HIỆU QUẢ BỔ SUNG THỰC PHẨM SẴN CÓ ĐẾN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ 12–23 THÁNG TUỔI HUYỆN TIÊN LỮ-TỈNH HƯNG YÊN

HIỆU QUẢ BỔ SUNG THỰC PHẨM SẴN CÓ ĐẾN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ 12–23 THÁNG TUỔI HUYỆN TIÊN LỮ-TỈNH HƯNG YÊN

Luận án HIỆU QUẢ BỔ SUNG THỰC PHẨM SẴN CÓ ĐẾN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ 12–23 THÁNG TUỔI HUYỆN TIÊN LỮ-TỈNH HƯNG YÊN. Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là tình trạng phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) năm 2013, hiện nay có khoảng 165 triệu trẻ em, chiếm26% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu bị thấp còi trong năm 2011[1]. Trong phân tích về những thách thức của dinh dưỡng trẻ em năm 2013, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, trong năm 2011 toàn cầu có khoảng 6,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong và suy dinh dưỡng đóng vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp đối với 35% số trẻ chết này [2]. Số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế năm 2015 cũng cho thấy, ở Việt Nam cứ 7trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và cứ 4trẻ có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi[3]. 

Nguyên nhân phổ biến của tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em là do chế độ ăn không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ và tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Nguyên nhân này càng phổ biến hơn ở các vùng nông thôn nghèo, những địa bàn có điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội còn hạn chế, khả năng tiếp cận đến thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe của người dân còn gặp khó khăn, dẫn đến kiến thức, thực hành chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em của bà mẹ và người chăm sóc trẻ bị hạn chế[4], [5]. 
Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng, các yếu tố ngoại sinh đặc biệt là chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự phát triển chiều cao của trẻ, đặc biệt chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời của trẻ[6]. Với luận điểm đó, các nhà dinh dưỡng học đã khuyến cáo Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế tập trung thiết kế và triển khai các can thiệp dinh dưỡng cộng đồng theo các giải pháp:Giải pháp dựa vào bổ sung vi chất dinh dưỡng; Giải pháp dựa vào thực phẩm, cải thiện chế độ ăn và giải pháp truyền thông giáo dục sức khỏe. Nhiều dự án cải thiện dinh dưỡng cộng đồng đã được triển khai bởi ngành y tế và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Với những nỗ lực đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam đang giảm xuống một cách nhanh chóng trong những năm gần đây[7]. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn cao, đặc biệt ở trẻ lứa tuổi 12 – 23 tháng tuổi,đòi hỏi Chính phủ và các cơ quan chức năng cần có các chiến lược và giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi sớm, đặc biệt đối với các vùng nông thôn nghèo, nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao[7], [8], [9], [10]. 
Cho đến nay, các nghiên cứu can thiệp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi còn chưa nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp cộng đồng như giải pháp bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.
Huyện Tiên Lữ, là vùng nông thôn nghèo phía Nam của tỉnh Hưng Yên với diện tích khoảng 92,43 km2, dân số 104.100 người. Huyện nằm ven sông Luộc, phía Bắc giáp huyện Kim Động và huyện Ân Thi, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp huyện Phù Cừ, phía Tây giáp thị xã Hưng Yên. Về kinh tế, đây là huyện nghèo của tỉnh, điều kiện kinh tế thấp kém, cơ cấu sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở vật chất đầu tư cho ngành Y tế còn chưa nhiều, các chỉ tiêu giảm tình trạng suy dinh dưỡng trên địa bàn còn gặp những khó khăn [11]. Nghiên cứu năm 2011 của Nguyễn Anh Vũ và Lê Thị Hương [12]cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện còn khá cao (31,8%) và cao hơn mặt chung cùng thời điểm của tỉnh Hưng Yên cũng như toàn quốc, đặc biệt tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ 12-23 tháng tuổi địa bàn này là 36,2%, ởmức cao theo phân loại của WHO. Báo cáo khảo sát của Chương trình phát triển vùng huyện Tiên Lữ trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam năm 2009 cho thấy cần có một giải pháp can thiệp cộng đồng khả thi, có tính bền vững để khống chế một cách hiệu quả tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở giai đoạn sớm của trẻ trên địa bàn huyện này, đặc biệt trẻ 12 – 23 tháng tuổi [11].
Đề tài nghiên cứu này nhằm thử nghiệm mô hình can thiệp dựa vào chế độ ăn của trẻ để cải thiện tình trạng thấp còi của trẻ. Cách tiếp cận của đề tài là bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thấp còi lứa tuổi 12 – 23 tháng tuổi, thông qua việc sử dụng thực phẩm sẵn có tại địa phương.Nếu kết quả của nghiên cứu chỉ ra những bằng chứng thuyết phục sẽ giúp địa phương cũng như các chương trình, dự án can thiệp dinh dưỡng cộng đồng của Việt Nam có cơ sở đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao và bền vững tại cộng đồng, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng thấp còi giai đoạn sớm ở trẻ em các vùng nông thôn. 
Giả thuyết nghiên cứu
Tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ suy dinh dưỡng thấp còi được bổ sung thực phẩm sẵn có tại địa phương giàu vi chất dinh dưỡng tốt hơn so với nhóm trẻ suy dinh dưỡng thấp còi không được bổ sung.
MỤC LỤC HIỆU QUẢ BỔ SUNG THỰC PHẨM SẴN CÓ ĐẾN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ 12–23 THÁNG TUỔI HUYỆN TIÊN LỮ-TỈNH HƯNG YÊN

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU    4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    5
1.1.    Khái niệm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi    5
1.2.    Phương pháp đánh giá    6
1.3. Thực trạng và nguyên nhân SDD thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới và Việt Nam    8
1.4. Các giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi    20
1.5. Luận giải về mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án    37
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    39
2.1. Đối tượng nghiên cứu    39
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    40
2.3. Phương pháp nghiên cứu:    41
2.4. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin:    55
2.5.    Thực hiện, kiểm tra và giám sát    60
2.6.    Xử lý và phân tích số liệu    61
2.7.    Các biện pháp khống chế sai số:    61
2.8.    Đạo đức trong nghiên cứu:    63
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    65
3.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu sàng lọc    65
3.2. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ, KT-TH về chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ và các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thấp còi của trẻ.    66
3.3. Hiệu quả giải pháp can thiệp bổ sung dinh dưỡng bằng sử dụng thực phẩm sẵn có tại địa phương đến KT-TH của bà mẹ và TTDD của trẻ 12 – 23 tháng tuổi.    89
Chương 4. BÀN LUẬN    107
4.1. Một số nét về đối tượng nghiên cứu    107
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ, kiến thức thực hành về chăm sóc dinh dưỡng và các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng    107
4.3. Hiệu quả của can thiệp giáo dục dinh dưỡng kết hợp bổ sung bữa ăn giàu vi chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm sẵn có của địa phương đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 12 – 23 tháng    122
4.4. Hạn chế nghiên cứu:    134
KẾT LUẬN    136
KHUYẾN NGHỊ    139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ    140
TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN    141
TÀI LIỆU THAM KHẢO    142
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ ở các nước đang phát triển    9
Hình 1.2. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng     16
Hình 1.3. Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến SDD thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi    20
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện nghiên cứu    55
 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Cách xác định trẻ suy dinh dưỡng thấp còi    7
Bảng 1.2. Ngưỡng đánh giá mức độ SDD của quần thể    8
Bảng 1.3: Các can thiệp dinh dưỡng quan trọng trong 1000 ngày đầu    27
Bảng 2. 1: Thời gian thực hiện nghiên cứu………………………………………….41
Bảng 2. 2: Tổng hợp cỡ mẫu yêu cầu và cỡ mẫu thực tế    54
Bảng 3.1: Đặc điểm của gia đình trẻ trong nghiên cứu sàng lọc ………………………..66
Bảng 3.2: Cân nặng, chiều cao và Z-Score CN/T; CC/T; CN/CC của trẻ 12-23 tháng      67
Bảng 3.3: Tình trạng SDD chung của trẻ 12 – 23 tháng     67
Bảng 3.4: Phân bố tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo giới tính    68
Bảng 3.5: Kiến thức của các bà mẹ về cân nặng cơ thể cần phải tăng khi mang thai      69
Bảng 3.6: Thực hành cai sữa cho trẻ 12-23 tháng tuổi của các bà mẹ     73
Bảng 3.7: Cấu trúc bữa ăn của trẻ 12 – 23 tháng  trong vòng 24 giờ qua     74
Bảng 3.8: Thực phẩm đầu tiên trẻ được sử dụng khi bắt đầu ăn bổ sung    75
Bảng 3.9: Thành phần dinh dưỡng khẩu phần 24 giờ qua (đã bao gồm cả lượng sữa mẹ ở trẻ còn bú) của nhóm trẻ thấp còi trong nghiên cứu     75
Bảng 3.10: Thực trạng trẻ bị tiêu chảy và thực hành chăm sóc trẻ bị tiêu chảy    77
Bảng 3.11: Thực trạng NKHHCT ở trẻ và thực hành chăm sóc của bà mẹ    78
Bảng 3.12: Mô hình hồi quy logistic đa biến thể hiện mối liên quan giữa SDD thể thấp còi và một số yếu tố    79
Bảng 3.13: Mô hình hồi quy logistic đa biến thể hiện mối liên quan giữa SDD thể nhẹ cân và một số yếu tố    80
Bảng 3.14: Mô hình hồi quy logistic đa biến thể hiện mối liên quan giữa SDD thể gầy còm và một số yếu tố    82
Bảng 3.15: Mô hình hồi quy logistic đa biến thể hiện mối liên quan giữa khẩu phần và TTDD thấp còi của trẻ    83
Bảng 3.16: Đặc điểm chung của đối tượng trước can thiệp    90
Bảng 3.17: Thay đổi số lượng bữa ăn và sử dụng các nhóm thực phẩm    91
Bảng 3.18: Hiệu quả can thiệp đến thay đổi tần suất tiêu thụ thực phẩm    93
Bảng 3.19: Hiệu quả can thiệp đến tổng năng lượng và Protein    95
Bảng 3.20: Hiệu quả can thiệp đến tình trạng vitamin và khoáng chất trong khẩu phần của trẻ    96
Bảng 3.21: Hiệu quả của can thiệp đến thay đổi thực hành phòng bệnh    98
Bảng 3.22: Hiệu quả can thiệp đến thay đổi chiều cao và TTDD thể thấp còi    101
Bảng 3.23: Hiệu quả can thiệp đến thay đổi cân nặng và TTDD nhẹ cân    102
Bảng 3.24: Hiệu quả của can thiệp đến thay đổi WHZ và TTDD gày còm ở trẻ    103
Bảng 3.25: Hiệu quảcan thiệp đến thay đổi nồng độ Hemoglobin huyết thanhvà tình trạng thiếu máu của trẻ thấp còi    104
Bảng 3.26: Hiệu quả can thiệp đến thay đổi nồng độ retinol huyết thanh và tỷ lệ thiếu vitamin A của trẻ thấp còi    105
Bảng 4. 1: So sánh các thể SDD với nghiên cứu ở các địa phương khác ………..109
Bảng 4. 2: SDD thấp còi theo nhóm tháng tuổi so với nghiên cứu khác    110
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi của Việt Nam     11
Biểu đồ 1.2: Diễn biến tình trạng SDD thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam    12
 Biểu đồ 1.3: Tình trạng SDD thấp còi trẻ dưới 5 tuổi phân bố theo vùng sinh thái    13
Biểu đồ 1.4: Diễn biến SDD thấp còi qua các năm khu vực thành thị, nông thôn      14
Biểu đồ 1.5: SDD thấp còi theo nhóm tuổi (tháng) tại Việt Nam     15
Biểu đồ 1.6: Mối liên quan giữa năng lượng đạt được so với nhu cầu và SDD thấp còi    18
Biểu đồ 3.1: Phân bố trẻ theo giới tính     65
Biểu đồ 3.2: Trình độ học vấn của bà mẹ     65
Biểu đồ 3.3: KT-TH về số lần khám thai của các bà mẹ     68
Biểu đồ 3.4: Thực hành uống viên sắt của các bà mẹ trong quá trình mang thai     69
Biểu đồ 3.5: So sánh KT-TH cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh     70
Biểu đồ 3.6: Thực hành vắt bỏ sữa non trước khi bú lần đầu     70
Biểu đồ 3.7: Lý do vắt bỏ sữa non của các bà mẹ     71
Biểu đồ 3.8: Kiến thức và thực hành NCHTBSM của các bà mẹ     71
Biểu đồ 3.9: Nguyên nhân bà mẹ không NCHTBSM 6 tháng đầu     72
Biểu đồ 3.10: KT-TH của bà mẹ về cho trẻ ăn bổ sung     73
ĐẶT VẤN ĐỀ

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.    Nguyễn Anh Vũ, Lê Thị Hương, Phạm Thị Thúy Hòa, Đoàn Thị Thu Huyền (2013), “Kiến thức và thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 12-24 tháng tuổi tại huyện Tiên Lữ năm 2011”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, Tập 82, Số 2, tháng 4 năm 2013, tr. 148-154.
2.    Nguyễn Anh Vũ, Lê Thị Hương, Phạm Thị Thúy Hòa, Đoàn Thị Thu Huyền (2017), “Hiệu quả của can thiệp bổ sung bữa ăn bằng nguồn thực phẩm sẵn có của địa phương đến việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em tại huyện Tiên Lữ – Hưng Yên”, Tạp chí Y học thực hành, Số 1034, Tháng 2 năm 2017.

