hảo sát sự thay đổi huyết áp bằng Holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỳ não giai đoạn cấp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên
hảo sát sự thay đổi huyết áp bằng Holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỳ não giai đoạn cấp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.Đột quỵ não (stroke) là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Đột quỵ não có thể là chảy máu não hoặc nhồi máu não, đây là một cấp cứu tim mạch – thần kinh thường rất nặng, đe dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề cho người bệnh. Tại Hoa kỳ hàng năm, có khoảng 700.000 – 750.000 người bị đột quỵ và gây tử vong cho khoảng 150.000 người. Theo thống kê tại Mỹ chi phí cho điều trị và chăm sóc đột quỵ hết khoảng 70 tỷ USD mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch [2].
Đột quỵ não có liên quan đến nhiều bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch …trong các bệnh thì tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong cơ chế bệnh sinh của đột quỵ não, thường là tăng huyết áp ác tính với con số huyết áp cao tâm thu trên 200 mmHg, tâm trương trên 110 mmHg và tăng huyết áp cũng có thể là phản ứng của đột quỵ não [2], [12].
Trong giai đoạn cấp của đột quỵ não, chỉ số huyết áp của các bệnh nhân thường có nhiều biến đổi, mặc dù bệnh nhân có thể vẫn được kiểm soát huyết áp bằng thuốc. Nhưng vấn đề kiểm soát tăng huyết áp trong đột quỵ não giai đoạn cấp còn nhiều quan điểm khác nhau, điều chỉnh trị số huyết áp trong giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị và tiên lượng bệnh. Vì huyết áp tăng cao có thể làm tăng kích thước khối máu tụ hoặc có thể làm tình trạng phù não nặng nề thêm, trong khi để huyết áp ở mức thấp sẽ gây thiếu máu não. Nhồi máu não gây rối loạn cơ chế tự điều chỉnh dòng máu, tăng huyết áp sẽ làm tăng tưới máu phần nhu mô bị tổn thương, dẫn đến phù não và đè ép tổ chức não lành. Điều này cung cấp bằng chứng đối với việc thận trọng hạ huyết áp cho những bệnh nhân tăng huyết áp bị nhồi máu não.
Ngược lại do sự co thắt mạch tại chỗ nên cần có huyết áp tăng cao để có thể tưới máu cho phần nhu mô xung quanh ổ nhồi máu đang trong tình trạng nguy hiểm. Chảy máu não làm tăng áp lực nội sọ và cần có huyết áp tăng cao để có thể tưới máu cho não một cách thích hợp. Trong hoàn cảnh này, huyết áp tăng là hậu quả của tăng áp lực nội sọ và có thể tự hết trong vòng 48 giờ. Hạ huyết áp nhanh có thể dự phòng chảy máu thêm, tuy nhiên, lại gây nguy cơ giảm tưới máu não [4], [7], [14].
Việc theo dõi liên tục huyết áp của bệnh nhân bằng máy Holter huyết áp trong giai đoạn cấp của đột quỵ não là một phương pháp đơn giản, gọn nhẹ, dễ áp dụng và có độ tin cậy cao. Đo huyết áp liên tục 24-48 giờ cho phép phân tích tốt hơn dao động huyết áp trong suốt 24-48 giờ hơn các cách đo huyết áp thông thường hiện nay, bằng kỹ thuật này cho ta thấy diễn biến chỉ số huyết áp của người bệnh trong cả ngày, cho biết thời điểm huyết áp tăng cao nhất vào ban ngày hay ban đêm, có trũng (dipper) hay không có trũng huyết áp (nondipper) ban đêm. Qua đó thầy thuốc biết được nhịp huyết áp của người bệnh, nhằm kiểm soát tốt huyết áp nâng cao hiệu quả điều trị. Để tìm hiểu vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng Holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỳ não giai đoạn cấp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên” với hai mục tiêu:
1. Mô tả sự thay đổi huyết áp bằng Holter huyết áp 48 giờ ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN…………………………………………………………………………………………………………………… 13
1.1. Định nghĩa và phân loại đột quỵ não …………………………………………………………..13
1.2. Biến đổi lưu lượng tuần hoàn não trong đột quỵ ………………………………….14
1.3. Huyết áp trong giai đoạn cấp của đột quỵ não …………………………………………………….. 19
1.4. Tăng huyết áp và đột quỵ não……………………………………………………………………………………………. 21
1.5. Phác đồ điều trị đột quỵ não ……………………………………………………………………………..23
1.6. Theo dõi huyết áp bằng máy holter huyết áp trong lâm sàng ………..29
1.7. Một số nghiên cứu về đột quỵ não và holter huyết áp ……………………….34
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………. 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………………………37
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………38
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………………….38
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………..38
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu……………………………………………………………………………………..40
2.6. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………………………………………………….45
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………………….45
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………………… 46
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………………………46
3.2. Đặc điểm huyết áp đo bằng máy Holter huyết áp ở đối tượng nghiên cứu……51
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………………………………………… 67
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………………………67
4.2. Đặc điểm huyết áp đo bằng máy Holter huyết áp ở đối tượng nghiên cứu…..70
4.3. Mối liên quan giữa sự thay đổi nhịp huyết áp với các yếu tố nguy cơ,
triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ………………………………………………………………76
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 82
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………………………………………………………. 8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Đánh giá huyết áp ban ngày, ban đêm và 24 giờ (Pickering TG) … 30
Bảng 2.1. Thang điểm hôn mê Glasgow (1974)………………………………………………………………….. 41
Bảng 2.2. Chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp dựa theo WHO/ISH 2004……………. 42
Bảng 2.3. Ngưỡng huyết áp áp dụng để chẩn đoán tăng huyết áp theo cách đo …. 43
Bảng 2.4. Giới hạn bệnh lý thành phần lipid máu theo WHO 1998……………………. 44
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và độ tuổi ……………………… 46
Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng chung của đối tượng nghiên cứu …………….. 47
Bảng 3.3. Các yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu…………………………………………….. 48
Bảng 3.4. Một số chỉ số sinh hóa máu của đối tượng nghiên cứu…………………………. 48
Bảng 3.5. Kết quả siêu âm tim của đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 50
Bảng 3.6. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất và ngày thứ hai của
nhóm chảy máu não……………………………………………………………………………………………………………. 51
Bảng 3.7. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất và ngày thứ hai của nhóm
nhồi máu não……………………………………………………………………………………………………………………………. 52
Bảng 3.8. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ nhất theo thể đột quỵ ………………. 53
Bảng 3.9. Giá trị trung bình huyết áp ngày thứ hai theo thể đột quỵ………………….. 54
Bảng 3.10. Tỷ lệ có trũng huyết áp ban đêm theo thể đột quỵ não………………………. 56
Bảng 3.11. Tỷ lệ có trũng huyết áp ban đêm theo giới ………………………………………………….. 57
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa huyết áp với tiền sử đột quỵ não ở các thời
điểm trong ngày………………………………………………………………………………………………………………… 58
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa huyết áp với YTNC rối loạn lipid máu ở các
thời điểm trong ngày …………………………………………………………………………………………………….. 59
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa huyết áp với YTNC đái tháo đường ở các thời
điểm trong ngày………………………………………………………………………………………………………………… 60
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thời điểm huyết áp với hội chứng màng não……….. 6