Hiệu quả của liệu pháp âm nhạc đối với lo lắng trong phẫu thuật ở bệnh nhân gây tê tuỷ sống
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Hiệu quả của liệu pháp âm nhạc đối với lo lắng trong phẫu thuật ở bệnh nhân gây tê tuỷ sống.Ngày nay, những tiến bộ về kỹ thuật, thiết bị và được lý trong ngành Gây mê Hồi sức đã làm tăng độ chính xác, giảm rủi ro trong y khoa, dần dần cho phép tỷ lệ gây tê vùng được thực hiện nhiều hơn phù hợp với điều kiện ở từng quốc gia 12. Một trong những phương pháp gây tê vùng được sử dụng rộng rãi giúp bệnh nhân phẩu thuật là phương pháp gây tê tuỷ sống. Gây tê tuỷ sống có tác dụng giảm đau trong và sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian chuyển hồi tỉnh, thời gian nằm viện 3. Ngoài ra, phương pháp vô cảm này còn hạn chế các tác dụng phụ như biến chứng đường hô hấp ở những bệnh nhân có đường hô hấp đe dọa tính mạng, đặc biệt ở bệnh nhân sản khoa và bệnh nhân có bệnh lý phối tử trước 4 và giảm mất máu trong phẫu thuật chỉnh hình khớp háng, giảm tỷ lệ hình thành cục máu đông sau phẫu thuật ở phẫu thuật chỉ dưới 5. Bên cạnh đó, với một số lượng đáng kể bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng và một tỷ lệ lớn các xét nghiệm PCR âm tính giả, gây tê tuỷ sống đã được khuyến cáo là thích hợp hơn so gây mê toàn thân vì làm giảm nguy cơ tạo ra giọt bắn do thao tác trên đường thở, giảm khả năng lây lan COVID-19 cho tất cả mọi người trong môi trường kín của phòng mổ 67.
Tuy nhiên, phẫu thuật dưới phương pháp gây tê tuỷ sống, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt cuộc phẫu thuật và họ có những mối lo lắng khác nhau khiến họ có thể từ chối phương pháp vô cảm này. Điều này xảy ra bởi môi trường phòng mỗ xa lạ, vô trùng và lạnh lẽo khiến bệnh nhân tiềm ẩn một trải nghiệm khó chịu và không thoải mái. Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng âm thanh trong phòng mổ bao gồm tiếng báo động của máy theo dòi, âm thanh dụng cụ phẫu thuật va chạm, cùng với độ hẹp của bàn mổ và nhiệt độ môi trường thấp, tất cả đều làm tăng sự lo lắng trong quá trình phẫu thuật *. Sự đụng chạm của bác sĩ phẫu thuật, bị đâm kim nhiều lần hoặc có khả năng sử dụng không đủ thuốc gây tê cũng đã dẫn đến sự e ngại gia tăng *. Ngoài ra, góp phần gây ra lo lắng còn có những vấn đề như chày máu, mùi thuốc hoặc kinh nghiệm phẫu thuật trước đây của bệnh nhân làm họ xuất hiện một số ý nghĩ từ chối quá trình điều trị. Đó là một số lý do phổ biến khiến nhiều người mong muốn gây mê toàn thân hơn là gây tê tuỷ sống.Khi lo lắng trong phẫu thuật xuất hiện nhưng không được kiểm soát tốt trên bệnh nhân tỉnh táo, sẽ dẫn đến việc tăng nhu cầu sử dụng thuốc gây mê và có nguy cơ kích thích hệ thần kinh giao cảm làm tăng tiết epinephrine dẫn đến tăng lo lắng, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp 10. Lo lắng quá mức cũng có ảnh hưởng nồng độ cortisol trong máu, do đó có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch và làm chậm quá trình chữa lành vết thương, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ” Nếu những bất thường này không được điều trị đúng cách, chúng có thể là những triệu chứng tiềm ẩn dẫn đến thất bại trong điều trị và sự hồi phục sau phẫu thuật của bệnh nhân.
Chính vì thế, có nhiều quan tâm đến việc nghiên cứu các biện pháp can thiệp giảm lo lắng và những ảnh hưởng có thể có của lo lắng tới kết quả của các phương pháp điều trị phẫu thuật. Một trong những biện pháp can thiệp an toàn, hiệu quả, không xâm lấn và tiết kiệm chi phí đó là liệu pháp âm nhạc. Việc sử dụng âm nhạc như một phương pháp trị liệu đã có một lịch sử lâu đời. Như các bản khắc ở Ai Cập cổ đại, Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ và La Mã đã nói về âm nhạc như một phương pháp chữa bệnh với tác dụng thư giản làm giảm lo lắng và tạo ra sự thư thái 12. Lợi ích của liệu pháp âm nhạc bao gồm điều hòa huyết áp, giảm nhịp tim 10, kiểm soát nhịp thở và tăng độ bão hòa oxy 13. Nghiên cứu của Bae và Cs 14 đã chứng minh rằng khi nghe nhạc, bệnh nhân chuyển sự chú ý của họ ra khỏi tiếng ồn trong môi trường và việc nghe được cuộc trò chuyện của nhóm phẫu thuật cũng được tránh hoặc giảm bớt. Kết quả cũng được ghi nhận tương tự ở nghiên cứu Komurcu và Cs 15, Sarkar và Cs 16 là sự lo lắng của bệnh nhân đã được giảm bớt khi bệnh nhân được nghe nhạc. Điều quan trọng nhất là âm nhạc làm giảm các biến chứng liên quan đến lo lắng bao gồm đau sau phẫu thuật, suy giảm hệ thống miễn dịch, kéo dài thời gian hồi phục và thời gian nằm viện 3 17.
Tại Việt Nam, vai trò âm nhạc trong ngành y tế còn khá mới mẻ. Nghiên cứu chứng minh hiệu quả âm nhạc đối với lo lắng ở được thực hiện đầu tiên vào năm 2020 của tác giả Trần Anh Vũ cùng cộng sự 18. Trong nghiên cứu này, tác giả khảo sát 82 bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng được chia thành 2 nhóm đối chứng. Kết quả ghi nhận rằng, ở nhóm bệnh nhân sau khi được can thiệp cho nghe nhạc, mức độ lo lắng theo thang điểm lo lắng STAI giảm nhiều từ 14,6% còn 7,3% có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong khi nhóm chứng không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về mức độ lo lắng. Điều đó cho thấy âm nhạc là một can thiệp không dùng thuốc nhưng rất hiệu quả, chi phí thấp, an toàn để giảm bớt lo lắng ở bệnh nhân.
Vì những lý do trên và hiểu được tầm quan trọng trong việc kiểm soát và loại bỏ lo lắng là một cân nhắc cho quá trình chăm sóc trong phẫu thuật của cán bộ y tế. Chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đánh giá “Hiệu quả của liệu pháp âm nhạc đối với lo lắng trong phẫu thuật ở bệnh nhân gây tê tuỷ sống”. Câu hỏi đặt ra là liệu rằng liệu pháp âm nhạc có hiệu quả giảm lo lắng trong phẫu thuật ở bệnh nhân gây tê tuỷ sống tại Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Nhân Dân Gia Định hay không? Với kỳ vọng cao rằng kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các cán bộ y tế trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định mức độ lo lắng theo thang điểm STAI trước phẫu thuật ở bệnh nhân gây tê tủy sống.
2. So sánh mức độ lo lắng theo thang điểm STAI trước và sau can thiệp của từng nhóm có và không can thiệp liệu pháp âm nhạc ở bệnh nhân gây tê tủy sống.
3. So sánh điểm lo lắng theo thang điểm STAI và các dấu sinh hiệu sau can thiệp giữa hai nhóm có và không can thiệp liệu pháp âm nhạc ở bệnh nhân gây tê tủy sống
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt………………………………………………………………………………. i
Danh mục đối chiếu Việt – Anh ……………………………………………………………………… ii
Danh mục các bảng ……………………………………………………………………………………… iii
Danh mục hình, biểu đồ, sơ đồ ……………………………………………………………………… iv
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………5
1.1. Gây tê tuỷ sống………………………………………………………………………………………..5
1.2. Lo lắng …………………………………………………………………………………………………12
1.3. Lo lắng trong phẫu thuật liên quan tới gây tê tuỷ sống………………………………..13
1.4. Âm nhạc ……………………………………………………………………………………………….16
1.5. Liệu pháp âm nhạc …………………………………………………………………………………18
1.6. Tình hình nghiên cứu sử dụng liệu pháp âm nhạc đối với lo lắng trên bệnh nhân
gây tê tủy sống……………………………………………………………………………………….22
1.7. Lý thuyết điều dưỡng và sự ứng dụng trong nghiên cứu ……………………………..25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….29
2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………..29
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..29
2.3. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………………..29
2.4. Biến số nghiên cứu…………………………………………………………………………………33
2.5. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………………..38
2.6. Phương pháp xử lí số liệu………………………………………………………………………..41
2.7. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………………….42
2.8. Lưu đồ nghiên cứu …………………………………………………………………………………42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ……………………………………………………………………………..44
3.1. Mô tả đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu……………………………………………..44
.
.3.2. Mức độ lo lắng theo thang điểm STAI trước phẫu thuật và các yếu tố liên quan
………………………………………………………………………………….48
3.3. Hiệu quả liệu pháp âm nhạc đối với lo lắng trong phẫu thuật trên bệnh nhân gây
tê tủy sống. ……………………………………………………………………………………………53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..58
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và mối liên quan mức độ lo lắng
trước phẫu thuật……………………………………………………………………………………..58
4.2. Hiệu quả của liệu pháp âm nhạc đối với giảm mức độ lo lắng theo thang điểm
STAI sau can thiệp. ………………………………………………………………………………..64
4.3. Hiệu quả của liệu pháp âm nhạc đối với điểm lo lắng theo thang điểm STAI và
các dấu sinh hiệu sau can thiệp giữa hai nhóm nghiên cứu. …………………………67
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………….71
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..73
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………….74
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng điểm đánh giá lo lắng của Spielberger ……………………………………..40
Bảng 3.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu…………………………….44
Bảng 3.2. Đặc điểm phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu …………………………………47
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa mức độ lo lắng theo thang điểm STAI trước phẫu
thuật và đặc điểm cá nhân. ……………………………………………………………………49
Bảng 3.4. Mối liên hệ giữa mức độ lo lắng theo thang điểm STAI trước phẫu thuật
và đặc điểm phẫu thuật…………………………………………………………………………51
Bảng 3.5. Hiệu quả của liệu pháp âm nhạc đối với mức độ lo lắng theo thang điểm
STAI sau can thiệp ………………………………………………………………………………55
Bảng 3.6. Điểm lo lắng theo thang điểm STAI và chỉ số dấu sinh hiệu trước và sau
can thiệp giữa 2 nhóm nghiên cứu. ………………………………………………………..56
Bảng 4.1. Độ tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu……………………………….60
Bảng 4.2. Điểm STAI của các nghiên cứu……………………………………………………….68
Nguồn: https://luanvanyhoc.com