Hiệu quả của biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân trong sử dụng thuốc trừ sâu

Hiệu quả của biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân trong sử dụng thuốc trừ sâu

Hiệu quả của biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân trong sử dụng thuốc trừ sâu tại xã Mỹ Đức, huyện An Lão, Hải Phòng năm 2011-2012/ Nguyễn Văn Lựu. 2013. Đã từ lâu người ta biết rõ việc sử dụng thuốc trừ sâu (TTS) là một biện pháp có tính quyết định trong việc diệt trừ dịch hại cây trồng. Trên thực tế, thế giới đã không thể cung cấp đủ lương thực cho dân số ngày càng tăng mà không sử dụng thuốc trừ sâu. Theo ước tính của Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm thế giới (FAO) [66,67], sự thiệt hại mùa màng do côn trùng, nấm gây ra hàng năm chiếm 1/3 tổng giá trị thu hoạch từ cây trồng trên thế giới tương đương hàng trăm tỷ đô la. Thuốc trừ sâu được sử dụng ở Việt Nam từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Trong những năm gần đây đã tăng nhanh cả về số lượng và chủng loại, từ khoảng 100 tấn/năm (1954) đến 50.000 tấn/năm (2001). Diện tích đất canh tác sử dụng thuốc trừ sâu cũng tăng từ 0,48% (1960) lên khoảng 80 – 90% (1990) [44]. Theo cảnh báo của các nhà khoa học, Việt Nam sẽ là một trong những nước sử dụng nhiều thuốc trừ sâu. Vấn đề đáng quan tâm nhất ở nước ta hiện nay đối với TTS là khâu bảo quản, pha chế và sử dụng. Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, đất đai được khoán về từng hộ gia đình và các đơn vị tự hạch toán kinh doanh thì tình hình bảo quản, phân phối và sử dụng TTS có nhiều bất cập, rất khó khăn trong việc quản lý và kiểm soát.

Tồn lưu dư lượng của TTS trong thực phẩm, đất, nước là nhân tố chính gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến thành phần của đất, tác động đến vật thủy, làm mất cân bằng sinh thái đặc biệt là các quần thể côn trùng và đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bùng nổ các loại dịch bệnh khác trong nông nghiệp [14,18,83]. Việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan, không đúng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người như: gây rối loạn nội tiết, huyết học, bệnh máu, ung thư, tai biến sản khoa, sinh con quái thai, khiếm khuyết thần kinh, thay đổi hệ miễn dịch, hội chứng thần kinh, bệnh ngoài da, bệnh phổi….[49,50,53,54,57,58,64,69,72,80,81,85,86,87,89,91,92,93,96,97]. Hiện tượng ngộ độc cấp do thuốc trừ sâu những năm gần đây cũng tăng cao. Theo thống kê của Bộ Y tế, ngộ độc do thuốc trừ sâu là một trong mười nguyên nhân gây tử vong cao tại các Bệnh viện chỉ sau các bệnh viêm phổi, cao huyết áp, tai nạn giao thông v…v… [4]

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do người sử dụng hiểu biết tác hại của thuốc trừ sâu đối với môi trường và sức khỏe còn hạn chế, nhận thức và thực hành sai lệch trong bảo quản, sử dụng thuốc trừ sâu như: vẫn sử dụng các loại hóa chất cấm, không sử dụng BHLĐ khi pha, phun hóa chất không đúng kỹ thuật, không đúng liều lượng và chủng loại v…v…

Đã có những công trình nghiên cứu khoa học về tình trạng ô nhiễm môi trường và tác hại của thuốc trừ sâu đối với sức khỏe người tiếp xúc. Tuy nhiên đi tìm những giải pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức, thực hành của người trực tiếp sử dụng và hạn chế nguy cơ nhiễm độc thuốc trừ sâu trong hoàn cảnh thực tế ở nước ta thì mới có một số công trình nghiên cứu. Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ sức khỏe người dân trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt sức khỏe cho người sử dụng thuốc trừ sâu chúng tôi nghiên cứu đề tài trong 2 năm 2011 – 2012 với tên đề tài “Hiệu quả của biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân trong sử dụng thuốc trừ sâu tại xã Mỹ Đức – huyện An Lão – TP Hải Phòng” và các mục tiêu sau:

1.    Thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu tại xã Mỹ Đức – huyện An Lão thành phố Hải Phòng trước tiến hành các biện pháp can thiệp.

2.    Đánh giá hiệu quả của biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân về nhận thức, thực hành trong sử dụng thuốc trừ sâu tại địa bàn nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Hiệu quả của biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân trong sử dụng thuốc trừ sâu tại xã Mỹ Đức – huyện An Lão – TP Hải Phòng

TIẾNG VIỆT

1.    Trần Tử An, Nguyễn Văn Tuyền (1984), Bài giảng khái niệm độc chất, Bộ môn Phân tích và Độc học, Đại học Dược Hà Nội, Nxb Y học, Hà Nội, tr41 -46-49-204-206.

2.    Phạm Thị Kiều Anh (2004), Đánh giá nhận thức thái độ, thực hành của người dân về sản xuất và sử dụng rau an toàn xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Thái Bình.

3.    Đào Trọng Ánh (2001), Một số kết quả điều tra nhận thức về thuốc BVTV của nông dân và lực lượng bán thuốc ở cơ sở – năm 1999, Tạp chí Bảo vệ thực vật, (4), Tr 16-22.

4.    Tôn Thất Bách (1999), Báo cáo toàn văn nghiên cứu một số đặc điểm, sự tác động và mô hình bệnh tật của nhân dân ở một số vùng kinh tế quan trọng đề xuất các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Đề tài độc lập cấp nhà nước, Hà Nội.

5.    Bộ Y tế – Vụ Y tế dự phòng (1997), Điều tra ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp đến sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam, chương trình VTN/OCH/010-96-97, Hội thảo ảnh hưởng chất thải công nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật đến sức khoẻ cộng đồng, Hà Nội tháng 12/1997, tr 1-20.

6.    Bộ Y tế – Vụ Y tế dự phòng (1997), Bảo vệ sức khoẻ người lao động, Nxb Hà Nội.

7.    Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (1994), Quyết định số 476/NN BVTV/QĐ về danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

8.    Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1998), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp về việc ban hành quyết định tạm thời về sản xuất rau an toàn, Hà Nội.

9.    Bộ Y tế – Vụ VSMT (1993), Dịch tễ học trong Y học lao động (tài liệu dịch) Hà Nội

10.    Chi cục bảo vệ thực vật Thái Bình (2003), Dự án hỗ trợ phát triển vùng sản xuất rau an toàn cộng đồng ở Thái Bình, tr19.

11.    Cục bảo vệ thực vật (2002), Kết quả đợt thanh tra, kiểm tra diện rộng mua bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật năm 2002, Hà Nội.

12.    Nguyễn Bát Can (1976) “Công tác bảo hộ lao động khi sử dụng các chất hóa học bảo vệ thực vật ”, Y học thực hành, Bộ y tế, tập 2/1976 (số 3/47), tr86.

13.    Lê Thị Chi (1999) “Điều tra ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp tới sức khoẻ cộng đồng tại xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”, Báo cáo thực tế cộng đồng cuối khoá, Trường ĐH Y Thái Bình.

14.    Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng và Cs (2004), Dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất, nước tại Đắc Lắc, Tạp chí Y học dự phòng, Tập 14/2004 (số 4/67), tr 98.

15.    Phạm Duệ (2011), Nghiên cứu đặc điểm dịch tê và lâm sàng, cận lâm sàng của ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật mới xuất hiện. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, số 2, chuyên đề , tập 6, tr. 54-60,

16.    Phan Văn Duyệt, (2000), Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và người tiêu dùng khỏi tác hại của thuốc trừ sâu, Nxb Y học Hà Nội.

17.    Trần Đáng, Trần Nguyễn Hoa Cương, Trần Ngọc Hà, (2006), Khảo sát kiến thức, thực hành về an toàn sử dụng TTS tại 2 xã huyện Đông Anh, Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành, số 3/2006. Tr 25-28

18.    Hà Thị Anh Đào và Cs (2004), Dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất, nước tại Đắc Lắc, Tạp chí Y học dự phòng, Tập 14/2004 (số 4/67), tr 78.

19.    Nguyễn Thị Hà (2004), Nghiên cứu kiến thức thực hành và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên rauu thương phẩm của người dân phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học. Trường Đại học Y khoa – Đại học Thái Nguyên.

20.    Hoàng Hải, Đỗ Hàm (2006), Thực trạng an toàn vệ sinh lao động trong sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội. Thông tin Y dược, số 10, tr. 25-27.

21.    Đỗ Hàm (2007), Hiệu quả can thiệp bảo vệ sức khỏe người tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật tại khu chuyên canh rau. Tạp chí Y học Việt Nam tháng 9 – Số 1/2007. Tr 23-26.

22.    Bùi Văn Hoan, Nguyễn Văn Kính và Cs (2003), Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân trồng rau phường Túc Duyên Tp Thái Nguyên, Báo cáo hội nghị khoa học vệ sinh an toàn thực phẩm lần thứ 2, Hà Nội. Tài liệu hội nghị khoa học, tr 324,328.

23.    Hoàng Quốc Hợp (1998), Nghiên cứu tình hình bảo quản, sử dụng TTS và đánh giá tác động của nó đến sức khỏe người sử dụng tại xã Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. Luận văn thạc sĩ YTCC, Trường Cán bộ quản lý y tế, Hà Nội.

24.    Trần Quốc Kham và cộng sự (2002), Điều tra ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp tới sức khoẻ người tiếp xúc ở vùng nông thôn tỉnh Thái Bình, Đề tài cấp bộ..

25.    Nguyễn Văn Lựu (2006), Thực trạng bảo quản, sử dụng và ảnh hưởng của hoá chất trừ sâu lên sức khoẻ người tiếp xúc tại xã Mỹ Đức, huyện An Lão, Hải Phòng, năm 2005, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ CKI, Trường Đại học Y Hải Phòng.

26.    Phạm Văn Minh (2007), Hiệu quả biện pháp truyền thông giáo dục cho người dân trong sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại xã An Hòa – huyện An Dương – TP Hải Phòng. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Thái Bình.

27.    Phạm Thị Ngọc, Trần Viết Thắng (2004), ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ cộng đồng tại Yên Bái 2003, Tạp chí Y học dự phòng, Tập 14/20014, (Số 4/67), phụ bản tr 96.

28.    Trần Như Nguyên, (2004) “Nguy cơ nhiễm HCTS tại hộ gia đình tại Thanh Trì – Hà Nội ”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XIV, số 1 (65), phụ bản, tr 119-121.

29.    Hoàng Thủy Nguyên (1986), Tổng quan về nhiêm độc HCTS, Hội thảo khoa học về phân bón và HCTS trong nông nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, Hà Nội, tr 40-46.

30.    Đào Ngọc Phong, Lê Quang Hoành (1998), Vệ sinh môi trường và nguy cơ tới sức khỏe, Nxb Y học, Hà Nội.

31.    Trường ĐH Y Thái Bình (1998), Vệ sinh lao động nông nghiệp, Y học lao động, Nxb Y học, tr 349-360.

32.    Trường ĐH Y Hà Nội- Khoa Y tế công cộng – Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động (2000), Sức khoẻ và tình hình bệnh tật của lao động nữ ngành nông nghiệp cà phê, đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội

33.    Bùi Thanh Tâm (1989), Phòng chống nhiễm độc TTS trong lao động sản xuất nông nghiệp, Trung tâm y tế Bộ Nông nghiệp – Công nghiệp thực phẩm, Hà Nội.

34.    Bùi Thanh Tâm và Cs (2002), Xây dựng mô hình cộng đồng sử dụng an toàn TTS tại 1 huyện đồng bằng và 1 huyện miền núi phía Bắc, đề tài cấp Bộ, 200-2001.

35.    Lê Hữu Tấn (2001), Báo cáo công tác quản lý hoá chất bảo vệ thực vật, Bộ Y tê UNICEF, Hội thảo phối hợp liên ngành trong quản lý chất lượng VSATTP ở Bộ Nông nghiệp – PTNT, chương trình hợp tác y tế VN – Thuỵ Điển viện chiến lược và chính sách y tế, Hà Nội, tr 27-33.

36.    Cầm Bá Thăng, Cao Bá Lợi (5/1996), Nguy cơ nhiễm HCTS do những hành vi nguy cơ của người phun HCTS cho lúa ở Kim Bảng – Hà Nam, chuyên đề tốt nghiệp bác sỹ y khoa – chuyên ngành VSMT – Dịch tễ – Trường ĐH Y Hà Nội, Hà Nội.

37.    Lê Trung (1987), Bệnh nghề nghiệp – Tập 1, NXB Y học, Hà Nội

38.    Lê Trung (1997), Bệnh học nhiễm độc hóa chất trừ sâu, NXB Y học, tr135-136

39.    Lê Trung, Hà Huy Kỳ và Cs (2001), Tổng quan thuộc đề tài; nghiên cứu đánh giá thực trạng nhiễm độc TTS đối với sức khoẻ con người tại các vùng sản xuất lúa, rau, chè, nho. các giải pháp khắc phục, Tập san Y học lao động và Vệ sinh môi trường, số 17/2001, tr53-58.

40.    Lê Trung và Cs (2001), Tổng quan thuộc đề tài; nghiên cứu đánh giá thực trạng nhiễm độc TTS đối với nsức khoẻ con người tại các vùng sản xuất lúa, rau, chè, nho. các giải pháp khắc phục, Đề tài nhánh cấp Nhà nước, mã số KH.11.08 Bộ Y tế – Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, số 17/2001, (58-69).

41.    Lê Trung (1999), Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp, Hội thảo phòng chống nhiễm độc TTS, Vụ y tế dự phòng – Bộ Y tế, tr 10-16.

42.    Lê Trung, Nguyễn Duy Thiết (2001), Bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tác hại nông nghiệp cuả hoá chất trừ sâu cho người lao động trong nông nghiệp, Báo cáo khoa học đề tài 58-01-07, tr 59.

43.    Nguyễn Thị Hồng Tú, (2001), Điều tra thực trạng quản lý, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật Gramoxone và sức khoẻ người lao động, Hội thảo phòng chống nhiễm độc TTS vụ y tế dự phòng – Bộ Y tế

44.    Nguyễn Thị Hồng Tú, (1999), Tình hình sử dụng và nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam, Hội thảo phòng chống nhiễm độc TTS vụ y tế dự phòng – Bộ Y tế.

45.    Phùng Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Hồng Tú(1998), Ảnh hưởng của HCTS đối với người tiếp xúc tại các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Khánh Hòa và Thừa Thiên Huế, Tạp chí Y học dự phòng, tập VIII, số 2 (36).

46.    Đào Như Ý và cs (2001), Đánh giá thực trạng sử dụng TTS tại một số vùng nông nghiệp và ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng, Báo cáo tóm tắt Hội nghị khoa học Y học lao động lần thứ IV, Hà Nội, tháng 5 năm 2001, tr 62.

47.    J.Jeyaratnam, Điều tra về ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật ở Srilanca, Bull WHO, 1982 số 60

Leave a Comment