Hiệu quả của bổ sung sớm vitamin A liều cao định kỳ ba tháng một lần đến tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ
Thiếu vitamin A đang là vấn đề ý nghĩa sức khoẻ công đồng (YNSKCĐ) ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở những vùng nghèo nơi có nền kinh tế’ thấp kém, đối tượng có nguy cơ cao là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai [158]. Hàng năm trên thế’ giới có khoảng 4,4 triệu trẻ em khô mắt, 127 triệu trẻ thiếu vitamin A thể tiền lâm sàng (VA-TLS) (retinol huyết thanh dưới 0,7 ^mol/L), trong đó vùng Nam Á và Đông Nam Á chiếm 40% [182]. Thiếu vitamin A gây hậu quả mù mắt, chậm phát triển, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết ở trẻ em tiền học đường [158]. Bổ sung vitamin A làm tăng tỷ lệ sống ở trẻ nhỏ tới 20-30% do làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) [55],[76],[158].
Trong thập niên 80, ở nước ta nhiều nghiên cứu đã chứng minh thiếu vitamin A là môt vấn đề YNSKCĐ [11],[12],[23]. Từ năm 1989 chương trình quốc gia phòng chống thiếu vitamin A đã được triển khai và mở rông, đến năm 1994 thiếu vitamin A tổn thương lâm sàng đã hạ dưới mức YNSKCĐ [58]. Đó là kết quả của những hoạt đông tích cực của chương trình, trong đó có việc phân phối viên nang vitamin A. Mặc dù đô bao phủ viên nang vitamin A tương đối cao ở trẻ em Việt Nam 6-36 tháng tuổi (đạt trên 90%) [29], tỷ lệ thiếu VA-TLS trên toàn quốc (2006) ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn rất cao 29,8%, cao nhất ở nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi (43,0%) [22]. Điều tra năm 2002 cũng cho kết quả tương tự, nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi có tỷ lệ thiếu VA-TLS cao nhất (32,7%), gấp 2 lần nhóm tuổi 6-11 tháng và 12-23 tháng [32]. Phát hiện này khác với quan niệm kinh điển rằng trẻ em bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể đảm bảo hoàn toàn nhu cầu dinh dưỡng [26],[21],[185]. Theo phân loại của Tổ chức Y tế’ Thế’’ Giới (TCYTTG) nước ta ở trong nhóm 19 nước có tình trạng thiếu VA-TLS ở mức đô nặng [115].
Nguy cơ tiềm ẩn của thiếu VA-TLS được nhiều nghiên cứu chứng minh có ảnh hưởng đến phát triển thể lực, thiếu máu, thiếu hụt miễn dịch dẫn đến tăng tỷ lê mắc và mức đô nặng của bênh nhiễm khuẩn làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ [33],[158],[179]. Hiên nay, có nhiều giải pháp cải thiên tình trạng vitamin A làm tăng lượng dữ trữ ở gan và tổ chức, do vậy làm giảm nguy cơ và tình trạng nặng của thiếu vitamin A và phòng chống được bênh tật và tử vong [2],[158].
Chương trình phòng chống thiếu vitamin A nước ta chỉ bổ sung viên nang vitamin A liều cao cho trẻ 6-36 tháng tuổi định kỳ sáu tháng môt lần. Trên thế giới ở những vùng thiếu vitamin A là phổ biến, việc bổ sung viên nang vitamin A liều cao thường bắt đầu sớm hơn khi trẻ trước 6 tháng tuổi với liêu trình ngắn hơn 3-4 tháng môt lần [101],[145]. Hiêu quả bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ nhỏ là phương pháp tối ưu, an toàn và hiêu quả nhất trên toàn thế giới [145]. Đã có nhiều thử nghiêm trong và ngoài nước bổ sung vitamin A sớm cho trẻ ngay sau đẻ [78],[97],[118],[167], phối hợp trong tiêm chủng mở rông [bạch hầu-ho gà-uốn ván (BH-HG-UV)] vào 6, 10, 14 tuần tuổi [6],[68],[114],[137],[192], cho trẻ dưới 6 tháng tuổi [48],[98],[100],[136]. Đa số các nghiên cứu cho thấy bổ sung sớm vitamin A cho trẻ làm tăng hàm lượng retinol huyết thanh [6],[50],[78],[100], cải thiên tình trạng thiếu máu thiếu sắt [142], phòng chống bênh nhiễm khuẩn [6],[48],[54],[100],[136], giảm tỷ lê tử vong [6],[55],[57], cải thiên tình trạng dinh dưỡng [6] ở trẻ nhỏ tuổi bú mẹ.
