Hiệu quả bổ sung đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15-17 tuổi miền núi Thanh Hóa

Hiệu quả bổ sung đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15-17 tuổi miền núi Thanh Hóa

Luận án tiến sĩ y học Hiệu quả bổ sung đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi miền núi Thanh Hóa.Tuổi vị thành niên là một giai đoạn quan trọng dễ gặp những yếu tố tác động đến các vấn đề sức khỏe trong đó có yếu tố dinh dưỡng do nhu cầu để đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể giai đoạn này. Trong những vấn đề của dinh dưỡng thì tình trạng thiếu hụt đa vi chất dinh dưỡng vì nhiều lý do vẫn đang còn phổ biến trên toàn thế giới. Tình trạng thiếu hụt này thường xảy ra từ khi còn nhỏ và kéo dài đến lúc trưởng thành nếu không được can thiệp và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về thể chất và nhận thức. Những thiếu hụt này có thể gây ra những hậu quả lâu dài như suy giảm phát triển hành vi và não bộ, chậm trưởng thành giới tính, mất cơ hội tăng trưởng chiều cao cuối cùng và loãng xương ở thanh thiếu niên. Ngay cả khi thiếu hụt vi chất dinh dưỡng từ nhẹ đến trung bình cũng có thể dẫn đến suy giảm phát triển trí tuệ và tâm lý, tăng trưởng thể chất kém, làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ vị thành niên, làm giảm năng suất làm việc, gia tăng các bệnh mạn tính không lây ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, nghiên cứu tình trạng vi chất dinh dưỡng trong thời kỳ vị thành niên đã trở thành một lĩnh vực quan trọng cần được quan tâm [1, 2].


Ở giai đoạn này, sự tăng trưởng cũng như phát triển cơ bắp một cách nhanh chóng cùng với tăng thể tích máu cũng làm cho nhu cầu về sắt tăng lên đáng kể, do đó việc đáp ứng các nhu cầu về sắt của vị thành niên là vô cùng quan trọng [3]. Một chế độ ăn uống thiếu khoa học, không lành mạnh và hiểu biết không đầy đủ về dinh dưỡng là nguyên nhân chính gây ra thiếu vi chất dinh dưỡng cũng như thiếu máu ở nữ vị thành niên [4]. 
Thiếu vi chất dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi là nguyên nhân chính dẫn đến chiều cao thấp ở thanh niên nước ta. Thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động khi trưởng thành [5].
Theo một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở nữ vị thành niên một số nước đang phát triển vẫn còn cao: Ấn Độ 45%, Indonesia 26%, Brazil 20%, Jamaica 25% và tỷ lệ này thấp hơn ở một số nước phát triển: ở Mỹ 16%, ở Thụy Sĩ 14,5%, ở các nước châu Âu khác như Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh là khoảng 4,0% [3]. Ngoài thiếu máu thiếu sắt, tỷ lệ thiếu các vi chất khác ở nữ vị thành niên như kẽm, iod, vitamin A, D, B1, B9 cũng khá phổ biến. Thiếu vitamin A ảnh hưởng tiêu cực đến các quá trình quan trọng của cơ thể con người trong suốt vòng đời như: chậm sự tăng trưởng, suy giảm hệ thống miễn dịch, làm thiếu máu càng trầm trọng hơn và là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực [6]. 
Ở Việt Nam, tỷ lệ thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (YNSKCĐ). Tỷ lệ trẻ em 15 – 19 tuổi bị thiếu máu là 28%. Tỷ lệ thiếu folate là 2,7%, thiếu folate giới hạn là 25,1%. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 63,6%, cao ở mức YNSKCĐ [7]. Cuộc điều tra toàn quốc năm 2015, tỷ lệ thiếu máu phổ biến ở tất cả các vùng trong cả nước, tỷ lệ thiếu máu cao ở cả phụ nữ không có thai (25,5%), phụ nữ có thai (32,8%) và trẻ em (27,8%) [8]. Đặc biệt, kết quả điều tra từ các nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng cũng đã chỉ ra rằng thực trạng dinh dưỡng và sức khỏe ở vùng miền núi là đáng lo ngại với tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất luôn cao hơn nhiều so với ở nông thôn và thành thị. 
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy hiệu quả bổ sung vi chất dinh dưỡng không chỉ cải thiện tình trạng dinh dưỡng cũng như tình trạng thiếu vi chất, cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt khi bổ sung sắt đơn lẻ hoặc kết hợp với các vi chất khác làm tăng nồng độ hemoglobin trong máu hoặc cải thiện các chỉ số sinh hóa trong huyết thanh về vi chất được bổ sung, mà còn cải thiện tình trạng nhận thức, gia tăng phát triển về thể lực của trẻ em và trẻ vị thành niên.
Bổ sung sắt/acid folic gián đoạn được khuyến cáo như là một can thiệp y tế cộng đồng cho phụ nữ tuổi sinh đẻ ở những vùng có tỷ lệ thiếu máu cao với mục đích cải thiện nồng độ hemoglobin, cải thiện tình trạng sắt và giảm nguy cơ thiếu máu [9]. Việc bổ sung sắt ở trẻ cải thiện sự phát triển thần kinh, thể lực và bổ sung sắt dự phòng cũng có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của vận động [10].
Thiếu vi chất dinh dưỡng thường không xảy ra riêng lẻ, do vậy ngoài bổ sung sắt để phòng chống thiếu máu thiếu sắt, bổ sung kết hợp đa vi chất dinh dưỡng ở vị thành niên giúp cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng, tăng cường khả năng vận động thể lực và sức bền thể lực. Đối với sự tăng trưởng, chức năng nhận thức, vận động và bệnh tật, dường như việc cung cấp đủ khẩu phần vi chất dinh dưỡng đặc biệt cho những nhóm trẻ dễ bị tổn thương và thiếu hụt nhất có thể tạo ra sự khác biệt [2, 11]. 
Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và can thiệp dinh dưỡng trên đối tượng nữ vị thành niên rất đa dạng về độ tuổi. Càng thêm nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng cũng như can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu cho đối tượng nữ vị thành niên để cung cấp thêm bằng chứng khoa học giúp càng đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cũng như thiếu vi chất dinh dưỡng ở nữ vị thành niên trên thế giới, đặc biệt là các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp [12].
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài: “Hiệu quả bổ sung đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi miền núi Thanh Hóa” nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp bổ sung đa vi chất trên đối tượng nữ vị thành niên và đưa ra những khuyến nghị can thiệp bổ sung đa vi chất để phòng, chống tình trạng thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng ở đối tượng nữ vị thành niên.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.    Mô tả tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi miền núi Thanh Hóa.
2.    Đánh giá hiệu quả bổ sung đa vi chất hàng tuần đến cải thiện nhân trắc, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi miền núi Thanh Hóa sau 9 tháng can thiệp.
3.    Đánh giá hiệu quả bổ sung đa vi chất hàng tuần đến cải thiện nồng độ hemoglobin và vi chất của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi miền núi Thanh Hóa sau 9 tháng can thiệp.

 

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………………………………. iii
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………………… iv
DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………………………………….. vi
DANH MỤC HÌNH ……………………………………………………………………………………vii 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………….. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN    4
1.1.    Một số khái niệm liên quan    4
1.2.    Vai trò của vi chất dinh dưỡng    7
1.3.    Tình trạng dinh dưỡng của nữ vị thành niên    14
1.4.    Tình hình thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng của nữ vị thành niên    18
1.5.    Các nghiên cứu can thiệp đánh giá hiệu quả bổ sung đa vi chất đến cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên    25
Chương 2. ĐỐI  TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    37
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu    37
2.2. Phương pháp nghiên cứu    39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    59
3.1. Thực trạng tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 – 17  tuổi miền núi Thanh Hóa    59
3.2. Hiệu quả can thiệp đa vi chất đến cải thiện tình trạng nhân trắc, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên    65
3.3. Hiệu quả can thiệp đối với cải thiện nồng độ hemoglobin và vi chất của nữ vị thành niên    78
Chương 4. BÀN LUẬN    89
4.1. Thực trạng tình nhân trắc, thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi    89
4.2. Hiệu quả can thiệp đa vi chất đến cải thiện nhân trắc, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên    96
4.3. Hiệu quả can thiệp đa vi chất đến cải thiện nồng độ hemoglobin, vi chất dinh dưỡng của nữ vị thành niên    108
KẾT LUẬN    119
1. Thực trạng tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng, thể lực và thị lực của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi    119
2. Hiệu quả can thiệp đa vi chất đến cải thiện nhân trắc, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi    119
3. Hiệu quả can thiệp đa vi chất đến cải thiện tình trạng thiếu máu, vi chất dinh dưỡng của nữ vị thành niên 15 – 17 tuổi    120
KHUYẾN NGHỊ    121
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Thành phần viên đa vi chất và mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị theo ngày đối với nữ 15 – 18 tuổi    40
Bảng 2. 2. Thành phần viên giả dược    41
Bảng 2. 3. Cỡ mẫu theo các chỉ số trong nghiên cứu    44
Bảng 2. 4. Các chỉ số theo dõi, đánh giá    45

Bảng 3.1. Thông tin chung của học sinh và gia đình học sinh    59
Bảng 3.2. Giá trị trung bình chiều cao, cân nặng và tình trạng BMI    61
Bảng 3.3. Thực trạng thị lực của nữ vị thành niên    63
Bảng 3.4. Thực trạng về thể lực của nữ vị thành niên    64
Bảng 3.5. Số lượng mẫu tại từng thời điểm nghiên cứu    65
Bảng 3.6. Đặc điểm nhân trắc của các nhóm tại thời điểm T0    66
Bảng 3.7. Hiệu quả về thay đổi cân nặng và chiều cao trung bình sau can thiệp    66
Bảng 3.8. Thay đổi cân nặng và chiều cao trung bình sau can thiệp theo tuổi    68
Bảng 3.9. Hiệu quả về chỉ số nhân trắc BAZ và HAZ sau 9 tháng can thiệp    69
Bảng 3.10. Thay đổi BAZ và HAZ theo tuổi sau can thiệp theo nhóm tuổi    70
Bảng 3.11. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thấp còi sau can thiệp    71
Bảng 3.12. Hiệu quả điều trị bệnh đến tình trạng thấp còi sau can thiệp    71
Bảng 3.13. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng gầy sau can thiệp    72
Bảng 3.14. Hiệu quả điều trị bệnh đến tình trạng gầy sau can thiệp    73
Bảng 3.15. Hiệu quả can thiệp đa vi chất đến cải thiện thị lực    74
Bảng 3.16. Hiệu quả can thiệp đa vi chất đến cải thiện tình trạng thể lực    75
Bảng 3.17. Hiệu quả dự phòng đến tình trạng thể lực không đạt của học sinh    77
Bảng 3.18. Hiệu quả điều trị đến tình trạng thể lực không đạt của học sinh    78
Bảng 3.19. Chỉ số huyết học, sinh hoá của hai nhóm tại thời điểm T0    79
Bảng 3.20. Thay đổi nồng độ hemoglobin trung bình    79
Bảng 3.21. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu máu    80
Bảng 3.22. Hiệu quả điều trị bệnh đến tình trạng thiếu máu    81
Bảng 3.23. Thay đổi nồng độ Ferritin huyết thanh trung vị    81
Bảng 3.24. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu sắt    82
Bảng 3.25. Hiệu quả điều trị bệnh đến tình trạng thiếu sắt    83
Bảng 3.26. Hiệu quả điều trị bệnh đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt    84
Bảng 3.27. Thay đổi nồng độ kẽm huyết thanh trung bình    84
Bảng 3.28. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu kẽm huyết thanh    85
Bảng 3.29. Hiệu quả điều trị bệnh đến tình trạng thiếu kẽm huyết thanh    86
Bảng 3.30. Thay đổi nồng độ vitamin A huyết thanh trung bình    86
Bảng 3.31. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng    87
Bảng 3.32. Hiệu quả điều trị bệnh đến tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng    88

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.  1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu    42

Hình 3. 1. Phân bố tình trạng thấp còi theo tuổi trước can thiệp    62
Hình 3. 2. Phân bố tình trạng gầy theo tuổi trước can thiệp    62
Hình 3. 3. Thực trạng thiếu máu thiếu vi chất ở nữ vị thành niên    63
Hình 3. 4. Kết quả xếp loại thể lực chung của nữ vị thành niên    65
Hình 3. 5. Kết quả xếp loại thể lực chung hai nhóm trước và sau can thiệp    77
Hình 3.6. Tỷ lệ thiếu máu của 2 nhóm trước và sau can thiệp    80
Hình 3.7. Tỷ lệ thiếu sắt của 2 nhóm trước và sau can thiệp    82
Hình 3.8. Tỷ lệ thiếu kẽm huyết thanh của 2 nhóm trước và sau can thiệp    85
Hình 3.9. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng của 2 nhóm trước, sau can thiệp    87

https://thuvieny.com/hieu-qua-bo-sung-da-vi-chat-den-tinh-trang-dinh-duong-thi-luc-va-the-luc-cua-nu-vi-thanh-nien-15-17-tuoi/

Leave a Comment