HIỆU QUẢ CAN THIỆP KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ BỆNH RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN GIA LỘC – HẢI DƯƠNG NĂM 2020
HIỆU QUẢ CAN THIỆP KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ BỆNH RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN GIA LỘC – HẢI DƯƠNG NĂM 2020
Nguyễn Thị Hồng Minh1, Trần Cao Bính1, Lê Thị Thu Hải2
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt TƯ Hà Nội
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng ở người cao tuổi tại Huyện Gia Lộc – Hải Dương năm 2020. Đối tượng: 374 người ≥60 tuổi, sống tại huyện Gia Lộc – Hải dương (187 đối tượng thuộc nhóm can thiệp, 187 đối tượng thuộc nhóm đối chứng). Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp có đối chứng. Kết quả và kết luận: Kiến thức, thái độ, thực hành của nhóm can thiệp được cải thiện rõ rệt sau nghiên cứu. Hiệu quả can thiệp về kiến thức tăng 80,0%. Hiệu quả can thiệp về chải răng hằng ngày tăng 11,9%. Hiệu quả can thiệp chải răng >2 lần/ngày tăng 75,7%. Hiệu quả can thiệp chải răng >3 phút/lần tăng 95,6%.
Trong những thập niên gần đây, việc già hóa dân số đang trở thành vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới; kéo theo đó là công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (NCT). Trong đó đặc biệt kể đến là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe răng miệng (SKRM) ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chỉ ra bệnh sâu răng là bệnh phổ biến và là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng mất răng [1], [2]. Tuy nhiên, cũng như các nước đang phát triển khác, các chương trình SKRM ở nước ta còn hạn chế và mới chỉ có ở tuổi học đường và người trưởng thành, ít các nghiên cứu về người cao tuổi [3]. Chính vì lẽ đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mục tiêu: “Đánh giá hiệu quả can thiệp kiến thức, thái độ, thực hành vềbệnh răng miệng ở người cao tuổi tại Huyện Gia Lộc –Hải Dương năm 2020”.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức, thái độ, thực hành, bệnh răng miệng, người cao tuổi
Tài liệu tham khảo
1. WHO (2015) Già hóa và sức khỏe ở Việt Nam và khu vực Tây Thái Bình Dương hệ quả chính sách và ưu tiên hành động. Hội thảo chính sách Y tế cho người cao tuổi, Vĩnh Phúc, 02/12/2015.
2. Ủy ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam (2016) Tình hình và kết quả thực hiện công tác người cao tuổi năm 2016. Tình hình và kết quả thực hiện công tác người cao tuổi năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ 2017.
3. Bệnh viện lao khoa trung ương (2015) Già hóa dân số – Những thách thức đối với công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Hội thảo chính sách Y tế cho người cao tuổi, Vĩnh Phúc, 02/12/2015.
4. Lê Nguyễn Bá Thụ, Trương Mạnh Dũng, Ngô Văn Toàn và cộng sự (2017) Hiệu quả can thiệp về kiến thức, thái độ, hành vi đối với các bệnh răng miệng ở đối tượng người cao tuổi tại tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 459. Số 1. Tháng 10/2017. Tr.1-5.
5. Phạm Văn Việt (2004) Nghiên cứu tình trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và đánh giá kết quả hai năm thực hiện nội dung chăm sóc răng miệng ban đầu ở người cao tuổi tại Hà Nội. Luận án tiến sỹ y học. Đại học Y Hà Nội.
https://thuvieny.com/hieu-qua-can-thiep-kien-thuc-thai-do-thuc-hanh-ve-benh-rang-mieng-o-nguoi-cao-tuoi/