 
TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.    Hiệu quả của bữa ăn bổ sung sử dụng thực phẩm sẵn có tại địa phương của vùng nông thôn nghèo
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của can thiệp cung cấp bữa ăn bổ sung bằng thực phẩm sẵn có tại địa phương đến cải thiện chiều cao và tình trạng thấp còi của trẻ 12 – 23 tháng tuổi. Người dân nghèo có thể đạt được mục tiêu cải thiện chiều cao và phòng ngừa thấp còi cho trẻ của mình thông qua việc áp dụng bộ thực đơn ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi bằng thực phẩm sẵn có và rẻ tiền, dễ tiếp cận ngay tại địa phương mình, thậm chí trong vườn của gia đình mình. Xét về ý nghĩa thực tiễn can thiệp cộng đồng, đây không những là giải pháp có tính hiệu quả cao mà còn có tính khả thi và bền vững.
2.    Kiểm soát khẩu phần của trẻ
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu kiểm soát khẩu phần của trẻ, đảm bảo trẻ ăn hết khẩu phần được thiết kế theo nhu cầu khuyến nghị sẽ có ý nghĩa trong phát triển chiều cao và phòng ngừa thấp còi. 
3.    Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng kết hợp với thực hành
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc can thiệp tổ chức truyền thông kết hợp với thực hành áp dụng bộ thực đơn để chế biến bữa ăn cho trẻ, khiến bà mẹ từng ngày chứng kiến tận mắt sự cải thiện tình trạng dinh dưỡng của con mình từ những thực phẩm sẵn có tại hộ gia đình và địa phương, họ sẽ dễ dàng học được cách chế biến bữa ăn khoa học, giúp họ thay đổi hành vi trong chăm sóc dinh dưỡng, phòng chống SDD thấp còi cho con em mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    UNICEF (2013). Improving Child Nutrition – The achievable imperative for global progress. 14.
2.    WHO (2013). Essential Nutrition Actions, June 2013. 2.
3.    Viện Dinh dưỡng (2016).  Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm. Trang web Viện Dinh dưỡng, http://www.viendinhduong.vn/news/vi/106/61/0/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx. Cập nhật ngày 8/7/2016.
4.    WHO (2001). Iron deficiency Anaemia: Assessment, Prevention and Control. A guide for programme managers. 1309-30.
5.    De Pee S., et al (2008). Quality criteria for micronutrient powder products: report of a meeting organized by the World Food Programme and Sprinkles Global Health Initiative. Food Nutr Bull. 29(3): 232-41.
6.    Lê Danh Tuyên và Huỳnh Nam Phương (2015). 1000 ngày vàng – Cơ hội đừng bỏ lỡ.Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. Tập 11 (Số 1 Tháng 2 năm 2015): 1 – 5.
7.    Viện Dinh Dưỡng (2011). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010. Nhà xuất bản Y học. 2011, 12.
8.    Viện Dinh dưỡng (2014). Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em Việt Nam.  Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp nhà nước 2011-2014.
9.    Nguyễn Công Khẩn và Hà Huy Khôi (2007). Thay đổi mô hình bệnh tật liên quan tới dinh dưỡng trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở Việt Nam.Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 3(2+3): 14-23.
10.    Lê Thị Hương và Nguyễn Anh Vũ (2011). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi vùng dân tộc Mường tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Y học thực hành, 2011(6). 287 – 290.
11.    Tầm Nhìn Thế Giới tại Việt Nam (2009). Báo cáo khảo sát Chương trình phát triển vùng huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
12.    Nguyễn Anh Vũ và Lê Thị Hương (2011). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 7(1), 24-30.
13.    Mann J and T. A.S (2002). Essentials of human nutrition.Oxford University Press. xviii, 622, 2nd, 467, 470, 471.
14.    United Nations (1997). The 3rd [Third] report on the world nutrition situation: A report compiled from information available to the ACC/SCN. United Nations ACC Sub-Committee on Nutrition, Geneva.
15.    Victoria C.G., et all (2008). Maternal and child under nutrition: consequences for adult health and human capital. The Lancet, Maternal and Child under nutrition Series.  23-40.
16.    Mayer H.E., S.R (1999). Income, educational level and body height. annals of human biology.26, 219-227.
17.    Robert E Balck et al (2008), Maternal and child under nutrition: global and regional exposes and health consequences. The Lancet, Maternal and Child under nutrition Series 2008. 5-11.
18.    Victora CG, A.L., Fall C, Hallal PC, Martorell R, Richter L, et al. (2008), Maternal and child undernutrition: consequences for adult health and human capital. Lancet, 2008 Jan. 26. 371 (9609). 340-57.
19.    WHO (2005). Global database on Child Growth and Malnutrition: Methodology and Application, WHO press.
20.    UNICEF, WHO, World Bank (2013). Level and Trends in Child Mainutrition, 2013.
21.    Bhutta ZA, Black RE, et al (2008). For the Maternal and Child Undernutrition Study Group. What works? Interventions for maternal and child undernutrition and survival. Lancet, 2008 (371). 417 – 40.
