HIỆU QUẢ BỔ SUNG ĐA VI CHẤT TỚI CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ GÁI 11-13 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH YÊN BÁI
HIỆU QUẢ BỔ SUNG ĐA VI CHẤT TỚI CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ GÁI 11-13 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH YÊN BÁI.Dinh dưỡng cho lứa tuổi vị thành niên có vai trò rất quan trọng, nhằm đảm bảo cho sự phát triển, đáp ứng các hoạt động thể lực đa dạng và khả năng học tập của trẻ. Giai đoạn trẻ gái từ 11-13 tuổi là giai đoạn bắt đầu dậy thì và dậy thì, lúc này trẻ phát triển mạnh, nhanh về thể lực, sự thay đổi của hệ thần kinh, nội tiết mà nổi bật là sự hoạt động của các tuyến sinh dục tăng lên, gây ra những biến đổi về hình thức và sự tăng trưởng của cơ thể trẻ. Giai đoạn tăng trưởng nhanh thứ hai này có thể đóng vai trò là cửa sổ cơ hội bù đắp cho thiếu hụt phát triển ở trẻ nhỏ [1], [2]. Các nghiên cứu cho thấy trẻ gái có tiền sử suy dinh dưỡng thì rất khó phát triển chiều cao đạt tối đa giống trẻ không bị suy dinh dưỡng lúc nhỏ. Trong thời gian này, sự phát triển về tầm vóc hoặc chiều cao được thúc đẩy bởi những thay đổi về nội tiết tố và nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời [3], [4].
Tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng trên đối tượng lứa tuổi học đường còn ở mức cao, dẫn tới hậu quả xấu đối với phát triển thể lực cũng như kết quả học tập của trẻ gái. Trên thế giới, thực trạng suy dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu, thiếu vi chất của trẻ ở các nước nghèo rất được quan tâm, đặc biệt các vùng nông thôn miền núi [5]. Tại Việt Nam, tỷ lệ thấp còi của học sinh phổ thông có sự khác nhau rất rõ rệt giữa thành thị (6,1%), nông thôn (20,7%) và miền núi (23,9%) [6]. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tình trạng thiếu kẽm hiện đang phổ biến ở những nước có thu nhập thấp [7]. Các nước thuộc khu vực như Nam Á, Bắc Phi, Trung Đông, Đông Nam Á có nguy cơ thiếu kẽm cao đứng thứ ba trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam [8]. Số liệu điều tra SEANUTS năm 2011 tại 6 tỉnh thành Việt Nam cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em tiểu học là 7,7% [9]. Khảo sát các trẻ từ 6 – 11 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung Ương, tỷ lệ thiếu vitamin D là 23,9 [10]. Tại Đồng bằng sông Cửu long trẻ gái từ 6 – 14 tuổi thiếu Vitamin D là 17,2% [11]. Như vậy tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu máu và thiếu vi chất trên nhóm đối tượng trẻ gái từ 11 – 13 tuổi vẫn còn ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự sống, tăng trưởng và phát triển của con người. Trong cơ thể, vi chất dinh dưỡng có nhiều vai trò và chức năng khác nhau. Nó cần thiết cho hệ thống enzym, sự phân chia tế bào, chức năng miễn dịch và chức năng sinh sản của con người. Thiếu vi chất làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm tốc độ tăng trưởng ở trẻ em. Thiếu vi chất dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể được cung cấp quá ít vitamin hoặc khoáng chất cần thiết cho các chức năng sinh lý hoặc chức năng thần kinh [12]. Các vi chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển toàn vẹn về thể lực và trí tuệ của trẻ lứa tuổi học đường, đặc biệt trẻ vị thành niên. Các thiếu hụt vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất và gây ảnh hưởng rõ rệt lên sự phát triển thể lực và thành tích học tập của trẻ lứa tuổi học đường bao gồm sắt, kẽm, vitamin A, i-ốt, canxi và vitamin D…Vì vậy, cần cải thiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong độ tuổi vị thành niên sớm, đặc biệt là các trẻ gái, để phát triển toàn diện về cân nặng, chiều cao, tăng sức đề kháng với bệnh tật, giúp cơ thể trẻ hoàn thiện, phát triển trước khi làm mẹ, giải quyết được vấn đề tầm vóc, thể lực cho thế hệ tương lai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống [2].
Chương trình mục tiêu phòng chống SDD trẻ em cũng như các dự án can thiệp dinh dưỡng khác cho tới nay, chủ yếu tập trung vào trẻ em dưới 5 tuổi, chưa có nhiều chương trình can thiệp trên trẻ tuổi học đường đặc biệt đối với trẻ gái vị thành niên. Trong khi đó lứa tuổi này phát triển với tốc độ nhanh cả về chiều cao và cân nặng, các biến đổi về tâm, sinh lý, nội tiết, sinh dục…Vì vậy, cần cải thiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong độ này, để giúp cơ thể trẻ hoàn thiện và phát triển trước khi làm mẹ, góp phần giải quyết được vấn đề tầm vóc, thể lực cho thế hệ tương lai.
Tại các tỉnh Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tình trạng suy dinh dưỡng ở các thể luôn cao hơn rất nhiều so với các vùng khác [13]. Yên Bái là tỉnh nghèo nằm ở Miền núi phía Bắc, có khoảng 30 dân tộc sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm khoảng 50%, địa bàn đi lại thì khó khăn, lực lượng cán bộ chuyên trách dinh dưỡng còn mỏng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các thể của toàn tỉnh cao hơn nhiều so với tỷ lệ chung của toàn quốc [14]. Từ những lý do trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu thử nghiệm cộng đồng “Hiệu quả bổ sung đa vi chất tới cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ gái 11 – 13 tuổi tại một số trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở tỉnh Yên Bái” thông qua sử dụng sản phẩm đa vi chất nhằm tăng cường thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu máu, thiếu vi chất cho trẻ gái dân tộc thiểu số ở tỉnh Yên Bái. Nghiên cứu nhằm đưa ra các bằng chứng khoa học cho một giải pháp can thiệp mới, nhằm góp phần vào cải thiện dinh dưỡng tại Yên Bái và mở rộng cho các khu vực khác ở nước ta.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Đánh giá hiệu quả sử dụng đa vi chất đối với tình trạng dinh dưỡng của trẻ gái học sinh dân tộc thiểu số từ 11 – 13 tuổi, của một số trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái sau 6 tháng can thiệp.
Mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến trẻ gái 11 – 13 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi ở một số trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở tỉnh Yên Bái.
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đa vi chất lên sự thay đổi chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể) của trẻ gái 11 – 13 tuổi có nguy cơ và suy dinh dưỡng thấp còi.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đa vi chất đối với sự cải thiện tình trạng thiếu máu, ferritin, thiếu kẽm, thiếu vitamin D và vitamin A trên trẻ gái 11 – 13 tuổi có nguy cơ và suy dinh dưỡng thấp còi.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương I: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm dinh dưỡng và phát triển của trẻ gái 11 – 13 tuổi
1.1.1. Đặc điểm nhân trắc học của trẻ gái 11 – 13 tuổi
1.1.2. Vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ gái 11 – 13 tuổi
1.2. Thực trạng suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ gái 11 – 13 tuổi
1.2.1. Tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ gái 11 – 13 tuổi
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ gái 11 – 13 tuổi
1.3. Các nghiên cứu can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng liên quan đến trẻ gái 11 – 13 tuổi
1.3.1. Các nghiên cứu can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng trên Thế giới
1.3.2. Các nghiên cứu can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam
1.4. Các vấn đề tồn tại và những vấn đề cần tập trung nghiên cứu
Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Chỉ số và biến số nghiên cứu
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.5. Triển khai nghiên cứu
2.6. Sản phẩm nghiên cứu
2.7. Phân tích số liệu
2.8. Sai số và các biện pháp khắc phục
2.9. Đạo đức nghiên cứu
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến trẻ gái từ 11 – 13 tuổi
3.1.1 Tình trạng dinh dưỡng trẻ gái
3.1.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi
3.2. Hiệu quả can thiệp đối với chỉ số nhân trắc của trẻ gái từ 11 – 13 tuổi
3.2.1. Số lượng mẫu tại từng thời điểm nghiên cứu
3.2.2. Đặc điểm chung của nhóm trẻ gái trước can thiệp
3.2.3. Khẩu phần của quần thể nghiên cứu
3.2.4. Đặc điểm nhân trắc của đối tượng trước can thiệp
3.2.5. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi chỉ số nhân trắc
3.3. Hiệu quả can thiệp đối với chỉ số sinh hóa của trẻ gái từ 11 – 13 tuổi
3.3.1. Đặc điểm chỉ số sinh hóa của đối tượng trước can thiệp
3.3.2. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi tình trạng hemoglobin
3.3.3. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi tình trạng ferritin
3.3.4. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi tình trạng vitamin D
3.3.5. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi tình trạng kẽm
3.3.6. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi tình trạng vitamin A
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
4.1. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ gái từ 11 – 13 tuổi
4.2. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi chỉ số nhân trắc của trẻ gái từ 11 – 13 tuổi
4.2.1. Một số đặc điểm của trẻ gái trước can thiệp
4.2.2. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi chỉ số nhân trắc
4.3. Hiệu quả can thiệp đối với sự thay đổi chỉ số sinh hóa của trẻ gái từ 11 – 13 tuổi
4.3.1. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi tình trạng hemoglobin, ferritin
4.3.2. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi tình trạng vitamin D
4.3.3. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi tình trạng kẽm
4.3.4. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi tình trạng vitamin A
4.4. Một số hạn chế trong quá trình triển khai nghiên cứu
KẾT LUẬN
KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG Trang
Bảng 2.1. Thành phần các vi chất dinh dưỡng trong viên đa vi chất 59
Bảng 3.1. Chỉ số nhân trắc của trẻ gái theo trường 66
Bảng 3.2. Chỉ số nhân trắc của trẻ gái theo tuổi 67
Bảng 3.3. Phân bố tình trạng cân nặng/chiều cao của trẻ gái theo trường 68
Bảng 3.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi qua phân tích đơn biến 69
Bảng 3.5. Mô hình hồi qui logistic đa biến dự đoán một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi 70
Bảng 3.6. Số lượng mẫu tại từng thời điểm nghiên cứu 72
Bảng 3.7. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp 73
Bảng 3.8. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của trẻ gái trước can thiệp 74
Bảng 3.9. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của trẻ gái sau can thiệp 75
Bảng 3.10. Tính cân đối của khẩu phần của trẻ gái trước và sau can thiệp 76
Bảng 3.11. Đặc điểm nhân trắc của đối tượng trước can thiệp 77
Bảng 3.12. Thay đổi chỉ số cân nặng sau can thiệp 78
Bảng 3.13. Thay đổi chỉ số chiều cao sau can thiệp 79
Bảng 3.14. Thay đổi chỉ số HAZ sau can thiệp 81
Bảng 3.15. Thay đổi chỉ số BAZ sau can thiệp 82
Bảng 3.16. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thấp còi của trẻ gái 84
Bảng 3.17. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng gầy còm của trẻ gái 85
Bảng 3.18. Hiệu quả điều trị bệnh đến tình trạng thấp còi của trẻ gái 86
Bảng 3.19. Hiệu quả điều trị bệnh đến tình trạng gầy còm của trẻ gái 87
Bảng 3.20. Đặc điểm chỉ số sinh hóa của đối tượng trước can thiệp 88
Bảng 3.21. Thay đổi nồng độ hemoglobin sau can thiệp 89
Bảng 3.22. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu máu 90
Bảng 3.23. Hiệu quả điều trị đến tình trạng thiếu máu 91
Bảng 3.24. Thay đổi nồng độ ferritin sau can thiệp 93
Bảng 3.25. Hiệu quả phòng bệnh tình trạng thiếu sắt sau can thiệp 94
Bảng 3.26. Hiệu quả điều trị tình trạng thiếu sắt sau can thiệp 95
Bảng 3.27. Thay đổi nồng độ vitamin D sau can thiệp 95
Bảng 3.28. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu vitamin D 96
Bảng 3.29. Hiệu quả điều trị đến tình trạng thiếu vitamin D 97
Bảng 3.30. Thay đổi nồng độ kẽm trung bình sau can thiệp 98
Bảng 3.31. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu kẽm 100
Bảng 3.32. Hiệu quả điều trị bệnh đến tình trạng thiếu kẽm 101
Bảng 3.33. Thay đổi nồng độ nồng độ vitamin A sau can thiệp 103
Bảng 3.34. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu vitamin A 104
Bảng 3.35. Hiệu quả điều trị bệnh đến tình trạng thiếu vitamin A 105
Bảng 4.1. So sánh các nhu cầu tham chiếu khuyến nghị dinh dưỡng
116
DANH MỤC HÌNH Trang
Hình 1.1: Đường cong phát triển chiều cao của trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi 6
Hình 1.2: Đường cong phát triển cân nặng của trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi 7
Hình 2.1. Tóm tắt sơ đồ nghiên cứu 48
Hình 3.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ gái theo trường 67
Hình 3.2. Mức tăng cân nặng trung bình được kiểm soát yếu tố nhiễu 79
Hình 3.3. Mức tăng chiều cao trung bình được kiểm soát yếu tố nhiễu 80
Hình 3.4. Mức tăng HAZ trung bình được kiểm soát yếu tố nhiễu 82
Hình 3.5. Mức tăng BAZ trung bình được kiểm soát yếu tố nhiễu 83
Hình 3.6. Mức tăng nồng độ hemoglobin hiệu chỉnh sau can thiệp 90
Hình 3.7. Mức tăng nồng độ ferritin được kiểm soát yếu tố nhiễu 94
Hình 3.8. Mức tăng nồng độ vitamin D được kiểm soát yếu tố nhiễu 96
Hình 3.9. Mức tăng nồng độ kẽm được kiểm soát yếu tố nhiễu 99
Hình 3.10. Mức tăng nồng độ vitamin A được kiểm soát yếu tố nhiễu 104
https://thuvieny.com/hieu-qua-bo-sung-da-vi-chat-toi-cai-thien-tinh-trang-dinh-duong-cua-tre-gai-11-13-tuoi/