Tỷ lê trẻ em nước ta thiếu VA-TLS còn ở mức cao, đặc biêt là nhóm trẻ nhỏ, tuổi bú mẹ [17],[21],[33]. Nguyên nhân là do lượng vitamin A và caroten, lipid trong khẩu ăn của bà mẹ cũng như ăn bổ sung của trẻ thấp [18],[21],[29],[30],[31], tình trạng vitamin A chủ yếu là từ viên nang vitamin A [21],[31],[145]. Theo khuyến nghị của Viên Dinh dưỡng quốc gia “Biên pháp cấp bách trong những năm tới của chương trình vẫn cần tập trung vào viêc tăng cường đô bao phủ uống viên nang vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau đẻ. Có thể cần phải tính đến việc bổ sung viên nang vitamin A ngay từ khi trẻ 3 tháng tuổi và 3-4 tháng/lần trong suốt thời gian cho con bú” [21]. Vấn đề đặt ra là liệu với biện pháp này có thể làm giảm tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ nhỏ không? Để giải đáp được câu hỏi này cần phải có nghiên cứu thử nghiệm trước khi triển khai trên diện rông với mong muốn làm giảm hơn nữa tình trạng thiếu VA-TLS, qua đó góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu, giảm bớt bệnh nhiễm khuẩn vẫn còn đang phổ biến ở nước ta. Bởi vậy nghiên cứu này tiến hành nhằm mục tiêu sau:
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá hiệu quả của bổ sung sớm vitamin A liều cao 3 tháng môt lần đến tình trạng vitamin A ở trẻ nhỏ.
2. Đánh giá hiệu quả của bổ sung sớm vitamin A liều cao 3 tháng môt lần trong phòng, chống thiếu máu ở trẻ nhỏ.
3. Đánh giá hiệu quả của bổ sung sớm vitamin A liều cao 3 tháng môt lần đến tình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh và thời gian mắc bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, hô hấp cấp) ở trẻ nhỏ.
MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỤC LỤC x
ĐẶT vÊN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 4
1.1. Vitamin A 4
1.1.1. Vài nét về lịch sử vitamin A 4
1.1.2. Nguồn cung cấp vitamin A 4
1.1.3. Hoạt tính sinh học của carotenoids 5
1.1.4. Chuyển hoá vitamin A trong cơ thể 5
1.1.5. Nhu cầu vitamin A của cơ thể 6
1.1.6. Vai trò vitamin A đối với cơ thể 6
1.1.7. Ảnh hưởng của thiếu vitamin A tới sức khoẻ 11
1.1.8. Đánh giá thiếu vitamin A 13
1.1.9. Tiêu chí đánh giá thiếu vitamin A vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ công đồng 15
1.1.10. Dịch tễ học thiếu vitamin A và khô mắt 16
1.1.11. Các giải pháp can thiệp cải thiên tình trạng thiếu vitamin A 32
1.1.11.1. Tăng cường sử dụng thực phẩm sẵn có giàu vitamin A 33
1.1.11.2. Bổ sung viên nang vitamin A liều cao 34
1.1.11.3. Tăng cường vitamin A trong một số thực phẩm 34
1.1.11.4. Giám sát các bệnh nhiễm khuẩn 35
1.1.11.5. Chiến lược phòng và chống thiếu vitamin A và khô mắt tại Việt Nam 35
1.1.12. Các nghiên cứu bổ sung vitamin A trên thế giới và tại Việt Nam 37
1.1.12.1. Đối với sự tăng trưởng 37
1.1.12.2. Đối với tình trạng nhiễm khuẩn 38
1.1.12.3. Bổ sung vitamin A với tình trạng thiếu máu 41
1.1.13. Ngô đôc vitamin A 42
1.2. Phát triển thể lực 44
1.2.1. Sự phát triển về chiều cao và cân nặng 44