22.    UNICEF, WHO, World Bank (2015). Global Nutrition Report.
23.    WHO (2016), World Health Statistics 2016.
24.    Stevens, G.A., et al. (2012). Trends in mild, moderate, and severe stunting and underweight, and progress towards MDG 1 in 141 developing countries: A systematic analysis of population representative data. Lancet 2012. 380. 9844. 824-834.
25.    UNICEF (2006), Micronutrient supplementation thought the life cycle, 2006, Report of the workshop head by the Ministry of Health Brazil and UNICEF.
26.    WHO (2002), Prevention and control of schistosomiasis and soil-transmitted helminthiasis, Report of a WHO Expert Committee, Technical Report Series, Geneva.
27.    Phengxay M and et al. (2007). Rick factors for protein – ennery malnutrition in chidren under 5 years: study from Luangprabang province, Lao. Pediatric Int. 260-265.
28.    Biswas S, and et al. (2010). Deferences in the effect of birth order and parents’ education on stunting: A study on Bemgalee preschool children from eastern India. Pubmed. 61(4). 271-276.
29.    Mercedes de Onis and M. Blössne (2011). Department of Nutrition for Health and Development, World Health Organization, 20 Avenue Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland.
30.    WHO (2012). Global Database on Child Growth and Malnutrition: methodology and applications.
31.    Viện Dinh dưỡng (2016). Xu hướng giảm suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi năm 2000 – 2009. Trang web Viện Dinh dưỡng http://www.viendinhduong.vn/FileUpload/Documents/So%20lieu%20DD202000-2009.pdf. Truy cập ngày: 8/7/2016
32.    Viện Dinh dưỡng (2015). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Trang web Viện Dinh dưỡng http://www.nutrition.org.vn/news/vi/106/61/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx.
33.    Viện Dinh dưỡng (2011). Báo cáo tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ năm 2011. Nhà xuất bản y học 2011.
34.    Viện Dinh dưỡng (2014).  Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm 2000 – 2013. Trang web www.viendinhduong.vn.
35.    Trần Thị Lan (2013).  Hiệu quả của bổ sung đa vi chất và tẩygiun ở trẻ 12-36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi, dân tộc Vân Kiều và Pako huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Luận án Tiến sỹ dinh dưỡng, Viện Dinh Dưỡng.
3.6    Nguyễn Thanh Hà (2011). Hiệu quả bổ sung kẽm và Sprinkes đa vi chất trên trẻ 6 – 36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Luận án Tiến sỹ dinh dưỡng cộng động.
37.    Jonsson (1992).  Nutrition and Ethics, in Paper presented at meeting on Nutrition, Ethics, and Human Rights, UNICEF, Editor. UNICEF, Norwegian institute of Human Rights: Oslo. 1992.
38.    Allen L.H (1994). Utritional influences on linear growth: a general review. N. Eur I. of clin. Nutrition. 48 (supply 1). 210.
39.    Jennifer Bryce, D.C., Ian Darnton-Hill, David Pelletier, Per Pinstrup-Andersen (2008). Maternal and child under nutrition: effective action at national level. The Lancet, 2008. 1 (65-70).
40.    Laura E Caufield, Mercedes de Onis, and Juan Rivera (2008).  Maternal and child under nutrition: global and regional disease burden from under nutrition. The Lancet, Maternal and Child under nutrition Series, 2008. 1: 12-18.
41.    Võ Thị Kiều Phượng (2008).  Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành quản lý y tế, Trường Đại học Y Dược Huế. 85-86.
42.    Phạm Trung Kiên và cộng sự (2010).  Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dân tộc Sán Dìu và H’Mông tại 2 xã miền núi phía Bắc Việt Nam . Tạp chí Y học thực hành. số 3 (708). 31-33.
43.    Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2003). Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000. Nhà xuất bản y học 2003, Hà Nội.
44.    UNICEF (2008). UNICEF – Humanitarian  Action Report 2008. New York.
45.    Isabelle Defourny, et al. (2007). Management of moderate acute malnutrition with RUTF in Niger. Médecins San Frontières, France.
46.    Judit Katona Apte and A. Mokdad (2000). Malnutrition of children in the Democratic People’s Republic of North Korea, United Nations.
47.    Siega-Riz, A. G. Hartzema, et al (2006). The effects od prophylactic iron given in prenatal supplements on iron status and birth outcomes: a randomized controlled trial. Am.J.Obstet.Gynecol. 194(2). 512-9.
48.    Zulfigar A Bhutta, Tahmeed, and R.E. Black (2008). What works? Intervention for maternal and child under nutrition and survival. The Lancet, 2008. 41-59.
49.    Dijkhuizen MA, West CE, Muhilal, et al (2004). Zinc plus beta-carotene supplementation of pregnant women is superior to beta-carotene supplementation alone in improving vitamin A status in both mothers and infants. Am J Clin Nutr. 80. 1299-307.
50.    Graham JM, Pandey P, Shrestha RK, Brown KH, Allen LH (2007). Supplementation with iron and riboflavin enhances dark adaptation response to vitamin A-fortified rice in iron-deficient, pregnant, nightblind Nepali women. Am J Clin Nutr. 85. 1375-84.
51.    ACC/SCN/IFPRI (2005).  5th Report on the world nutrition situation – Nutrition for improved development outcomes, 2005, Geneva.
52.    WHO (2001). Iron deficiency Anaemia: Assessment, Prevention and control. 15 – 38.
53.    Black RE, Bhutta ZA, Caulfeld LE, de Onis M, Ezzati M, et al (2008). Maternal and child undernutrition: global and regional exposures and health consequences. Lancet 2008. 371(9608). 243-60.
54.    Nabarro D. (2013). Global child and maternal nutrition — the SUN rises. Lancet 2013; published online June 6.http://dx.doi.org/10.1016/S0140-6736-(13)61086. (13) 61086.
55.    Bộ Y tế (2012). Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến 2030.
56.    Võ Phúc Khanh (2003). Đánh giá chương trình hỗ trợ dinh dưỡng và tẩy giun hàng loạt cho học sinh tiểu học tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Khoa Huế.
57.    Ninh NX., Collette L. (1996). “Zinc supplementation increased growth and circulating Insulin-like Growth Factor-I (IGF-I) in Vietnamese growth-retarded children”. Am J Clin Nutr. 63. 514-519. 
58.    WHO (2009). Infant and young child feeding. Geneva.
59.    Lê Thị Hợp và c.s. (2012).  Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà xuất bản y học, 2012.
60.    WHO/UNICEF (2003). Global strategy on Infant and young Child Feeding. Geneva, World Health Organization.
61.    Bộ y tế, Viện Dinh dưỡng (2016).  Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2006 – 2010.
62.    Ali Mohieldin Mahgoub Ibrahim and Moawia Ali Hassan Alshiek, (2010). The impact of feeding practices on prevalence of under nutrition among 6-59 months aged children in Khartoum. Sudanese Journal of Public Health. 5(3). 151 – 157.
63.    S Rao et al (2011). Study of complementary feeding practices among mothers of children aged six months to two years – A study from coastal south India. Australia Medical Journal. 4(5). 252 – 257.
64.    Tarrant RC et al (2010). Factors associated with weaning practices in term infants: a prospective observational study in Ireland. Brishtish Journal Nutrition. 104. 1544-1554.
65.    Caetano MC (2010). Complementary feeding: Inappropriate practices in infants. Journal Pediatrics. 86. 196-201.
66.    Vishnu Khanal et al (2013). Determinants of complementary feeding practices among Nepalese children aged 6–23 months: findings from demographic and health survey 2011.  BMC Pediatrics. 13(131).
67.    Senarath U et al (2012). Comparisons of complementary feeding indicators and associated factors in children aged 6-23 months across five South Asian countries. Maternal and Child nutrition. 8. 89 – 106.
68.    Charmaine. S.Ng, et al (2010). Complementary feeding indicators and determinants of poor feeding practices in Indonesia: a secondary analysis of 2007 Demographic and Health Survey data. Public Health Nutrition. 15(5). 827 – 839.
69.    Senarath U et al (2012). Determinants of inappropriate complementary feeding practices in young children in Sri Lanka: secondary data analysis of Demographic and Health Survey 2006-2007. Maternal and Child nutrition. 8(1). 60 – 77.
70.    Từ Ngữ, Huỳnh Nam Phương (2007). Tìm hiểu về thực hành ăn bổ sung và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 – 23 tháng tại 3 xã nông thôn Phú Thọ. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 3(4). 79 – 86.
71.    Đặng Tuấn Đạt, Đặng Oanh (2007). Tìm hiểu tập quán nuôi con của bà mẹ dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 3(4). 25-34.
72.    Nguyễn Đình Quang, Trương Bút (1990). Tập quán dinh dưỡng và nuôi con của đồng bào dân tộc H’Mông và Tày ở 2 tỉnh miền núi phía Bắc. Báo cáo tại hội nghị khoa học Viện Dinh dưỡng.
73.    Nguyễn Lân (2012). Ảnh hưởng của sữa bổ sung Pre-Probiotic lên tình trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn và hệ vi khuẩn chí đường ruột ở trẻ 6 – 12 tháng tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn Tiến sỹ dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội.
74.    Lê Thị Hương (2008). Kiến thức thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm tháng 9/2008. 2. 40 – 48.
75.    Lê Thị Hương (2009). Kiến thức thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại một huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. Tạp chí Y học thực hành, 2009. 669. 2-6.
76.    Lương Ngọc Trương (2011). Nghiên cứu kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi tại 3 huyện Cẩm Thủy, Tĩnh Gia, Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa năm 2011. Tạp chí Phụ sản 2011. 11(3). 96-100.
77.    Phạm Thị Thúy Hòa, Huỳnh Nam Phương (2014). Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện Tam nông, Phú Thọ 2011- 2014. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp nhà nước.
78.    Viện nghiên cứu Y xã hội học (2012). Báo cáo toàn văn điều tra 11 tỉnh: Báo cáo điều tra ban đầu, Dự án Alive and Thrive.
79.    Lindsay H. Allen (2003). Interventions for Micronutrient Deficiency Control in Developing Countries: Past, Present and Future. ASNS, J. Nutrition. 133. 3875S – 78S.
80.    Peter S. Mamiro, John H. van Camp, Dominique A. Roberfroid,  Simon Tatala, Anne S. Opsomer (2004). Processed Complementary Food Does Not Improve Growth or Hemoglobin Status of Rural Tanzanian Infants from 6-12 Months of Age in Kilosa District, Tanzania. ASNS, J. Nutrition. 134. 1084-90
81    Gibson RS, Drost N, Mtitimuni BM, Cullinanz TR (2003). Experiences of a Community-Based Dietary Intervention to Enhance Micronutrient Adequacy of Diets Low in Animal Source Foods and High in Phytate: A Case Study in Rural Malawian Children. ASNS, J.Nutrition. 133. 3992S-99S.
82.    Trần Quang Trung (2014). Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả can thiệp cải thiện khẩu phần ăn cho trẻ em dưới 5 tuổi  vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình.  Luận án tiến sĩ y học, Trường đại học Y Thái Bình.
83.    Đỗ Thị Phương Hà, Lê Bạch Mai (2014). Hiệu quả can thiệp bằng chế độ ăn từ nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương đối với tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực phẩm. Tập 10, số 3 năm 2014.
84.    Lưu Ngọc Hoạt (2008). Thống kê – tin học ứng dụng trong nghiên cứu y học, Nhà xuất bản Y học 2008, Hà Nội.
85.    Bộ Y tế (2009). Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
86.    Bộ Y tế (2015). Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, Tài liệu dùng cho nhân viên y tế thôn bản và công tác viên dinh dưỡng.
87.    Bộ y tế, Viện Dinh dưỡng (2007). Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.
88.    Lê Danh Tuyên (2012). Phương pháp nhân trắc trong đánh giá dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. Nhà xuất bản Y học.
89.    WHO (2011). Serum retinol concentrations for determining the prevalence of vitamin A deficiency in populations. Vitamin and Mineral Nutrition Information System.Geneva, WHO (WHO/NMH/NHD/11.3.
90.    Lê Thị Hương, Đỗ Hữu Hanh (2008). Kiến thức thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái. Tạp chí Y học thực hành. 643. 21-27.
91.    Lê Thị Hương, et al. (2012). Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của trẻ em 24-59 tháng tuổi tại xã Xuân Quang – huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2011. Tạp chí nghiên cứu Y học số phụ trương, 2012. 79(2). 194-199.
92.    Chu Trọng Trang, Nguyễn Cảnh Phú (2013). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vùng ven biển tỉnh Nghệ An năm 2011. Y học thực hành, 2013. 874. 96-99.
93.    Nguyễn Văn Thịnh (2013). Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Vũ Phúc thành phố Thái Bình năm 2013. Y học thực hành, 2013. 8. 878. 41-42.
94.    Viện Dinh dưỡng (2012). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi năm 2011. Trang web www.viendinhduong.vn.
95.    Nguyễn Thị Như Hoa (2011). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình năm 2011, Luận văn bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
96.    Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2011). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi và kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ tại Hướng Hóa và Đakrông năm 2010, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.
97.    Ali Mohieldin Mahgoub Ibrahim and Moawia Ali Hassan Alshiek (2010). The impact of feeding practices on prevalence of under nutrition among 6-59 months aged children in Khartoum. Sudanese Journal of Public Health. 5(3). 151 – 157.
98.    Sharma.S, Kapur.D, and Agarwal.K.N (2005). Dietary intake and growth pattern of children 9-36 months of age in an urban slum in Delhi. Indian Pediatric. 42. 351 – 356.
99.    Tarrant RC et al (2010). Factors associated with weaning practices in term infants: a prospective observational study in Ireland. Brishtish Journal Nutrition. 104. 1544-54.
100.    Caetano MC (2010). Complementary feeding: Inappropriate practices in infants. Journal Pediatrics. 86. 196-201.
101.    SRao et al (2011). Study of complementary feeding practices among mothers of children aged six months to two years – A study from coastal south India. Australia Medical Journal. 4(5). 252 – 257.
102.    Nguyễn Thị Thu Hậu và các cộng sự (2010). Thời điểm ăn bổ sung của trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi đến khám dinh dưỡng tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14. 1 – 7.
103.    Lê Thị Hương, Nguyễn Anh Vũ (2013). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Lục Yên tỉnh Yên Bái – Báo cáo Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới Việt Nam.
104.    WHO (2012). Infant and Child Feeding: Model chapter for textbooks for medical students and allied health professionals.
105.    Lê Thị Hương, Phạm Thị Thúy Hòa (2010). Thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi huyện Kim động – tỉnh Hưng Yên. Tạp chí y học dự phòng. Tập XX. 5 (113). 64-69.
106.    Lê Phán (2008).  Đánh giá kết quả phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại 4 xã đặc biệt khó khăn huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa, Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành quản lý y tế, Đại học Y Dược Huế. 93-94.
107.    Nguyễn Thị Thanh Thuấn, Phạm Văn Phú (2010). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Tày tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang Tạp chí Y học thực hành. 9 (732). 105-107.
108.    Đinh Đạo (2014). Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, Luận án tiến sĩ Y học, trường đại học Y Dược Huế.
109.    Lê Danh Tuyên (2005). Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi ở một số vùng sinh thái khác nhau ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Y học, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nôị.
110.    Chu Trọng Trang (2015). Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven biển, tỉnh Nghệ An. Luận án tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương.
111.    Hoàng Thị Liên (2005). Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi sau 5 năm thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng tại xã Thủy Phù, Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành quản lý y tế, Đại học Y Dược Huế. 83-84.
112.    Phạm Huy Khôi (2005). Nhận xét tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa năm 2005.  Luận văn chuyên khoa cấp II, chuyên ngành quản lý y tế, Đại học Y Dược Huế. 89-90.
113.    Trần Thị Tuyết Mai (2013). Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa, Luận án tiến sĩ Y học chuyên ngành Y tế công cộng, trường đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
114.    Phou Sophal, Phạm Văn Phú, Phạm Duy Tường, Trần Chí Liêm (2008). Thay đổi tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi sau can thiệp truyền thông giáo dục nhóm  nhỏ. Tạp chí Y học thực hành. 12.633 + 634. 17-20.
115.    Bui Dai Thu, et al (1999). Effect of daily and weekly micronutrient supplementation on micronutrient deficiencies and growth in young Vietnamese children. Am J Clin Nutr. 69 (1). 80-6.
116.    Wang L and et al (2011). Nutrition effectiveness of infants and young children aged 6 to 23 months by Yingyangbao in Lixian County affected by Wenchuan earthquake in Sichuan Province. Wei Sheng Yan Jiu. 40(1). 61-4.
117.    Vũ Thị Thanh Hương (2011). Đặc điểm tăng trưởng và hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu dinh dưỡng trên trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi tại huyện Sóc Sơn- Hà Nội. Luận án tiến sĩ dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng.
118.    Nguyen Thi Lam (1997). Effects of vitamin A and iron fortified supplementary food  on vitamin A and iron status of rural preschool children in Vietnam. PHD  thesis. University of Indonesia.
119.    Hà Huy Khôi (1997). Nghiên cứu phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam, Tổng hội Y Dược dược học Việt Nam. 182.7. 1-3.
120.    Dương Công Minh và cộng sự (2010). Hiệu quả của mô hình thử nghiệm can thiệp cộng đồng phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi tại một xã thuộc thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 9/2008 đến tháng 10/2009). Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 6(3).
121.    Hoàng Khải Lập và cộng sự (2006). Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em bằng giáo dục dinh dưỡng cộng đồng cho các bà mẹ tại xã Nga My huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2(3+4).
122.    Lê Thị Hợp và cộng sự (2013). Hiệu quả của bổ sung Lyzivita lên cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất của trẻ 12 đến 35 tháng bị thiếu máu tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực Phẩm. 9(2).
123.    Nguyễn Thanh Chò và Nguyễn Duy Đông (2011). Tình trạng thiếu máu ở trẻ suy dinh dưỡng nặng. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2(8).
124.    Phạm Văn Phú (2006).  Nghiên cứu giải pháp cải thiện chất lượng thức ăn bổ sung dựa vào nguồn nguyên liệu địa phương ở một vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam, Luận án Tiến sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội.
125.    Kenneth H. Brown et al (2007). Preventive zinc supplementation among infants, preschoolers and older prepubertal children. Food and nutrition bulletin. 28(4). 56-70.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment