Hiệu quả bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai đến tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi
Hiệu quả bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai đến tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi.Dinh dưỡng kém ở phụ nữ trước và trong khi có thai có liên quan đến tình trạng sinh non và chậm phát triển tử cung, làm tăng đáng kể nguy cơ sinh trẻ có cân nặng sơ sinh (CNSS) thấp, suy dinh dưỡng (SDD), chậm phát triển và tử vong ở trẻ sau này. Nghiên cứu cho thấy mức tăng cân khi có thai, khẩu phần ăn và tình trạng vi chất dinh dưỡng khi có thai có liên quan tới kết quả thai nghén và tình trạng sức khoẻ của trẻ [1], [2], [3]. Khẩu phần ăn của người Việt Nam [4], của phụ nữ tuổi sinh đẻ (PNTSĐ) [5], [6], [7], [8] và phụ nữ có thai (PNCT) [9], [10] còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị, khẩu phần ăn đặc biệt thiếu sắt, kẽm, calci, vitamin A, vitamin B12, và folate. Các can thiệp cải thiện khẩu phần ăn của phụ nữ khi có thai có tác động bền vững trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng (TTDD).
Suy dinh dưỡng thường khởi phát từ trong bào thai và có thể kéo dài suốt cuộc đời, gây ảnh hưởng xấu đến TTDD của những thế hệ tiếp theo. Ước tính trên toàn cầu năm 2015 có 23,2% (khoảng 156 triệu) trẻ em dưới 5 năm tuổi bị SDD thấp còi [11], tỉ lệ này ở Việt Nam là 24,6% [12]. Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng lâu dài đến cá nhân và xã hội, làm giảm nhận thức và phát triển thể chất, sức khỏe kém, giảm năng lực sản xuất và tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính sau này. Bên cạnh SDD, thiếu máu hiện cũng đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, là một rối loạn vi chất phổ biến nhất trên thế giới, tỉ lệ thiếu máu chung toàn cầu là 24,8% tương đương với 1,62 tỉ người [13], [14]. Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi, PNTSĐ và PNCT Việt Nam năm 2015 lần lượt là 27,8%, 25,5% và 32,8%, thuộc mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng [15]. Thiếu máu ảnh hưởng đến khả năng lao động, năng lực trí tuệ, phụ nữ bị thiếu máu khi có thai dễ bị sảy thai, đẻ non, sinh trẻ có CNSS thấp, tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con khi sinh, dễ bị chảy máu và bị mắc các bệnh nhiễm trùng ở thời kì hậu sản [16]. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng và thiếu máu là chế độ ăn không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể trong thời gian dài.
Một nghìn ngày đầu đời, từ khi có thai đến khi trẻ được hai tuổi, là khoảng thời gian quan trọng để can thiệp cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp trẻ đạt tối đa tiềm năng phát triển [17], [18], [19]. Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ, đặc biệt ở giai đoạn trước và trong khi có thai giúp tích lũy chất dinh dưỡng và mang lại hiệu quả bền vững trong cải thiện TTDD và thiếu máu. Nghiên cứu cho thấy ngay cả người mẹ thấp bé nếu được chăm sóc dinh dưỡng tốt khi có thai vẫn có thể sinh được những đứa trẻ khỏe mạnh [20]. Các tiếp cận phổ biến nhất hiện nay để cải thiện TTDD, thiếu máu của người mẹ và kết quả thai nghén bao gồm bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung sắt và acid folic, và bổ sung đa vi chất.
Cho đến nay có nhiều nghiên cứu thử nghiệm can thiệp có đối chứng để đánh giá hiệu quả của bổ sung vi chất dinh dưỡng trên PNCT [21]. Hầu hết các nghiên cứu can thiệp bổ sung vi chất cho tác dụng cải thiện tình trạng của loại vi chất được bổ sung. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu bổ sung vi chất đến kết quả thai nghén như CNSS của trẻ, tỉ lệ sinh non, sảy thai, tình trạng nhẹ cân, thấp còi của trẻ sơ sinh cũng như sự phát triển sau này của trẻ chưa thực sự rõ rệt [21], [22], [23], [24].
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Nhiều thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao như sắt, kẽm, vitamin A, folate và vitamin B12¬, là những chất quan trọng với sức khỏe sinh sản và sự phát triển của thai nhi. Mức tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc động vật có thể dự đoán được mức tăng cân khi có thai, kết quả thai nghén và sự phát triển của trẻ em [25], [26]. Tăng mức tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng trước và trong khi có thai, trong hoàn cảnh phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt vi chất cao, có nhiều khả năng cải thiện sự phát triển của thai nhi, giảm các tai biến sản khoa, giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng, cải thiện TTDD và sức khỏe về lâu dài cho các thế hệ tương lai.
Mặc dù vai trò của các chất dinh dưỡng trong thực phẩm khi có thai là quan trọng nhưng số nghiên cứu thử nghiệm bổ sung thực phẩm hoặc dựa vào thực phẩm để cải thiện TTDD, tình trạng thiếu máu của mẹ và kết quả thai nghén chưa nhiều [27]. Các nghiên cứu bổ sung dựa vào thực phẩm trong vài thập kỷ gần đây bước đầu đã cho kết quả khả quan trong cải thiện kết quả thai nghén và sự tăng trưởng của trẻ sau sinh nhưng chưa thực sự thống nhất [28], [29], [30], [31], [32]. Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng thực phẩm đã qua chế biến. Có ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả của bổ sung thực phẩm tự nhiên, tại chỗ cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới kết quả thai nghén mà chỉ có các nghiên cứu hồi cứu đánh giá tác động của việc cung cấp thực phẩm tự nhiên cho phụ nữ trước và trong khi có thai của các chương trình bổ sung thực phẩm trong điều kiện khẩn cấp, không chủ đích nghiên cứu [33], [34], [35], [36]. Một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của bổ sung thực phẩm tự nhiên giàu dinh dưỡng trước và trong khi có thai tới TTDD, thiếu máu của PNCT và trẻ 24 tuần tuổi là thực sự cần thiết. Vì vậy nghiên cứu sinh lựa chọn triển khai nghiên cứu “Hiệu quả bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai đến tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi“.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với hai mục tiêu cụ thể sau:
1. Đánh giá hiệu quả của bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới một số chỉ số nhân trắc của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi huyện Cẩm Khê, Phú Thọ.
2. Đánh giá hiệu quả của bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi huyện Cẩm Khê, Phú Thọ.
Giả thuyết nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên giả thuyết các chỉ số nhân trắc và tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai và của trẻ 24 tuần tuổi ở nhóm phụ nữ được bổ sung thực phẩm tự nhiên giàu sắt, kẽm, vitamin A, folate và vitamin B12¬ trước và trong khi có thai được cải thiện hơn so với ở nhóm phụ nữ không được bổ sung thực phẩm.
MỤC LỤC Hiệu quả bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai đến tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi
Lời cam đoan…………………………………………..…….……….……………
Lời cảm ơn ………………………………………………………………………
Mục lục………………………………………………………….………………….
Danh mục các chữ viết tắt………………………………….……………………
Danh mục các bảng ………………………………………………..……………….
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ ……………………………….…..……………
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..……
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………………………………………………………
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………..…..……………
1.1. Khái luận tình trạng dinh dưỡng trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ………….……
1.1.1. Tổng quan về tình trạng dinh dưỡng……………………………..……….…
1.1.2. Thực trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi………………………..…………
1.1.3. Thực trạng dinh dưỡng phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai ……………
1.2. Khái luận về thiếu máu: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các giải
pháp cải thiện thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ. ……………………..….…
1.2.1. Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ……………..……….…………
1.2.2. Nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng…………………….…………….……
1.2.3. Hậu quả của thiếu máu……………………………………..…………….…
1.2.4. Các giải pháp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ…….
1.3. Mối liên quan giữa dinh dưỡng của mẹ và sự tăng trưởng của trẻ……….…
1.3.1. Mối liên quan giữa dinh dưỡng của mẹ và cân nặng sơ sinh………..…..…
1.3.2. Mối liên quan giữa dinh dưỡng của mẹ và sự tăng trưởng của trẻ……….…
1.3.3. Mối liên quan giữa khẩu phần của mẹ và sự tăng trưởng của thai nhi
và trẻ nhỏ………………………………………………………….…………
1.4. Các can thiệp dinh dưỡng khi có thai cải thiện kết quả thai nghén……….
1.4.1. Can thiệp bổ sung thực phẩm khi có thai………………..……………….…
1.4.2. Can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng ………………………..…….………
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….………
2.1. Địa điểm nghiên cứu………………………………………….………….……
2.2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………….…..…………
2.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………..…..……..
2.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………..……………
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu……………………………………..……..……
2.4.3. Tổ chức nghiên cứu can thiệp………………………………..……….……
2.4.4. Các số liệu và thời điểm thu thập số liệu………………………..…………
2.4.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu………………………..…………
2.4.6. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá……………..…..…….
2.4.7. Các biện pháp khống chế sai số………………………………………………
2.4.8. Phân tích và xử lý số liệu………………………………………..…………
2.4.9. Đạo đức nghiên cứu……………………………………….……..…………
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………..……………..………
3.1. Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu ……………………….……………
3.1.1. Đặc điểm ban đầu của đối tượng tham gia nghiên cứu ……………….……
3.1.2. Đặc điểm khẩu phần ăn của đối tượng tham gia nghiên cứu ……………….
3.2. Hiệu quả của can thiệp tới một số chỉ số nhân trắc của phụ nữ có thai và
trẻ đến 24 tuần tuổi……….………………………………….……….………
3.2.1. Hiệu quả của can thiệp tới mộ số chỉ số nhân trắc của phụ nữ khi có thai ……..
3.2.2. Hiệu quả của can thiệp tới một số chỉ số nhân trắc của trẻ đến 24 tuần tuổi …..
3.3. Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai và
trẻ 24 tuần tuổi…………………………..………………………………………
3.3.1. Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu và một số chỉ số
liên quan ở phụ nữ có thai……………………….………………….………
3.3.2. Hiệu quả của can thiệp đến tình trạng thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi ……..
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………….……………….…………
4.1. Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tới một số chỉ số nhân trắc
của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi …………………………….….……
4.1.1. Hiệu quả của can thiệp tới một số chỉ số nhân trắc của phụ nữ khi có thai……..
4.1.2. Hiệu quả của can thiệp tới một số chỉ số nhân trắc của trẻ 24 tuần tuổi…….
4.2. Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tới tình trạng thiếu máu
của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi……………………..…………..……
4.2.1. Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu và một số chỉ số
liên quan ở phụ nữ có thai…………………..…..……..……………………
4.2.2. Hiệu quả của can thiệp đến tình trạng thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi….….
KẾT LUẬN……………………………………………………………….……..…
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………
Tóm tắt những điểm mới của luận án…………………………………..…..……
Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả có liên quan
đến luận án………………………………………………………………….…….
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..…….
Phụ lục……..………………………………………..……………………….…… i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần bổ sung 40
Bảng 2.2 Trung bình thời gian ăn thực phẩm bổ sung của nhóm can thiệp 47
Bảng 2.3 Trung bình thời gian tham gia nghiên cứu 47
Bảng 2.4 Thời điểm và các số liệu cần thu thập 52
Bảng 2.5 Quy định khoảng thời gian thu thập số liệu 53
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu xét nghiệm và phương pháp thực hiện 57
Bảng 3.1: Đặc điểm ban đầu của đối tượng theo nhóm nghiên cứu 64
Bảng 3.2: Đặc điểm nhân trắc của đối tượng trước can thiệp theo nhóm nghiên cứu 66
Bảng 3.3: Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng trước can thiệp theo nhóm nghiên cứu 66
Bảng 3.4 Một số chỉ số sinh hóa máu của đối tượng trước can thiệp theo nhóm nghiên cứu 67
Bảng 3.5: Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng trước can thiệp theo nhóm nghiên cứu 68
Bảng 3.6: Giá trị dinh dưỡng khẩu phần thực tế của đối tượng khi có thai theo nhóm nghiên cứu 71
Bảng 3.7: Giá trị dinh dưỡng khẩu phần (không bao gồm thực phẩm bổ sung) của đối tượng khi có thai theo nhóm nghiên cứu 72
Bảng 3.8: Sự thay đổi cân nặng của phụ nữ tham gia nghiên cứu khi có thai theo nhóm nghiên cứu 74
Bảng 3.9: Sự thay đổi cân nặng của phụ nữ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn theo nhóm nghiên cứu 74
Bảng 3.10: Sự thay đổi chu vi vòng cánh tay của phụ nữ khi có thai theo nhóm nghiên cứu 76
Bảng 3.11: Sự thay đổi chu vi vòng cánh tay khi có thai của phụ nữ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn theo nhóm nghiên cứu 76
Bảng 3.12 Tương quan tuyến tính giữa mức tăng cân khi có thai với can thiệp và đặc điểm trước khi có thai của phụ nữ nhóm nghiên cứu 77
Bảng 3.13 Đặc điểm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đến 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu 78
Bảng 3.14: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh theo nhóm nghiên cứu 79
Bảng 3.15: Số đo nhân trắc của trẻ 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu 80
Bảng 3.16 Mức tăng cân nặng, chiều dài nằm của trẻ 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu 81
Bảng 3.17: Z-score trung bình của trẻ 24 tuần tuổi có mẹ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn theo nhóm nghiên cứu 83
Bảng 3.18: Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu 84
Bảng 3.19: Thay đổi nồng độ hemoglobin trung bình ở phụ nữ khi có thai theo nhóm nghiên cứu (g/dL) 85
Bảng 3.20: Hiệu quả của can thiệp tới tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai 86
Bảng 3.21 Thay đổi nồng độ folate huyết thanh của phụ nữ khi có thai theo nhóm nghiên cứu (µM/L) 87
Bảng 3.22 Thay đổi nồng độ cobalamin huyết thanh của phụ nữ khi có thai theo nhóm nghiên cứu (pM/L) 88
Bảng 3.23: Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi 90
Bảng 3.24: Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi có mẹ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn 90
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến hậu quả lâu dài của suy dinh dưỡng thấp còi 6
Hình 1.2: Khung lý thuyết các giai đoạn và can thiệp dinh dưỡng tiềm năng để cải thiện kết quả thai nghén 36
Hình 2.1 Sơ đồ lấy mẫu 43
Hình 2.2 Địa điểm chế biến và tổ chức ăn bổ sung 45
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức và quản lý nghiên cứu 48
Hình 2.4 Sơ đồ lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu máu 56
Hình 3.1: Mức đáp ứng nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của khẩu phần đối tượng trước can thiệp 69
Hình 3.2: Sự thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng cấp của phụ nữ khi có thai 75
Hình 3.3: Z-score trung bình của trẻ 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu 82
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hoàng Thu Nga, Nguyễn Thị Lâm, Từ Ngữ, Phí Ngọc Quyên, Henri Dirren, Janet C. King. Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ 24 tuần tuổi. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 12 số 5(2) tháng 10 năm 2016, trang 23-30.
