HIỆU QUẢ CAN THIỆP NÂNG CAO KIẾN THỨC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG NĂM 2022
HIỆU QUẢ CAN THIỆP NÂNG CAO KIẾN THỨC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG NĂM 2022
Đặng Văn Xuyên1,, Nguyễn Thanh Hà2, Vũ Phong Túc3, Nguyễn Văn Thường
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả nâng cao kiến thức quản lý chất thải y tế (CTYT) cho nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng, đánh giá hiệu quả trước và sau huấn kiến thức nhân viên y tế tại bệnh viện; đánh giá 293 nhân viên y tế trước can thiệp và 121 nhân viên y tế sau can thiệp. Kết quả: Kiến thức chung về quản lý CTYT trước can thiệp 52,1% đạt, sau can thiệp 73,6% đạt tăng 41,3% (p<0,05); Kiến thức về phân định CTYT trước can thiệp 16,5% đạt, sau can thiệp 83,5% đạt, tăng 405% (p<0,05); Kiến thức về dụng cụ lưu chứa CTYT trước can thiệp 16,5% đạt, sau can thiệp 83,5% đạt, tăng 90,7%; Kiến thức màu sắc túi, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn y tế trước can thiệp 49,6 % sau can thiệp 95%, tăng 91,5%; Kiến thức về cảnh báo CTYT trước can thiệp 76% đạt, sau can thiệp 96,7% đạt tăng 27,2%; Kiến thức về bao bì, dụng cụ lưu chứa CTYT trước can thiệp 45,5% đạt, sau can thiệp 68,6% đạ, tăng 50,9%; kiến thức về thu gom CTYT trước can thiệp 42,1% đạt, sau can thiệp 81,8% đạt, tăng 94,1%. Kết luận: Tập huấn kiến thức giúp cải thiện rõ rệt kiến thức của nhân viên y tế trong quản lý chất thải y tế.
Chất thải y tế(CTYT)là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế[1]. Trong chất thải y tế có thể có chứa các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và các chất nguy hại như: Sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh; có chứa chất gây độc tế bào hoặc chất gây độc gen; có chứa phóng xạ, có chứa các vật sắc nhọn đã sử dụng[2], [3]. Quảnlý CTYT không đúng có thể làm gia tăng về lây nhiễm các tác nhân gây bệnh qua đường máu ởNVYT vì họ phải tiếp xúc nghề nghiệp với máu và các dịch cơ thể trong đó hầu hết các trường hợp phơi nhiễm ở nhân viên y tế là do tổn thương dưới da do vật sắc nhọn nhiễm máu hoặc dịch cơ thể. Những vật sắc nhọn có thể bao gồm kim tiêm, dao mổ, mũi chích, hoặc các mảnh thủy tinh vỡ. Các tác nhân lây truyền phổ biến nhất ở nhân viên y tế tại nơi làm việc là vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C và HIV. Giảm thiểu chất chất thải y tế tốt còn góp phần giảm thiểu các chi phí trong quản lý, xử lý chất thải y tế và tạo hình ảnh thân thiện cho người bệnh [2]. Nâng cao kiến thức trong quản lý chất thải y tế là cần thiện trong việc thực hiện các quy định quản lý chất thải, do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức quản lý chất thải ở nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa đức giang năm 2022”.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chất thải y tế, quản lý chất thải, bệnh viện đa khoa Đức Giang
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2021). Quy định quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế ban hành kèm theo Thông tư 20/2021/TT-BYT.
2. Chartier, Y, Emmanuel, J, Pieper, U, et al. (2014), Safe management of wastes from health-care activities, World Health Organization.
3. Nguyễn Huy Nga and Nguyễn Thanh Hà (2015), Quản lý chất thải y tế cho cán bộ quản lý, Nhà xuất bản Y học, Bộ Y tế.
4. Phùng Xuân Sơn, Nguyễn Văn Huỳnh, Hà Anh Đức (2017). Kiến thức của điều dưỡng và hộ lý về quản lý chất thải rắn y tế tại một số khoa, trung tâm thuộc Bệnh viện E năm 2016. Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 5 2017.
5. Chu Văn Thăng và cộng sự (2009). Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp. Đề tài cấp Bộ Y tế. .
6. Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Cảnh (2020). Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế của cán bộ y tế tại ba bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh năm 2018. Tạp chí Nghiên cứu y học, TCNCYH 129 (5)-2020.
7. Hoàng Cao Sạ và cs (2015). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La về phân loại, xử lý chất thải rắn y tế. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, số 8 (168) 2015 Số đặc biệt.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com