Hiểu biết, nhu cầu, khả năng chi trả cho dịch vụ y tế từ xa của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ năm 2016 và một số yếu tố ảnh hưởng
Hiểu biết, nhu cầu, khả năng chi trả cho dịch vụ y tế từ xa của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ năm 2016 và một số yếu tố ảnh hưởng.Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghệ thông tin diễn ra trong vài thập kỷ vừa qua đã đóng góp tích cực vào sự phát triển nhiều khía cạnh trong lĩnh vực trong cuộc sống.Ngành y tế cũng không nằm ngoài sự phát triển đó, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến bộ đã tạo ra nhiều quan điểm, hình thức, thành tựu mới trong việc chăm sóc sứa khỏe cho con người.Một trong số đó phải kể đến hình thức khám chữa bệnh từ xa với hai khái niệm mới là y học từ xa -“Telemedicine” và bác sỹ từ xa – “Teledoctor” được hình thành tạo ra một xu hướng mới trong chẩn đoán và tư vấn y tế. Điều này đã chứng minh cho sự phát triển mạnh mẽ những công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán bệnh và cung cấp thông tin trong y tế [1].
Y tế từ xahay telemedicine chính là việc thông qua sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) từ xa cho người bệnh, bao gồm cả chẩn đoán và điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, dự phòng và phục hồi, bảo hiểm y tế, giảng dạy, nghiên cứu… YTTX cung cấp các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, giúp các kỹ thuật điều trị tiên tiến được áp dụng rộng rãi, góp phần nâng cao năng lực và uy tín khám chữa bệnh (KCB) cho các bệnh viện tuyến dưới thông qua đào tạo, chẩn đoán và tư vấn từ xa; nâng cao chất lượng phục vụ người bệnhở tất cả các cấp của hệ thống CSSK; giúp giảm quá tải tại các bệnh viện tuyến trên và dưới tải ở tuyến dưới. Bên cạnh đó, YTTX giúp khả năng tiếp cận DVYT của người dân được tăng lên đồng thời giảm thời gian đi lại, khám chữa bệnh từ đógiảm bớt một phần gánh nặng chi phí y tế cho người bệnh và gia đình[2]. Tại các bệnh viện,hội chẩn đoán bệnh từ xa nhận ý kiến, thảo luận từ những bác sĩ giỏi trên thế giới, đưa ra phương pháp tối ưu nhất cho việc điều trị.Ứng dụng này tạo điều kiện cho nhiều đơn vị, tổ chức, bệnh viện trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt mối liên kết toàn cầu cùng nghiên cứu đưa ra giải pháp trong y khoa. Ngoài ra phục vụ cho các chương trình học từ xa và nhiều ứng dụng hơn nữa [3].
Rõ ràng y tế từ xa mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan nhưng việc triển khai mở rộng ứng dụng y tế từ xa tại Việt Nam lại diễn ra tương đối chậm. Tại Việt Nam nói chungvà tỉnh Phú Thọ nói riêng, việc triển khai ứng dụng YTTX cũng như việc tiếp cận loại hình dịch vụ này xét từ góc độ người bệnh vẫn còn hạn chế[4]. Vì vậy, để có thể tìm hiểu rõ hơn về sự hiểu biết, nhu cầu, khả năng chi trả cho dịch vụ YTTX của người dân. Từ đó, có cơ sở cho các nhà quản lý, bộ y tế xây dựng phương hướng triển khai phát triển tốt mạng YTTX, đồng thời có chính sách y tế nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ YTTX của người bệnh. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Hiểu biết, nhu cầu, khả năng chi trả cho dịch vụ y tế từ xa của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ năm 2016 và một số yếu tố ảnh hưởng” với 2 mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả sự hiểu biết, nhu cầu và khả năng chi trả cho dịch vụ y tế từ xa của bệnhnhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ năm 2016.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng chi trả cho dịch vụ y tế từ xa của bệnh nhân.
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 3
1.1. Y học từ xa 3
1.1.1. Khái niệm y học từ xa 3
1.1.2. Tình hình phát triển y học từ xa 4
1.1.3. Ứng dụng của y tế từ xa 7
1.1.4. Lợi ích của việc chữa bệnh từ xa 9
1.1.5. Một số yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế từ xa. 11
1.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ và chi phí 13
1.2.1 Nhu cầu sử dụng dịch vụ 13
1.2.2 Chi phí cho việc khám, chữa bệnh 15
1.3. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong công tác chăm sóc sức khỏe 17
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ 18
1.3.3 Nguồn nhân lực và năng lực chuyên môn 19
1.3.4 Cơ sở vật chất – Trang thiết bị 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 22
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 22
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 23
2.2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 24
2.2.6. Công cụ và thời gian thu thập số liệu 27
2.2.7. Cán bộ thu thập số liệu 27
2.2.8. Quản lý và phân tích số liệu 27
2.2.9. Sai số và biện pháp khắc phục sai số 27
2.2.10. Đạo đức nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 29
3.2 Hiểu biết, nhu cầu, khả năng chi trả dịch vụ YTTX 31
3.2.1 Hiểu biết về YTTX 31
3.2.2 Nhu cầu sử dụng DVYT từ xa 34
3.2.3 Khả năng chi trả cho dịch vụ YTTX của người bệnh 35
3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng nhu cầu và khả năng chi trả dịch vụ y tế từ xa của đối tượng 38
3.3.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu 38
3.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chi trả 40
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 42
4.1. Hiểu biết về dịch vụ YTTX 42
4.2. Nhu cầu sử dụng y tế từ xa của người bệnh. 45
4.3. Khả năng chi trả dịch vụ y tế từ xa của người bệnh. 46
4.4 Một số yếu tố ảnh hưởng 48
4.4.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu 48
4.4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chi trả 50
4.4.3 Một số ưu điểm của nghiên cứu 51
4.4.4 Một số hạn chế của nghiên cứu 51
KẾT LUẬN 53
KHUYẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC