HIỂU BIẾT, THÁI ĐỘ VÀ MỨC TIÊU THỤ NƯỚC NGỌT CÓ GA KHÔNG CỒN Ở HỌC SINH HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HÀ NỘI NĂM 2015

HIỂU BIẾT, THÁI ĐỘ VÀ MỨC TIÊU THỤ NƯỚC NGỌT CÓ GA KHÔNG CỒN Ở HỌC SINH HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HÀ NỘI NĂM 2015

HIỂU BIẾT, THÁI ĐỘ VÀ MỨC TIÊU THỤ NƯỚC NGỌT CÓ GA KHÔNG CỒN Ở HỌC SINH HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HÀ NỘI NĂM 2015
Nguyễn Thanh Hà ; Lê Thị Thu Hà*; Hà Anh Đức
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả hiểu biết, thái độ và tần suất, lượng tiêu thụ nước ngọt có ga không cồn (NNCGKC) tại hai trường phổ thong trung học (PTTH) tại Hà Nội năm 2015. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang và điều tra tần suất bán định lượng tiêu thụ thực phẩm trên 620 học sinh ở 2 trường THPT Hà Nội năm 2015 (1 trường ở khu vực nội thành và một trường khu vực ngoại thành). Kết quả và kết luận: hiểu biết về nguy cơ đối với sức khỏe của NNCGKC ở học sinh rất thấp (11.9% học sinh liệt kê đủ thành phần NNCGKC; 2.7% kể đủ 8/8 nguy cơ sức khỏe khi sử dụng). 31.4% học sinh không đồng tình từ bỏ uống nước ngọt có ga kể cả khi biết nguy cơ đối với sức khỏe. 83.1% học sinh có sử dụng nước ngọt có ga trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra, trong đó mức độ thường xuyên uống NNCGKC cao nhất là 1 – 2 lần/tuần (21,3%). Trung bình 1 học sinh tiêu thụ 2.094 ml nước ngọt có ga trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra, học sinh ngoại thành uống nhiều hơn so với nội thành và nam uống nhiều hơn nữ (p < 0,01).

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment