Hành vi nói dối của học sinh một số trường trung học cơ sở tại Tp. HCM
Hành vi nói dối của học sinh một số trường trung học cơ sở tại Tp. HCM.Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh (HS). Tư tưởng này đã thể hiện rất rõ trong hàng loạt nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Luật giáo dục năm 2010 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…” [4]. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và nhịp sống sôi động của thời kỳ mở cửa đang ảnh hưởng tới mỗi người trong xã hội.
Sự chuyển biến và phát triển của thời đại đã đặt ra nhiều thách thức cho xã hội, đặc biệt là công tác giáo dục thế hệ trẻ, đó là: “Làm thế nào để hình thành nhân cách ở thế hệ trẻ đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội”. Đó là vấn đề tưởng chừngnhư đơn giản, nhưng thực tế không dễ thực hiện một cách hoàn chỉnh. Dưới góc nhìn về khoa học tâm lý, quan tâm đến giáo dục đạo đức cho HS bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, trong đó nổi bật là hai vấn đề lớn. Thứ nhất là việc tìm ra các quy luật về mặt tâm lý trong sự phát triển của HS để lựa chọn các nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp nhất với các em, từ đó giúp các em hình thành những nhận thức đúng đắn, thái độ tích cực và hành vi đúng chuẩn. Thứ hai là việc phát hiện và nghiên cứu những hành vi lệch chuẩn (HVLC) để từ đó có thể can thiệp kịp thời và đưa ra các biện pháp giáo dục cho HS một cách phù hợp.
Tuổi thiếu niên được xác định vào khoảng từ 12 đến 15 tuổi, tương ứng với những năm học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS. Đây là giai đoạn đặc biệt trong cuộc sống của các em vì xảy ra đồng thời một loạt những biến đổi về sinh lý, tâm lý. Ở giai đoạn này, nguyện vọng độc lập của các em phát triển mạnh. Các em muốn người khác nhìn nhận mình như là một người lớn, muốn được bình đẳng trong quan hệ với người lớn, muốn được độc lập trong việc lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm, chuẩn mực đạo đức xã hội và phương thức hành vi. Tuy nhiên nguyện vọng của các em thường mâu thuẫn với chính khả năng thực tế, mâu thuẫn với quan điểm chưa2 thay đổi của người lớn về các em. Chính vì những mâu thuẫn đó dẫn đến quan hệ giữa các em với người lớn dễ xảy ra căng thẳng. Nếu người lớn cư xử không phù hợp thì mối quan hệ giữa các em và người lớn sẽ trở nên căng thẳng, các em thể hiện sự chống đối với những yêu cầu của người lớn. Những yêu cầu của cha mẹ, nhà trường, xã hội và thậm chí những yêu cầu của chính bản thân có thể gây ra những áp lực đối với các em. Đây là những nguyên nhân gây ra trạng thái căng thẳng, bất an và là điều kiện cho sự xuất hiện hành vi lệch chuẩn (HVLC) ở thiếu niên [16].
Theo tác giả Magda Stouthamer – Loeber, Khoa Tâm thần Đại học học Y khoa Pittsburgh (Mỹ): “Trong tất cả các HVLC, nói dối có thể được xem là một trong những hành vi đầu tiên. HVLC này có mối quan hệ với những vấn đề về hành vi khác, đặc biệt là phạm pháp. Nghiên cứu theo chiều dọc về nói dối chỉ ra cách dự đoán hành vi phạm pháp và các hình thức khác ở tuổi trưởng thành” [66]. Như vậy,nghiên cứu hành vi nói dối (HVND) chính là một trong những cách thức nghiên cứumang tính chất đón đầu và là một trong những số liệu quan trọng có khả năng dự đoán xu hướng của các HVLC khác trong tương lai.
Có thể thấy, một cách nhìn nhận đúng đắn, khoa học về thực trạng HVND ở HS THCS và những biểu hiện của nó là một điều hết sức cần thiết. Đây là cơ sở để đưa ra các biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp cho HS lứa tuổi THCS. Xuất phát từ những nguyên nhân được nêu trên, đề tài “Hành vi nói dối của học sinh một số trường trung học cơ sở tại Tp. HCM” được xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng HVND ở HS một số trường THCS tại Tp.HCM hiện nay, trên cở sở đó đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục HVND ở các em.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài như: hành vi, HVLC,
HVLCXH, HVND.
3.2. Khảo sát thực trạng HVND ở HS một số trường THCS tại Tp.HCM hiện nay. Trên cơ sở đó, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI NÓI DỐI CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ…………………………………………………………………………………..6
1.1. Lịch sử nghiên cứu về hành vi ND ở HS THCS ……………………………………….6
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài về hành vi ND ở HS THCS……………….6
1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước về HVND của HS THCS ……………………10
1.2. Lý luận nghiên cứu về hành vi ND ở HS một số trường THCS tại
Tp.HCM…………………………………………………………………………………………………..14
1.2.1. Khái niệm hành vi …………………………………………………………………………14
1.2.2. Các vấn đề về HVLC……………………………………………………………………..17
1.2.3. Các vấn đề về HVLCXH………………………………………………………………..25
1.2.4. Các vấn đề về HVND…………………………………………………………………….31
1.2.5. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản ở HS THCS……………………………………..46
1.2.6. Các biểu hiện của HVND ở HS THCS …………………………………………….49
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến HVND ở HS một số trường THCS tại
Tp.HCM………………………………………………………………………………………………. 55
Tiểu kết chương 1……………………………………………………………………………………….61
Chương 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI NÓI DỐI CỦA HỌC SINH MỘT
SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH……62
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại
Tp.HCM…………………………………………………………………………………………………..622.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng HVND của HS một số trường
THCS tại Tp.HCM …………………………………………………………………………………62
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng HVND của HS một số trường
THCS tại Tp.HCM …………………………………………………………………………………62
2.1.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu thực trạng HVND của HS một số
trường THCS tại Tp.HCM ………………………………………………………………………70
2.2. Thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại Tp.HCM ………………….73
2.2.1. Nhận thức của HS THCS về HVND………………………………………………..73
2.2.2. Thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại TP.HCM xét
theo CMXH và DSM – 4…………………………………………………………………………77
2.2.3. Cơ chế tâm lý của HVND ở HS một số trường THCS tại Tp.HCM
và các vấn đề liên quan đến HVND ………………………………………………………….88
2.2.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện HVND của HS một số
trường THCS tại Tp.HCM ………………………………………………………………………98
2.2.5. Các mức độ biểu hiện của HVND ở HS một số trường THCS tại
Tp.HCM………………………………………………………………………………………………119
2.2.6. So sánh thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại
Tp.HCM (HS tự đánh giá, xét theo CMXH) trên các phương diện ……………..120
2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến HVND của HS một số trường THCS tại
Tp.HCM………………………………………………………………………………………………125
2.2.8. Mối quan hệ giữa sự lòng tự trọng, sự cô đơn, sự căng thẳng và
HVND của HS THCS tại Tp.HCM…………………………………………………………130
2.2.9. Cách ứng xử của phụ huynh và giáo viên khi phát hiện HVND ở HS
THCS………………………………………………………………………………………………….135
Tiểu kết chương 2……………………………………………………………………………………..137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………139
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ…………………………..143
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………144
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMXH Chuẩn mực xã hội
ĐTB Điểm trung bình
HVLC Hành vi lệch chuẩn
HVLCXH Hành vi lệch chuẩn xã hội
HVND Hành vi nói dối
HK Hiếm khi
HS Học sinh
KBG Không bao giờ
TLH Tâm lý học
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TT Thỉnh thoảng
THCS Trung học cơ sở
TX Thường xuyên
RTX Rất thường xuyên
VTN Vị thành niên
XH Xã hộiDANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân biệt nói dối, lừa dối và làm dối……………………………………………………… 39
Bảng 2.1. Cách thức chấm điểm câu hỏi 1 trong bảng hỏi 1…………………………………… 64
Bảng 2.2. Cách thức quy đổi một số câu hỏi trong bảng hỏi 2 ……………………………….. 66
Bảng 2.3. Cách thức quy đổi mức độ biểu hiện HVND…………………………………………. 66
Bảng 2.4. Cách thức quy đổi điểm thang đo sự cô đơn ………………………………………….. 68
Bảng 2.5. Cách thức quy đổi điểm thang đo sự căng thẳng ……………………………………. 68
Bảng 2.6. Cách thức quy đổi điểm thang đo lòng tự trọng……………………………………… 69
Bảng 2.7. Vài nét về khách thể nghiên cứu (học sinh)……………………………………………. 71
Bảng 2.8. Vài nét về khách thể nghiên cứu (phụ huynh HS và giáo viên) ………………. 72
Bảng 2.9. Vài nét về khách thể nghiên cứu (ở các độ tuổi khác nhau) ……………………. 73
Bảng 2.10. Nhận thức của HS THCS về định nghĩa HVND ……………………………………. 73
Bảng 2.11. Nhận thức của HS về đặc điểm của nói dối……………………………………………. 75
Bảng 2.12. Nhận thức của HS về sự phân biệt HVND với các hành vi khác gần với
nói dối………………………………………………………………………………………………….. 76
Bảng 2.13. CMXH và nhận thức của HS THCS về động cơ dẫn đến HVND …………. 77
Bảng 2.14. So sánh sự khác biệt về nhận thức của HS THCS đối với động cơ dẫn
đến HVND theo biến số hạnh kiểm ………………………………………………………. 80
Bảng 2.15. CMXH và nhận thức của HS THCS về cường độ xuất hiện của HVND … 80
Bảng 2.16. Tự đánh giá của HS một số trường THCS tại Tp.HCM về HVND xét
theo tiêu chí 1 của CMXH…………………………………………………………………….. 82
Bảng 2.17. Đánh giá của phụ huynh và giáo viên về HVND của HS một số trường
THCS tại Tp.HCM xét theo tiêu chí 1 của CMXH ………………………………… 83
Bảng 2.18. Tự đánh giá của HS một số trường THCS tại Tp.HCM về HVND xét
theo tiêu chí 2 của CMXH…………………………………………………………………….. 84
Bảng 2.19. Đánh giá của phụ huynh và giáo viên về HVND của HS một số trường
THCS tại Tp.HCM xét theo tiêu chí 2 của CMXH (bảng tổng hợp 2
tiêu chí)………………………………………………………………………………………………… 85Bảng 2.20. Tự đánh giá của HS một số trường THCS tại Tp.HCM về HVND xét
theo tiêu chí 2 của DSM – 4………………………………………………………………….. 86
Bảng 2.21. Đánh giá của phụ huynh và giáo viên về HVND của HS một số trường
THCS tại Tp.HCM xét theo tiêu chí 2 của DSM – 4 (bảng tổng hợp 2
tiêu chí)………………………………………………………………………………………………… 87
Bảng 2.22. Giai đoạn chuẩn bị nói dối ở HS một số trường THCS tại Tp.HCM ………. 89
Bảng 2.23. Việc thực hiện các giai đoạn của HVND……………………………………………….. 90
Bảng 2.24. Cảm xúc của HS THCS trước, trong và sau khi nói dối …………………………. 91
Bảng 2.25. Đối tượng HS một số trường THCS tại Tp.HCM thực hiện HVND……….. 92
Bảng 2.26. Xu hướng chia sẻ thông tin của HS THCS với cha mẹ…………………………… 93
Bảng 2.27. Các hành động HS THCS nói dối để thực hiện ……………………………………… 95
Bảng 2.28. Địa điểm nói dối của HS một số trường THCS tại Tp.HCM ………………….. 96
Bảng 2.29. Hình thức nói dối của HS một số trường THCS tại Tp.HCM…………………. 97
Bảng 2.30. Biểu hiện HVND trong tự ý thức của HS THCS……………………………………. 98
Bảng 2.31. Biểu hiện HVND trong đời sống tình cảm của HS THCS …………………….100
Bảng 2.32. Biểu hiện HVND trong ý chí của HS THCS…………………………………………103
Bảng 2.33. Biểu hiện HVND trên bình diện thói quen của HS THCS …………………….105
Bảng 2.34. Biểu hiện HVND trong các mối quan hệ ở trường của HS THCS ……….107
Bảng 2.35. Biểu hiện HVND trong các mối quan hệ với bạn bè của HS THCS………109
Bảng 2.36. Biểu hiện HVND trong các mối quan hệ với gia đình của HS THCS…….111
Bảng 2.37. Kết quả so sánh theo cặp các biểu hiện HVND trong các mối quan hệ ở
trường, các mối quan hệ với bạn bè và các mối quan hệ với gia đình…….113
Bảng 2.38. Biểu hiện HVND về mặt cơ thể của HS một số trường THCS tại
Tp.HCM……………………………………………………………………………………………..113
Bảng 2.39. Biểu hiện HVND thông qua tình huống giả định 1 ……………………………….115
Bảng 2.40. Biểu hiện HVND thông qua tình huống giả định 2 ……………………………….116
Bảng 2.41. Biểu hiện HVND thông qua tình huống giả định 3 ……………………………….117
Bảng 2.42. Biểu hiện HVND thông qua tình huống giả định 4 ……………………………….117
Bảng 2.43. Biểu hiện HVND thông qua tình huống giả định 5 ……………………………….118Bảng 2.44. Các mức độ biểu hiện của HVND ở HS một số trường THCS tại
Tp.HCM……………………………………………………………………………………………..119
Bảng 2.45. Kết quả so sánh thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại
Tp.HCM trên phương diện giới tính …………………………………………………….120
Bảng 2.46. Kết quả so sánh thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại
Tp.HCM trên phương diện trường ……………………………………………………….121
Bảng 2.47. Kết quả so sánh thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại
Tp.HCM trên phương diện khối lớp……………………………………………………..122
Bảng 2.48. Kết quả so sánh thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại
Tp.HCM trên phương diện tôn giáo……………………………………………………..123
Bảng 2.49. Kết quả so sánh thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại
Tp.HCM trên phương diện hạnh kiểm………………………………………………….123
Bảng 2.50. Các yếu tố ảnh hưởng đến HVND của HS một số trường THCS tại
Tp.HCM……………………………………………………………………………………………..125
Bảng 2.51. Đánh giá chung về mối quan hệ của cha mẹ với con cái ở HS một số
trường THCS tại Tp.HCM có HVND lệch chuẩn…………………………………126
Bảng 2.52. CMXH và nhận thức của HS THCS có HVND lệch chuẩn về CMXH
đối với HVND …………………………………………………………………………………….127
Bảng 2.53. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến HVND của HS THCS……………………….129
Bảng 2.54. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa lòng tự trọng và HVND của HS
một số trường THCS tại Tp.HCM………………………………………………………..130
Bảng 2.55. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa sự cô đơn và HVND của HS
THCS tại Tp.HCM………………………………………………………………………………131
Bảng 2.56. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa sự căng thẳng và HVND của HS
THCS tại Tp.HCM………………………………………………………………………………132
Bảng 2.57. Kết quả tương quan giữa HVND, lòng tự trọng, sự cô đơn và sự căng
thẳng ở HS một số trường THCS tại Tp.HCM ……………………………………..134
Bảng 2.58. Cách ứng xử của phụ huynh và giáo viên khi phát hiện HVND ở HS
THCS…………………………………………………………………………………………………. 13
Nguồn: https://luanvanyhoc.com