Hệ Tiết niệu – cấu trúc, chức năng

Hệ Tiết niệu – cấu trúc, chức năng

Hệ tiết niệu

HỆ TIẾT NIỆU

Hệ tiết niệu là hệ thống giúp cho cơ thể trong việc thải ra bên ngoài những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. Các chất lỏng này tập trung ở thận, sẽ có một số chất được tái hấp thu ở đây, còn lại sẽ được lọc và chuyển xuống bọng đái để sẵn sàng đưa ra ngoài.

CU_Urinary.jpgcea681b7-3bb9-4051-9f1a-23344e49fd5fLarge

Thận: là bộ phận chủ yếu của hệ tiết niệu, có 2 quả thận hình dạng như hạt đậu, nằm ở vùng bụng dưới. Chúng điều hòa lượng chất lỏng và lượng muối của cơ thể, giúp kiểm soát độ acid trong máu. Mỗi quả thận dày khoản 12 cm và chứa hai lớp mô: Một lớp vỏ bên ngoài và một lớp tủy sống bên trong.

1101_2775_5

Bàng quang: là một túi chứa có tính đàn hồi cao dùng để chứa nước tiểu. Nước tiểu gồm 95% là nước và các chất độc như urea được tạo ra ở gan. Ngoài ra còn có một ít protéin và một số chất khác, nếu người đó thận bị yếu, không lọc hết được. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu cũng là một cách để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Chức năng:

Thận có 2 chức năng quan trọng: chức năng tạo nước tiểu và chức năng nội tiết.

  • Chức năng tạo nước tiểu là chức năng chính của thận. Qua quá trình tạo nước tiểu, thận thực hiện các chức năng hết sức quan trọng để giữ sự hằng định nội môi:
    • Điều hòa cân bằng nước và điện giải.
    • Điều hòa cân bằng acid – base.
    • Điều hòa áp suất thẩm thấu và thể tích dịch ngoại bào.
    • Bài xuất các sản phẩm chuyển hóa và các hóa chất lạ ra khỏi cơ thể.
  • Chức năng nội tiết: thận bài tiết ra các hormon để tham gia điều hòa huyết áp, kích thích sản sinh hồng cầu và góp phần vào chuyển hóa Calci, Phospho trong cơ thể.

kidney

 

Leave a Comment