2. Hoàng Thu Nga, Nguyễn Thị Lâm, Từ Ngữ, Phí Ngọc Quyên, Henri Dirren, Janet C. King. Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 13 số 2 tháng 5 năm 2017, trang 72-78.
3. Tu Ngu, Henri Dirren, Deborah Dean, Hoang Thu Nga, Phi Ngoc Quyen, Nguyen Thi Diep Anh, Janet C. King (2014). Effect of animal-source food dupplement prior to and during pregnancy on birthweight and prematrurity in rural Vietnam: A brief study description. Food and nutrition bulletin, vol. 35, no. 4 (supplement) pp:S205-S208
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Calle M., et al (2003). Homocysteine, folic acid and B-group vitamins in obstetrics and gynaecology. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 107(2): 125-34.
2. Furness D., et al. (2013). Folate, vitamin B12, vitamin B6 and homocysteine: impact on pregnancy outcome. Maternal Child Nutr. 9(2):155-66.
3. Scholl T.O. (2005). Iron status during pregnancy: setting the stage for mother and infant. Am J Clin Nutr; 81(5):1218s–22s.
4. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2010). Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010. NXB Y học.
5. Andrew Hall và cs (2008). Mức tiêu thụ thực phẩm nguồn động vật và tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ thiếu năng lượng trường diễn lứa tuổi sinh đẻ ở nông thôn Việt Nam. Tạp chí DD&TP, 4(3+4), tr: 73-83
6. Nguyễn Lan Phương và cs (2014). Đánh giá khẩu phần và mức tiêu thụ folic của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở một xã ngoại thành Hà Nội. Tạp chí DD&TP, 10(1), tr: 18-24.
7. Nguyễn Thị Thanh Tâm và cs (2014). Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần thực tế của phụ nữ có thai huyện Duy Tiên, Hà Nam 2014. Tạp chí DD&TP, 10(4), p:1-11
8. Hồ Thu Mai (2013). Hiệu quả của truyền thông giáo dục và bổ sung viên sắt/folic đối với tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình. Luận án tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng.
9. Huỳnh Nam Phương (2011). Tiếp thị xã hội với việc bổ sung sắt cho phụ nữ có thai dân tộc Mường ở Hòa Bình. Luận án tiến sỹ Dinh dưỡng cộng đồng, Viện Dinh dưỡng.
10. Đinh Phương Hoa (2013). Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và hiệu quả bổ sung sắt hàng tuần ở phụ nữ 20-35 tuổi tại huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Luận án tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng.
11. UNICEF, WHO, World Bank (2015). Levels and trends in child malnutrition. UNICEF-WHO-World Bank Group joint child malnutrition estimates. Key findings of the 2016 edition.
12. Viện Dinh dưỡng (2015). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (1999-2015). http://www.viendinhduong.vn/news/vi/106/61/0/a/ so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx.
13. WHO (2012). Global targets 2025. To improve maternal, infant and young child nutrition (www.who.int/nutrition/topics/nutrition_globaltargets 2025/en/.
14. WHO (2008), “Worldwide prevalence of anemia 1993-2005: WHO global database on anemia “, pp. 51.
15. Viện Dinh dưỡng (2015). Số liệu thống kê về tình hình thiếu vi chất ở Việt Nam qua các năm. http://vichat.viendinhduong.vn/vi/so-lieu-thong-ke-vcdd.nd29/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-hinh-thieu-vi-chat-dinh-duong-o-viet-nam-qua-cac-nam.i103.html.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com