HÀNH VI TỰ TỬ CỦA HỌC SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI NĂM 2019

HÀNH VI TỰ TỬ CỦA HỌC SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI NĂM 2019

HÀNH VI TỰ TỬ CỦA HỌC SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI NĂM 2019
Học viên: Nguyễn Thị Khánh Huyền
 Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Kim Ánh
Đặt vấn đề: Tự tử là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trên toàn cầu và đặc biệt hay xảy ra ở nhóm đối tượng là vị thành niên. Các hành vi tự tử được xác định bao gồm ý định tự tử, kế hoạch tự tử và tự tử bất thành. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu mô tả thực trạng các hành vi tự tử ở học sinh tại Hà Nội, Việt Nam và xác định một số yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành khảo sát 661 học sinh tại 3 trường Trung học phổ thông tại Hà Nội từ tháng 09/2019 đến tháng 09/2020. Bộ câu hỏi nghiên cứu gồm bộ công cụ “Youth Risk Behavior Surveillance System” đo lường thực trạng hành vi tự tử và thang đo “D2. Modified Depression Scale” được sử dụng để đánh giá mức độ trầm cảm của thanh thiếu niên. Thu thập số liệu được thực hiện thông qua máy tính tại 03 trường trên nền tảng website Kobotoolbox.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ ý định tự tử, kế hoạch tự tử và tự tử bất thành trong 12 tháng qua ở đối tượng nghiên cứu lần lượt là 14,2%, 5,5% và 3,0%. Kết quả từ mô hình hồi quy đa biến cho thấy một số yếu tố làm tăng khả năng có hành vi tự tử được xác định trong nghiên cứu này gồm: nhóm giới lưỡng tính (OR = 2,19), không rõ giới tính của mình (OR = 3,81), bị bắt nạt thể chất (OR = 1,84), hút thuốc (OR = 1,91), trầm cảm (OR = 1,2).
Khuyến nghị: Nhà trường cần thường xuyên giáo dục giới tính, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và tư vấn tâm lý cho học sinh. Ngoài ra, trường học cũng cần tăng cường an toàn trong trường nhằm giảm hành vi tự tử do bảo lực học đường

Leave a Comment