Hiệu quả bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai lên tình trạng dinh dưỡng của mẹ và sự phát triển của trẻ từ khi sinh đến 6 tháng tuổi
Hiệu quả bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai lên tình trạng dinh dưỡng của mẹ và sự phát triển của trẻ từ khi sinh đến 6 tháng tuổi.Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng hơn 20 triệu trẻ sơ sinh, chiếm 1/6 tổng số trẻ sơ sinh trên toàn cầu có cân nặng sơ sinh thấp và 28% số trẻ này là ở khu vực Đông Á [1]. Tình trạng dinh dưỡng kém của người mẹ trước và trong thai kỳ là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng và phát triển của thai nhi [2, 3]. Kết quả công bố gần đây của WHO có tới 38,2%, tương đương với 114 triệu phụ nữ có thai (PNCT) trên toàn cầu bị thiếu máu; trong đó có 0,8 triệu PNCT bị thiếu máu nặng [4]. Thiếu kẽm cũng là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở phụ nữ có thai nhiều nước đang phát triển nơi khẩu phần nhiều ngũ cốc, ít thức ăn nguồn gốc động vật [5].
Tại Việt Nam, tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn là thách thức lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe cho PNCT, bà mẹ cho con bú [6, 7]. Dinh dưỡng thai kỳ chưa hợp lý, khẩu phần chưa cân đốicó thể là một trong các nguyên nhân của tình trạng nêu trên. Theo các nghiên cứu tại một số tỉnh thành, khu vực trong cả nước, khẩu phầncủa PNCT mới đáp ứng được khoảng trên 80% nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, các chất sinh năng lượng và đáp ứng khoảng trên 50% nhu cầu về một số vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, canxi[8, 9].
Chăm sóc dinh dưỡng tốt trong 1000 ngày đầu đời, ngay từ khi bà mẹ thụ thai đến khi trẻ sinh ra tròn 2 tuổi là nội dung cấp thiết giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và quan trọng hơn nữa là cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc và chất lượng sức khỏe vòng đời của trẻ. Bên cạnh giải pháp bổ sung viên sắt a xít folic, viên đa vi chất cho PNCT thìcác can thiệp bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho PNCT là hướng tiếp cận nhằm nâng cao chất lượng khẩu phần thông qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng thai kỳ.
Để đánh giá hiệu quả của hướng can thiệp bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất cho PNCT, một số nghiên cứu đã được triển khai trên thế giới như nghiên cứu tại Chi lê, tại Banglades, Mỹ [10-12]. Tại Việt Nam có các thử nghiệm như bổ sung sữa tăng cường sắt cho PNCT của tác giả Thúy Hòa, bổ sung bánh tăng cường năng lượng và vi chất của tác giả Nguyễn Đăng Trường, bổ sung sữa tăng cường đa vi chất cho PNCT của tác giả Dieu T Huynh và cộng sự [13-15]. Các nghiên cứu trên thường tập trung đo lường hiệu quả đối với chỉ số nhân trắc, hóa sinh của trẻ và mẹ, có rất ít các công bố về hiệu quả can thiệp thai kỳ lên phát triển trí lực, tâm vận động ở trẻ. Đối với chỉ số hóa sinh của mẹ, các nghiên cứu thường tập trung vào tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, trong khi hiện nay thiếu kẽm ở PNCT và bà mẹ cho con bú đang trở thành vấn đề sức khỏe cấp thiết [6]. Mặt khác thời gian can thiệp của các nghiên cứu trước đây thường là trong giai đoạn thai kỳ, không có nhiều các nghiên cứu mở rộng thời gian can thiệp cho bà mẹ từ thai kỳ cho đến 6 tháng sau sinh và đo lường sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Có thể coi đây chính là những khoảng trống, những câu hỏi rất cần được trả lời bằng những nghiên cứu khoa học cụ thể, thực tiễn.
Nghiên cứu sinh tiến hành đề tài “Hiệu quả bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai lên tình trạng dinh dưỡng của mẹ và sự phát triển của trẻ từ khi sinh đến 6 tháng tuổi” nhằmcung cấp thêm các bằng chứng khoa học về hiệu quả của giải pháp bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất đối với tình trạng dinh dưỡng, tình trang thiếu máu và thiếu kẽm ở PNCT, bà mẹ cho con bú, cũng như hiệu quả của giải pháp này đối với các chỉ số về phát triển thể chất và tâm vận động ở trẻ những tháng đầu sau sinh. Kết quả của nghiên cứu đóng góp và củng cố thêm các bằng chứng khoa học, hỗ trợ việc đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả trong công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻ em, đặc biệt là giai đoạn 1000 ngày đầu.