1.2.2. Phát triển vòng đầu, vòng ngực và vòng cánh tay 45
1.2.3. Các quần thể tham khảo về tăng trưởng 45
1.2.4. Suy dinh dưỡng 46
1.3. Thiếu máu 48
1.4. Bênh nhiễm khuẩn 48
1.5. Giả thuyết nghiên cứu 49
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 50
2.1. Đối tượng nghiên cứu 50
2.2. Địa điểm nghiên cứu 50
2.3. Thời gian nghiên cứu 52
2.4. Phương pháp nghiên cứu 52
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 52
2.4.. 2. Cỡ mẫu 52
2.4.3. Phương pháp chọn mẫu và cách tiến hành 54
2.4.4. Quản lý theo dõi uống viên nang vitamin A 62
2.4.5. Phương pháp thu thập số liêu và đánh giá 61
2.5. Hiệu quả bổ sung vitamin A sớm 3 tháng/lần 66
2.6. Xử lý số liệu 67
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 68
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cúu 69
3.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 69
3.1.1. Thông tin về hô gia đình 69
3.1.2. Thông tin về đối tượng nghiên cứu 72
3.2. Hiệu quả của bổ sung sớm vitamin A liều cao 3 tháng/lần đến tình trạng 76 vitamin A ở trẻ nhỏ
3.2.1. Về hàm lượng retinol huyết thanh 76
3.2.2. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ 78
3.3. Hiệu quả của bổ sung sớm vitamin A liều cao 3 tháng/ lần trong phòng chống 80 thiếu máu ở trẻ nhỏ
3.3.1. Hàm lượng hemoglobin 80
3.3.2. Tỷ lệ thiếu máu 83
3.3.3. Thể tích trung bình hổng cầu 84
3.3.4. Hàm lượng ferritin 85
3.4. Hiệu quả bổ sung sớm vitamin A liều cao 3 tháng/lần đến tình trạng dinh 87 dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh và thời gian mắc bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, hô hấp cấp) ở
trẻ nhỏ
3.4.1. Phát triển thể lực 87
3.4.1.1. Cân nặng 87
3.4.1.2. Chiều cao 89
3.4.2. Tình trạng dinh dưỡng 91
3.4.2.1. Tình trạng dinh dưỡng (CN/T) 91
3.4.2.2. Tình trạng dinh dưỡng (CC/T) 93
3.4.2.3. Tình trạng dinh dưỡng (CN/CC) 95
3.4.3. Suy dinh dưỡng 95
3.4.4. Bênh nhiễm khuẩn 98
3.4.41. Tỷ lệ mắc bệnh 98
3.4.4.2. Sốđợt mắc bệnh 100
3.4.4.3. Số ngày mắc bệnh 101
3.5. Tính an toàn của bổ sung sớm định kỳ 3 tháng/lần vitamin A liều cao cho trẻ 102 nhỏ
CHƯƠNG IV BÀN LUẬN 103
4.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 103
4.2. Hiệu quả bổ sung sớm vitamin A liều cao 3 tháng/lần đến tình trạng vitamin 105
A ở trẻ nhỏ
4.3. Hiệu quả bổ sung sớm vitamin A liều cao 3 tháng/lần trong phòng chống 115
thiếu máu ở trẻ nhỏ
4.3.1. Chỉ số huyết học và ferritin huyết thanh 115
4.32. Tỷ lệ thiếu máu 120
4.4. Hiệu quả bổ sung sớm vitamin A liều cao 3 tháng/lần đến tình trạng dinh 124
dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh và thời gian mắc bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, hô hấp cấp) ở trẻ nhỏ
4.4.1. Tình trạng thể lực 124
4.4.2. Tình trạng dinh dưỡng-suy dinh dưỡng 129
4.4.3. Bệnh nhiễm khuẩn 132
KẾT LUẬN 140
KIẾN NGHỊ 142
TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN 143
MỘT số CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC Kết quả nghiên cứu Bô câu hỏi
Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích