HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ VÔ SINH DO NGUYÊN NHÂN VÒI TỬ CUNG – PHÚC MẠC

HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ VÔ SINH DO NGUYÊN NHÂN VÒI TỬ CUNG – PHÚC MẠC

HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ VÔ SINH DO NGUYÊN NHÂN VÒI TỬ CUNG – PHÚC MẠC.Sinh  sản  là  một  nhu  cầu  tất yếu  của cuộc  sống,  không  chỉ  vì  mục  đích duy trì nòi giống mà còn vì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính  vì thế mà những cặp vợ chồng bị vô sinh thường chịu một áp lực tâm  lý khá nặng nề bởi những định kiến xã hội – tôn giáo, cũng như những nhu  cầu về tình cảm giữ a cha mẹ và con cái. Vấn đề này đã trở thành động lực  thúc đẩy các nhà khoa học không ngừng tìm tòi, nghiên cứu những phương  pháp chẩn đoán và điều trị vô sinh hiệu quả nhất.

Tỷ lệ vô sinh trên thế giớ i cũng khá cao, ở Pháp theo thống kê năm  1988 là 16,7% [104], ở Mỹ 1988 là 13,7% [54] và ở Việt nam,  theo một  điều tra dân số trong những năm 1982 có 13-15% các cặp vợ chồng bị vô  sinh [12],[15],[19],  trong  đó  vô  sinh  do  nữ chiếm khoảng  40%. Trong  những nguyên nhân gây vô sinh nữ, yếu tố tắc nghẽn vòi tử cung là thường 
gặp nhất, tỷ lệ thay đổi từ 25 – 60% [54],[72],[109]. Tại Việt Nam, theo  nghiên cứu của Văn Thị Kim Huệ 2002 tại bệnh viện Trung Ương Huế và  Phạm Như Thảo 2003 tại bệnh viện phụ sản Trung Ương cho thấy tỷ lệ vô  sinh do vòi tử cung là 50 – 59,8% [8],[18].
Trong kỷ nguyên tiền thụ tinh trong ống nghiệm, phương pháp phẫu  thuật tạo hình vòi tử cung là chọn lựa duy nhất trong điều trị vô sinh do tắc  nghẽn vòi tử cung. Phẫu  thuật tạo  hình vòi  tử cung đã  được Martin thực  hiện lần đầu tiên vào năm 1884, với kết quả là một phụ nữ có thai trong 21  trường hợp được phẫu thuật [105]. Cho đến năm 1975, Gomel và Swolin đã  áp dụng vi phẫu vào tạo hình vòi tử cung và kỹ thuật này ngày càng hoàn  thiện hơn với tỷ lệ thai trong tử cung 12-39% [49]. 
Với sự tiến bộ của khoa học, vào những năm 80, kỹ thuật gỡ dính,  tái tạo loa vòi và mở thông vòi tử cung qua nội soi ổ bụng đã ra đời và kết  quả đạt được có thể so sánh với vi phẫu [95],[96]. Song song đó, phương  pháp thụ tinh trong ống nghiệm cũng đã gặt hái được thành công vào năm  1978 và ngày càng phát triển. Chính sự gia tăng của những kỹ thuật mới  trong hỗ trợ sinh sản đã đặt lại vấn đề về vị trí của phẫu thuật tạo hình vòi  tử cung trong điều trị vô sinh do vòi tử cung. 
Trên  thế  giới,  theo  kết  quả  của  một  số  công  trình  nghiên  cứu  cho  thấy tỷ lệ có thai trong tử cung sau phẫu thuật tạo hình vòi tử cung trong  trường  hợp  tổn  thương vòi  tử  cung-phúc  mạc nhẹ  là  22,5 – 57%,  nhưng  trong trường hợp nặng thì phẫu thuật hầu như không mang lại một cơ hội  thành công nào với tỷ lệ thai trong tử cung là 0% (Bruhat 1989, Filippini  1996) [96], [101]. Trong khi đó, tỷ lệ thai trong tử cung trong những trường hợp  vô sinh này  khi được thực  hiện  thụ tinh  trong  ống  nghiệm  là 21,4 – 23% và có thể lên đến 30% trong một chu kỳ điều trị [28],[110]. 
Tại Việt Nam, năm 1963 Dương Thị Cương ghi nhận tại Viện  Bảo  vệ Bà mẹ Trẻ sơ sinh Hà Nội tỷ lệ có thai trong tử cung sau phẫu thuật mở thông vòi tử cung qua mở bụng chỉ chiếm 3,5% [2]. Đến năm 1981, nội soi  ổ bụng đã được áp dụng và kết quả là có 4 trường hợp có thai trong tử cung  trong 57 trường hợp được phẫu thuật [6]. Gần đây, theo tổng kết phẫu thuật 
nội soi ổ bụng tại Viện Bảo vệ Bà mẹ Trẻ sơ sinh từ 1996 – 1999 thì tỷ lệ  thai trong tử cung là 7,4% sau phẫu thuật tạo hình vòi tử cung [11]. Riêng tại bệnh viện  Từ Dũ, bên cạnh những thành công từ phương  pháp thụ tinh ống nghiệm (tỷ lệ thai trong tử cung 24,2-30,9%), chúng tôi  đã thực hiện một nghiên cứu tiến cứu bước đầu về phẫu thuật tạo hình vòi  tử cung đoạn xa qua nội soi từ tháng 08.1999 đến tháng 08.2000. Kết quả  cho thấy tỷ lệ thai trong tử cung là 17,45% với thời gian theo dõi sau mổ từ 5 – 12 tháng, đồng thời cũng cho thấy có sự khác biệ t về tỷ lệ có thai trong  tử cung giữa nhóm tổn thương vòi tử cung nhẹ là 21,63% so với nhóm tổn  thương vòi tử cung nặng là 0% [14]. 
Từ đó, việc chọn lựa giữ a phẫu thuật tạo hình vòi tử cung và thụ tinh  trong ống nghiệm đã được đặt ra. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có  công trình nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên nào so sánh về hiệu quả điều trị  giữa  hai  phương  pháp  này  trong  trường  hợp  vô  sinh  do  tắc  nghẽn vòi  tử  cung. Ngoài vấn đề về hiệu quả điều trị, chi phí điều trị khác nhau giữa  phẫu thuật và thụ tinh ống nghiệm, tuổi bệnh nhân và một vài yếu tố liên  quan khác cũng góp phần vào việc cân nhắc chỉ định điều trị.  Do đó, vấn  đề  đặt  ra  là khi  nào thì ta  chọn  lựa  phẫu  thuật tạo  hình vòi  tử  cung với  mong muốn đem lại kết quả tốt nhất trong điều trị bệnh lý vô sinh do tắc  nghẽn vòi tử cung? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã tiếp tục công trình  nghiên cứu trên, thực hiện với thời gian theo dõi dài hơn và cỡ mẫu  lớn  hơn, dựa trên các mục tiêu cụ thể sau đây hầu góp phần vào việc xây dựng  phác đồ điều trị thích hợp cho những trường hợp vô sinh do nguyên nhân  vòi tử cung-phúc mạc:
1. Xác định tỷ lệ thành công của phẫu thuật tạo hình vòi tử cung qua  nội  soi  bằng tỷ  lệ vòi  tử  cung thông  trên phim  X  quang  buồng  tử  cung-vòi tử cung có bơm thuốc cản quang kiểm tra sau mổ và tỷ lệ  thai trong tử cung.
2. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả có thai  sau phẫu thuật vòi tử cung.
3. Xác định thời  gian cần theo  dõi để có  thai sau  phẫu  thuật vòi  tử  cung. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ VÔ SINH DO NGUYÊN NHÂN VÒI TỬ CUNG – PHÚC MẠC
1. Lê Tự Phương Chi (2000), “Tỷ lệ mới mắc thai ngoài tử cung tại Thành Phố Hồ  Chí Minh”, Tạp chí Y học, Đại học Y  Dược TP. HCM tập 6 (4), tr. 214 – 219.
2. Dương Thị Cương (1965), “Nhận định về kết quả mở thông vòi trứng điều trị vô  sinh”, Nội san Sản Phụ Khoa, Hội Phụ Sản Việt Nam, tr. 368 – 384.
3. Đỗ Văn Dũng (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích thống kê  với phần mềm Stata 8.0, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Khoa Y  Tế Công Cộng, tr. 224 – 234.
4. Trịnh Hùng Dũng (2005), “Vai trò của chụp tử cung-vòi trứng cản quang dưới X  quang tăng sáng truyền hình trong chẩn đoán vô sinh do vòi trứng”, Tạp chí  Thông Tin Y Dược, số 7, tr. 30 – 34.
5. Trịnh Hùng Dũng, Hoàng Mạnh An và cộng sự (2005), “Kết quả phẫu thuật nội  soi trong sản phụ khoa tại bệnh viện 103 từ năm 2000-2005”, Tạp chí Y Học  Thực Hành, số 9 (519), tr.17 – 20.
6. Nguyễn Hoài Đức (1983), “Nhận xét 57 trường hợp soi ổ bụng do vô sinh”, Sản  phụ khoa, Đại học Y Hà Nội, tr. 31 – 32.
7. Nguyễn Thị Thanh Hà (2000), Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Chlamydiae Trachomatis  và  một  số  yếu  tố  liên  quan  ở  phụ  nữ  vô  sinh  do  tắc  vòi trứng, Luận  văn  chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 30-39.
8. Văn Thị Kim Huệ, Cao Ngọc Thành (2002), “Tìm hiểu một số nguyên nhân và  yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh tại khoa phụ sản bệnh viện Trung Ương Huế”, Nội san Sản Phụ Khoa, Hội Phụ Sản Việt Nam, số đặc biệt, tr. 103 – 104. 
9. Trần Đình Khiêm (2001), “Lésions tubaires et fécondation in vitro”, Các vấn đề 
mới trong lãnh vực sản phụ khoa – Hội thảo Việt – Pháp, Trường Đại học Y  Dược TP. HCM – Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ, tr. 220.
10. Khoa hiếm muộn (2004), Báo cáo tổng kết năm 2004, Bệnh viện phụ sản Từ  Dũ TP.HCM.
11. Nguyễn Thanh Kỳ (1999), “Vô sinh do viêm tắc ống dẫn trứng”, Nội san Sản  Phụ Khoa, Hội Phụ Sản Việt Nam, tr. 31 – 37.
12. Nguyễn Khắc Liêu (1998), “Mấy nét bàn về vô sinh”, Tạp chí nghiên cứu Y  học, tập 7 (3), tr. 28 – 29.
13. Bùi Thị Phương Nga (2005), “Giá trị của HSG trong chẩn đoán tắc vòi trứng”,  Tạp chí Thông Tin Y Dược, số 7, tr. 34 – 37.
14. Bùi Thị Phương Nga (2000), Nghiên cứu phẫu thuật nội soi: điều trị vô sinh do  vòi trứng-dính phúc mạc, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược  TP.HCM, tr. 34 – 50.
15. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (1999), “Tổng quan về hiếm muộn vô sinh”, Hiếm  muộn-vô sinh và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, Sở Y Tế TP.HCM – Bệnh viện Phụ  Sản Từ Dũ, tr. 1 – 9.
16. Phan Văn Quyền (2001), “Tình hình thai ngoài tử cung tại bệnh viện Phụ Sản  Từ Dũ”, Hội nghị khoa học công nghệ bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ năm 2000,  Sở Y Tế TP.HCM – Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ.
17.  Lưu  Hồng  Sơn,  Nguyễn  Văn  Cường,  Phan  Thanh  Hải  (2001),  “VideoHysterography trong chẩn đoán bệnh lý vô sinh nữ: kinh nghiệm ban đầu”,  Các vấn đề mới trong lãnh vực sản phụ khoa – Hội thảo Việt-Pháp, Trường  Đại học Y Dược TP.HCM – Bệnh Viện Phụ Sản Từ Dũ, tr. 98 – 101. 
18. Phạm Như Thảo (2004), Tìm hiểu một số đặc điểm, yếu tố liên quan và những  biện pháp điều trị vô sinh tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2003, Luận  văn thạc sỹ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội, tr. 39.
19. Nguyễn Thị Xiêm, Lê Thị Phương Lan (2002), “Dịch tễ học về vô sinh”, Vô  sinh, Nhà xuất bản Y học – Hà Nội, tr. 11-13.

Leave a Comment