HIỆU QỦA CHUYỂN ĐỔI HUYẾT THANH HBeAg VÀ GIẢM NỒNG ĐỘ HBV-DNA CỦA CAO NƯỚC “HÒANG KỲ- DIỆP HẠ CHÂU” TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN VIRÚT B MẠN TÍNH
HIỆU QỦA CHUYỂN ĐỔI HUYẾT THANH HBeAg VÀ GIẢM NỒNG ĐỘ HBV-DNA CỦA CAO NƯỚC “HÒANG KỲ- DIỆP HẠ CHÂU” TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN VIRÚT B MẠN TÍNH
Ngô Anh Dũng, Phan Quan Chí Hiếu
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề : Xơ gan, ung thư tế bào gan nguyên phát là những biến chứng thường gặp của nhiễm HBV mạn tính. Tỷ lệ mắc các biến chứng này có liên quan đến nồng độ của HBeAg và HBV – DNA. Vì thế, điều trị lý tưởng đối với người nhiễm HBV mạn là chuyển đổi huyết thanh (CĐHT) HBeAg và giảm nồng độ virut viêm gan B. Đề tài này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của một bài thuốc thảo dược trên sự CĐHT HBeAg và giảm nồng độ HBV-DNA của bệnh nhân viêm gan B mạn tính (VGBMT).
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu lâm sàng, mù đôi, có xắp xếp ngẫu nhiên.
Phương pháp-phương tiện nghiên cứu: 85 bệnh nhân với chẩn đoán VGBMT được đưa vào 2 lô: lô nghiên cứu dùng 30ml cao nước “Hoàng kỳ – Diệp hạ châu” (HK-DHC), lô chứng dùng 30ml cao nước “Diệp hạ châu” (DHC) mỗi ngày, liên tục trong 114 tuần.
Kết quả: Tỷ lệ CĐHT HBeAg hoặc giảm HBV-DNA<250copies/ml hoặc giảm ALT< 40 U/L trên những bệnh nhân VGBMT có men gan ALT trước khi điều trị <200 U/L ( 5 lần trị số giới hạn trên mức bình thường) của lô sử dụng cao nước HK-DHC cao hơn lô sử dụng cao nước DHC (36,4% so với 12,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.
Kết luận: Tỷ lệ CĐHT HBeAg hoặc giảm nồng độ HBV-DNA cuả cao nước HK-DHC trên những bệnh nhân có men gan ALT trước khi điều trị <200 U/L ( 5 lần trị số giới hạn trên mức bình thường) luôn cao hơn lô chứng (36,4% so với 12,5%, p<0,05). Hiệu quả này thường đi kèm với tác dụng làm tăng men gan ALT tương tự như kiểu đáp ứng không hoàn toàn đối với IFN-µ, tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa protid của gan.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất