Hiểu biết và thái độ xử trí của thai phụ có thai khe hở môi, khe hở vòm tại Trung tâm Chân đoán trước sinh-Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng Hiểu biết và thái độ xử trí của thai phụ có thai khe hở môi, khe hở vòm tại Trung tâm Chân đoán trước sinh-Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015.Khe hở môi-khe hở vòm (KHM-KHV) là khe hở ở vùng mô mềm của môi hoặc/và ở vòm hàm do vùng mô này không liền lại trong thời kỳ đầu thai nghén. Đây là dị tật thường gặp nhất trong các dị tật vùng hàm mặt của thai nhi. Theo nghiên cứu của các tác giả nước ngoài thì tỷ lệ dị tật này ước tính từ 1/1000 đến 1,5/1000 [15] trẻ đẻ sống, đứng hàng thứ hai sau dị tật vẹo bàn chân. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lưu Thị Hồng và Trương Quang Vinh (2012) [10], tỷ lệ dị tật KHM là 1/1000 lần sinh. Theo báo cáo thống kê của GS.TS Trần Văn Trường về tỷ lệ mắc dị tật KHM-KHV ở trẻ sơ sinh Việt Nam (2002) là từ 1/1000 đến 2/1000 [3].
KHM-KHV có thể đơn độc hoặc kèm theo nhiều dị tật khác trong trường hợp bất thường nhiễm sắc thể (NST). Các dị tật môi và vòm miệng là những dị tật về hình thái của thai có thể chẩn đoán bằng các phương pháp siêu âm và chính xác gần như tuyệt đối. Mặc dù đây không phải là một dị tật nghiêm trọng nhất trong số các dị tật thai, nhưng ít nhiều nó có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai. Mặt khác khi ra đời ngoài vấn đề thẩm mỹ, các dị tật của KHM-KHV trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, sự phát triển cả thể chất lẫn tâm lý của trẻ như: ảnh hưởng đến việc ăn uống dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến phát âm làm cho trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp, mặc cảm vì dị tật, dễ nhiễm trùng đường hô hấp trên… Còn đối với các thai phụ có thai được chẩn đoán KHM-KHV do còn thiếu hiểu biết về khả năng can thiệp cho trẻ sau này cũng như tâm lý chưa sẵn sàng nên không ít những thai phụ khi biết thai của mình bị KHM-KHV đã quyết định đình chỉ thai nghén (ĐCTN). Để quyết xử trí đối với từng trường hợp bất thường cụ thể, hội đồng Chẩn đoán trước sinh của Bệnh viện (BV) Phụ Sản Trung ương họp hàng tuần với mục đích xem xét từng trường hợp cụ thể dựa trên những hình ảnh siêu âm đã được siêu âm bởi các bác sỹ nhiều kinh nghiệm của bệnh viện siêu âm tại Trung tâm Chẩn đoán Trước sinh (TTCĐTS), tiền sử cụ thể của từng bệnh nhân, kết hợp với nguyện vọng của thai phụ và gia đình, từ đó hội đồng sẽ thống nhất hướng xử trí thai. Đã có nghiên cứu của Nguyễn Văn Học [8] đưa ra tỷ lệ thai phụ ĐCNT cũng đã đưa ra được một số lý do ĐCTN của thai phụ, nhưng chưa được rõ ràng và chưa có những yếu tố liên quan đến xử trí của thai phụ cũng như hiểu biết của thai phụ về tỉnh trạng thai. Với đặc thủ tại TTCĐTS, người tiếp xúc, khai thác bệnh lý và tư vẫn bước đầu tiên là điều dưỡng, nữ hộ sinh nên với việc hiểu được bệnh lý, tâm lý của phụ là rất quan trọng, qua đó giúp thai phụ có cách nhìn đúng đắn về KHM-KHV con mình. Đồng thời tim hiểu xem yếu tố nào đưa họ đến quyết định ĐCTN thông 4 đó giảm tình trạng phá thai vì KHM xuống mức thấp nhất. Để giúp người điều dưỡng, nữ hộ sinh có được hiểu biết về tâm lý của thai phụ chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tải: “Hiểu biết và thái độ xử trí của thai phụ có thai khe hở môi, khe hở vòm tại Trung tâm Chân đoán trước sinh-Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá sự hiểu biết và tâm lý của thai phụ có thai bị khe hở môi, khe hở vòm về tỉnh trạng bệnh lý của thai tại BV Phụ sản Trung Ương từ tháng 4 – tháng 9 năm 2015.
2. Mô tả về thái độ xử trí thai nghén của thai phụ có thai được chẩn đoán khe hở môi, khe hở vòm.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com