Mục tiêu của nghiên cứu
1. Đánh giá hiệu quả bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng đến tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai tại 8 xã, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
2. Đánh giá hiệu quả bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng đến tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ tháng thứ 6 sau sinh và sự phát triển của trẻ tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng tuổi.
Giả thuyết nghiên cứu:
Việc bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng mang lại hiệu quả tốt đối với mức tăng cân thai kỳ, tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm ở phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và hỗ trợ phát triển cả về thể chất và tâm vận động của trẻ trong 6 tháng đầu đời.
MỤC LỤC Hiệu quả bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai lên tình trạng dinh dưỡng của mẹ và sự phát triển của trẻ từ khi sinh đến 6 tháng tuổi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 4
1.1.1. Thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ 4
1.1.2. Tăng cân thai kỳ ở phụ nữ có thai 4
1.1.3. Suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi 5
1.1.4. Phát triển tâm vận động ở trẻ 5
1.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI, SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG. 7
1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của PNCT 7
1.2.2. Tình trạng thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng của PNCT 8
1.2.3 Sự phát triển của trẻ trong giai đoạn thai kỳ đến 1 năm sau sinh và các yếu tố ảnh hưởng 10
1.3. NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA THIẾU DINH DƯỠNG THAI KỲ 14
1.3.1. Nguyên nhân của tình trạng thiếu dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ có thai. 14
1.3.2. Hậu quả của thiếu dinh dưỡng thai kỳ 17
1.3.3. Tăng cân thai kỳ thấp 17
1.3.4. Suy dinh dưỡng bào thai, cân nặng sơ sinh thấp 18
1.3.5. Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng năm tháng đầu đời 19
1.3.6. Nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây trong vòng đời của trẻ. 21
1.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI 22
1.4.1. Các can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng 22
1.4.2. Các can thiệp bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng 23
1.5. THÀNH PHẦN THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG VI CHẤT DINH DƯỠNG SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU. 30
1.5.1. Đặc điểm thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm bổ sung 30
1.5.2. Sự phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng Nuti IQ Mum. 33
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1.ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 34
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội 34
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: 36
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu 36
2.2.2.Cỡ mẫu 37
2.2.3. Chọn mẫu nghiên cứu 38
2.3. CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 40
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU VÀ NGƯỠNG ĐÁNH GIÁ 42
2.5. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI 49
2.6. HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP VÀ GIÁM SÁT 52
2.6.1. Hoạt động can thiệp: 52
2.6.2. Hoạt động giám sát 54
2.7. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 55
2.7.1. Chọn lọc đối tượng đưa vào phân tích: 55
2.7.2. Phương pháp xử lý và các test thống kê, mô hình phân tích 56
2.7.3. Các phương pháp khống chế sai số 56
2.8. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 57
CHƯƠNG 3:KẾT QUả NGHIÊN CỨU 59
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 59
3.1.1. Khái quát quá trình tham gia nghiên cứu của đối tượng 59
3.1.2. Đặc điểm ban đầu của đối tượng nghiên cứu 60
3.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI. 65
3.2.1. Hiệu quả can thiệp đối với mức tăng cân của phụ nữ có thai 65
3.2.2. Hiệu quả đối với tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai 66
3.2.3. Hiệu quả đối với tình trạng thiếu kẽm của phụ nữ có thai 68
3.3. HIỆU QUẢ CAN THIỆP ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BÀ MẸ SAU SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ KHI 3 THÁNG VÀ 6 THÁNG TUỔI 73
3.3.1. Hiệu quả can thiệp đến tình trạng nhân trắc của bà mẹ 73
3.3.2. Hiệu quả can thiệp đến tình trạng thiếu máu của bà mẹ tháng thứ 6 sau sinh. 75
3.3.3. Hiệu quả can thiệp đến tình trạng thiếu kẽm của bà mẹ 76
3.3.4. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần bà mẹ 2 nhóm tháng thứ 6 sau sinh. 79
3.3.5. Hiệu quả can thiệp đến cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh 81
3.3.6. Hiệu quả can thiệp đến cân nặng và chiều dài trẻ 3 tháng và 6 tháng tuổi 82
3.3.7. Hiệu quả can thiệp đến chỉ số nhân trắc trẻ sơ sinh, trẻ 3 tháng và 6 tháng tuổi có mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn trước khi mang thai 84
3.3.8. Hiệu quả can thiệp tới phát triển tâm vận động của trẻ 86
3.3.9. Đặc điểm nuôi dưỡng trẻ 6 tháng sau sinh 90
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN 92
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 92
4.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI 95
4.2.1 Hiệu quả đối với tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai 95
4.2.2. Hiệu quả đối với tình trạng thiếu kẽm của phụ nữ có thai. 99
4.2.3. Hiệu quả can thiệp đối với mức tăng cân của phụ nữ có thai. 102
4.3. HIỆU QUẢ CAN THIỆP ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BÀ MẸ SAU SINH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ THỜI ĐIỂM 3 THÁNG VÀ 6 THÁNG TUỔI 107
4.3.1. Hiệu quả can thiệp đối với tình trạng thiếu máu của bà mẹ tháng thứ 6 sau sinh 107
4.3.2. Hiệu quả can thiệp đối với tình trạng thiếu kẽm của bà mẹ tháng thứ 6 sau sinh 108
4.3.3.Hiệu quả can thiệp đối với thay đổi cân nặng bà mẹ tháng thứ 6 sau sinh 109
4.3.4. Hiệu quả can thiệp đến chỉ số nhân trắc trẻ sơ sinh. 109
4.3.5. Hiệu quả can thiệp đến chỉ số nhân trắc trẻ 3 tháng và 6 tháng tuổi. 110
4.3.6. Hiệu quả can thiệp đến nhân trắc trẻ sơ sinh, trẻ 3 tháng và 6 tháng tuổi có mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn trước khi có thai 111
4.3.7. Hiệu quả bổ sung sản phẩm dinh dưỡng đối với phát triển tâm vận động của trẻ tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng. 114
4.4. Những khó khăn, hạn chế của nghiên cứu và giải pháp khắc phục 120
KẾT LUẬN 122
KHUYẾN NGHỊ 124
ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 125
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNGLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mức tăng cân theo tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai 5
Bảng 1.2. Hiệu quả một số can thiệp bằng thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng 28
Bảng 1.3. Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho phụ nữ có thai tới phát triển tâm vận động của trẻ [90] 29
Bảng 1.4. Mức đáp ứng NCKN về năng lượng các vitamin và khoáng chất cho PNCT và BMCCB trong khẩu phần bổ sung 30
Bảng 1.5 Thành phần và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm bổ sung trong một số nghiên cứu. 32
Bảng 2.1. Tóm tắt các chỉ số, biến số, thời điểm đánh giá đối với bà mẹ 48
Bảng 2.2. Tóm tắt các chỉ số, biến số và thời điểm đánh giá đối với trẻ 49
Bảng 3.1. Trình độ học vấn, nghề nghiệp phụ nữ có thai 2 nhóm trước can thiệp 60
Bảng 3.2. Đặc điểm khẩu phần phụ nữ có thai 2 nhóm trước can thiệp 61
Bảng 3.3. Đặc điểm nhân trắc phụ nữ có thai 2 nhóm trước can thiệp 62
Bảng 3.4. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI của phụ nữ có thai 2 nhóm trước can thiệp 63
Bảng 3.5. Nồng độ Hemoglobin và kẽm huyết thanh của phụ nữ có thai 2 nhóm trước can thiệp 64
Bảng 3.6. Thay đổi cân nặng của phụ nữ có thai 2 nhóm 65
Bảng 3.7. Thay đổi nồng độ Hemoglobin của phụ nữ có thai 2 nhóm tại tuần thai 37 66
Bảng 3.8. Thay đổi nồng độ kẽm huyết thanh của phụ nữ có thai 2 nhóm tại tuần thai 37 68
Bảng 3.9. Thay đổi nồng độ kẽm huyết thanh tuần thai 37 trên đối tượng phụ nữ có thai bị thiếu kẽm tại T0 69
Bảng 3.10. Thay đổi về khẩu phần năng lượng và các chất sinh năng của phụ nữ có thai 2 nhóm tại T0 và T1 71
Bảng 3.11. Thay đổi mức tiêu thụ một số vi chất dinh dưỡng tại T0, T1 72
Bảng 3.12. Thay đổi cân nặng, chỉ số BMI bà mẹ tháng thứ 6 sau sinh 73
Bảng 3.13. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI của bà mẹ tháng thứ 6 sau sinh 74
Bảng 3.14. Thay đổi nồng độ Hemoglobin của bà mẹ 2 nhóm tháng thứ 6 sau sinh 75
Bảng 3.15. Thay đổi nồng độ kẽm của bà mẹ 2 nhóm tháng thứ 6 sau sinh 76
Bảng 3.16. Thay đổi nồng độ kẽm tháng thứ 6 sau sinh trên đối tượng bà bị thiếu kẽm tại T0 77
Bảng 3.17. Thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng và các chất sinh năng lượng tại T0 và T2 79
Bảng 3.18. Thay đổi mức tiêu thụ một số vi chất dinh dưỡng tại T0, T2 80
Bảng 3.19. Đặc điểm nhân trắc trẻ sơ sinh 2 nhóm 81
Bảng 3.20. Đặc điểm nhân trắc trẻ 2 nhóm khi 3 tháng 82
Bảng 3.21. Đặc điểm nhân trắc trẻ 2 nhóm khi 6 tháng 83
Bảng 3.22. Đặc điểm cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh 2 nhóm có mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn 84
Bảng 3.23. Đặc điểm nhân trắc khi 3 tháng tuổi của trẻ có mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn 84
Bảng 3.24. Đặc điểm nhân trắc khi 6 tháng tuổi của trẻ 2 nhóm có mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn 85
Bảng 3.25. Điểm số phát triển các lĩnh vực tâm vận động của trẻ khi 3 tháng tuổi 86
Bảng 3.26. Điểm số phát triển các lĩnh vực tâm vận động của trẻ khi 6 tháng tuổi 87
Bảng 3.27. Chỉ số phát triển tâm vận động chung 2 nhóm tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng tuổi 87
Bảng 3.28. Tình trạng mắc một số bệnh của trẻ 2 nhóm trong 6 tháng đầu 90
Bảng 3.29. Nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng đầu sau sinh 90
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân và hậu quả SDD bà mẹ trẻ em [3] 15
Hình 1.2. Phân bố số trẻ có CNSS thấp (triệu/năm) [44] 19
Hình 1.3. Diễn biến tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc 20
Hình 1.4. Sơ đồ suy dinh dưỡng vòng đời 22
Hình 2.1. Bản đồ hành chính các xã tham gia nghiên cứu huyện Hoài Đức 36
Hình 3.1. Tỷ lệ thiếu máu và thiếu kẽm tại T0 của PNCT 2 nhóm 64
Hình 3.2. Tỷ lệ thiếu máu 2 nhóm tại T0 và T1 67
Hình 3.3. Tỷ lệ thiếu kẽmcủa 2 nhóm tại T0 và T1 70
Hình 3.4. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn của bà mẹ 2 nhóm trước khi có thai và tại T2 74
Hình 3.5. Tỷ lệ thiếu máu tại thời điểm T0 và T2 76
Hình 3.6. Tỷ lệ thiếu kẽm tại thời điểm T0 và T2 78
Hình 3.7. Phân loại phát triển tâm vận động chung của 2 nhóm theo chỉ số DQ khi trẻ 3 tháng tuổi 88
Hình 3.8. Phân loại phát triển tâm vận động chung của 2 nhóm theo chỉ số DQ khi trẻ 6 tháng tuổi 89
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Tuấn Thị Mai Phương, Trương Tuyết Mai, Nguyễn Thị Lâm (2018), “Hiệu quả bổ sung sản phẩm dinh dưỡng lên mức tăng cân thai kỳ và cân nặng, chiều dài trẻ sơ sinh”. Tạp chí Y học Thực hành, số 7 (1073), tr: 35-37.
2. Tuấn Thị Mai Phương, Trương Tuyết Mai, Nguyễn Thị Lâm (2018), “Hiệu quả bổ sung sản phẩm dinh dưỡng lên tình trạng thiếu kẽm của phụ nữ có thai một số xã ngoại thành Hà Nội”. Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 7, số 1 năm 2018, tập 468, tr: 109 -113.
3. Tuấn Thị Mai Phương, Trương Tuyết Mai, Lê Thị Kim Xuyến, Nguyễn Đỗ Huy, Nguyễn Thị Lâm (2019) “Hiệu quả bổ sung thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng đối với phát triển tâm vận động của trẻ tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng tuổi”. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm