưới da đặc biệt là lớp mỡ nâu ít → khả năng sinh nhiệt kém.
+ Thiếu năng lương để chuyển hóa và sinh nhiệt.
+ Dễ mắc suy hô hấp do các vấnđ ề ở phổi.
– Trẻ đẻ ngạt gây thiếu oxy cho chuyển hóa tế bào.
– Trẻ đẻ hoặc nuôi trong môi trường lạnh: nhiệt độ trong phòng lạnh, gió lùa, trẻ không được ủ ấm, áo tã bị ướt do đái, ỉa, tắm trẻ quá lâu, nước tắm lạnh.
– Cấp cứu hồi sức hoặc tiêm truyền cho trẻ trong thời gian kéo dài mà trẻ không được ủ ấm.
– Trẻ bị nhiễm trùng và bệnh lý khác làm trẻ bị cạn kiệt năng lượng và hạ thân nhiệt.
3. TRIỆU CHỨNG
– Tim mạch:
+ Giai đoạn đầu: tăng nhịp tim, co mạch ngoại biên để duy trì tưới máu cơ quan.
+ Giai đoạn sau: nhịp tim chậm, rung nhĩ, rung thất …
– Hô hấp: lúc đầu trẻ thở nhanh, hạ thân nhiệt nặng trẻ thở chậm dần và bị toan chuyển hóa.
– Thần kinh trung ương: tưới máu não giảm nên giai đoạn đầu trẻ kích thích, bứt rứt sau trẻ li bì,hôn mê, co giật…
– Thận: giai đoạn đầu trẻ tăng bài niệu, giai đoạn sau trẻ thiểu niệu, tăng ure máu, hoại tử ống thận.
– Huyết học: giảm BC, TC, rối loạn đông máu, xuất huyết phổi.
4. XỬ TRÍ
4.1. Điều trị cấp cứu các chức năng sống cơ bản
– Hô hấp:
+ Làm thông thoáng đường thở: đặt trẻ ở tư thế trung gian
+ Hỗ trợ hô hấp nếu trẻ tím tái, ngừng thở
– Tuần hoàn: truyền dịch và thuốc nếu trẻ có suy tuần hoàn
4.2. Phục hồi thân nhiệt cho trẻ
4.2.1. Hạ thân nhiệt nhẹ
– Đặt trẻ trong phòng ấm( 26-28oC), có lò sưởi hoặc đèn sưởi.
– Cởi bỏ áo tã ướt.
– Lau khô người trẻ, lau khô đờm rãi, các chất tiết.
– Áo, tã, mũ, tất tay chân ,chăn được làm ấm ở nhiệt độ 38-40oC trước khi mặc vào cho trẻ.
– Ủ ấm trẻ theo phương pháp da kề da.
– Đo thân nhiệt của trẻ 1 giờ/lần và theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm.
4.2.2. Hạ thân nhiệt nặng
– Làm tương tự như 3 bước đầu ở phần hạ thân nhiệt nhẹ.
– Đặt trẻ vào lồng ấp: đặt nhiệt độ lồng ấp cao hơn thân nhiệt trẻ 1-1.5oC.
– Kiểm tra nhiệt độ lồng ấp mỗi giờ một lần trong vòng 8 giờ đầu sau đó 3 giờ một lần.
– Đo thân nhiệt của trẻ 1 giờ một lần.
+ Nếu thân nhiệt của trẻ tăng thêm 0.5oC/1 giờ và liên tục trong 3 giờ là tiên lượng tốt. Khi thân nhiệt của trẻ ổn định trong giới hạn bình thường phải theo dõi tiếp 3 giờ /lần trong 12 giờ.
+ Nếu thân nhiệt của trẻ không tăng hoặc tăng dưới 0.5oC/ giờ → kiểm tra hệ thống sưởi, tăng nhiệt độ lồng ấp 0.5oC / giờ.
4.3. Điều trị nguyên nhân và các hỗ trợ khác
– Điều trị suy hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng.
– Đảm bảo năng lượng, dinh dưỡng:
+ Cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn bú được.
+ Nếu trẻ không bú được → cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày.
– Truyền dịch nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, theo dõi chặt đường máu, không để hạ đường máu.
Chú ý: dịch nuôi dưỡng, sữa, chế phẩm máu đều phải là mấm 40-42oC trong suốt quá trình truyền cho trẻ.
5. PHÒNG NGỪA
– Chăm sóc, quản lý tốt thai nghén để dự phòng trẻ đẻ non, đẻ ngạt.
– Đảm bảo môi trường chăm sóc trẻ phải có nhiệt độ 25-28oC, không có gió lùa, thời gian tắm trẻ < 10 phút, tã lót quần áo trẻ phải được làm ấm trước khi mặc.
– Nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh bệnh lý.