Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thực, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện Tam Nông, Phú Thọ

Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thực, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện Tam Nông, Phú Thọ

Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thực, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện Tam Nông, Phú Thọ.Trẻ em trên toàn thế giới có khả năng đạt được mức tăng trưởng tối đa theo tiềm năng nếu được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh và hưởng các thực hành về y tế, dinh dưỡng và chăm sóc theo đúng khuyến cáo. Suy dinh dưỡng thấp còi tác động đến 1/3 số trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, tương đương với tổng số 178 triệu trẻ em ( ). Suy dinh dưỡng thấp còi vừa là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiều cao người trưởng thành thấp và giảm các các chức phận cơ thể ở tuổi trưởng thành vừa là dấu hiệu chính đánh dấu một quá trình quan trọng trong những năm đầu đời dẫn đến tăng trưởng kém và các hậu quả xấu khác. Suy dinh dưỡng thấp còi là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, suy giảm sức khỏe lúc còn nhỏ và khi trưởng thành, giảm khả năng học tập và năng suất lao động. Để có hiệu quả tốt nhất, các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi cần được tiến hành sớm, tốt nhất là trong giai đoạn “cửa sổ cơ hội”: từ khi trong bào thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi. 

Can thiệp hiệu quả nhất với suy dinh dưỡng thấp còi phải có tính dự phòng và toàn diện, trong đó cải thiện về thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ (bao gồm nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung) được coi là những can thiệp cần được ưu tiên.
Cần tập trung vào thời điểm can thiệp hiệu quả nhất và các can thiệp được chứng minh là có tác động đến tăng trưởng chiều cao. Các can thiệp trong thời kì mang thai và 2 năm đầu đời của trẻ nhằm ngăn chặn tình trạng thấp còi thì có hiệu quả hơn các can thiệp tác động trẻ đã bị suy dinh dưỡng. Đây là thời điểm trẻ nhận được nhiều lợi ích nhất từ các can thiệp dinh dưỡng. Khuyến khích cho bú sớm, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 24 tháng; cải thiện thực hành ăn bổ sung thông qua tư vấn dinh dưỡng ở những nơi có an ninh thực phẩm cao và tư vấn kết hợp cung cấp các thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung vi chất ở nơi có an ninh thực phẩm thấp có thể góp phần giảm tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Các can thiệp về nuôi dưỡng trẻ nhỏ cần phải được xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh, cần có đánh giá tỉ mỉ các tập quán nuôi dưỡng và các thực phẩm sẵn có tại địa phương.
Ở Việt Nam, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã có những họat động giáo dục truyền thông lồng ghép nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi nhưng các hoạt động vẫn chỉ dừng ở mức độ cung cấp kiến thức và người chăm sóc trẻ quan tâm đến sức khỏe của trẻ nhưng chưa có các hỗ trợ cho các bước tiếp theo của thay đổi hành vi (dựa trên các bước Thay đổi hành vi ( )) là giúp người chăm sóc trẻ làm thử, giúp họ đánh giá và giúp họ quyết định nên người mẹ chưa đưa vào thực hành của mình. Các can thiệp về truyền thông thường được xây dựng bởi các cán bộ làm chương trình mà ít khi được thử nghiệm bởi chính đối tượng trước khi đưa vào áp dụng rộng rãi, vì vậy chưa đảm bảo được tính hiệu quả và bền vững của can thiệp. Các hoạt động còn mang tính chất chung chung, không cụ thể, chưa triệt để và thiếu sự theo dõi, đánh giá đầy đủ nên kiến thức của người mẹ chưa được nâng cao, thực hành của người mẹ chưa được uốn nắn kịp thời dẫn tới hiệu quả của các hoạt động chưa trọn vẹn.
Trong khuôn khổ của đề tài nhà nước Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài nhánh “Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thực, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện Tam Nông, Phú Thọ”, với mục tiêu
•    Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ tại các xã nghiên cứu và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi.
•    Đánh giá hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng đến kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ tại các xã can thiệp và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi.

Mục lục Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thực, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện Tam Nông, Phú Thọ

I.    ĐẶT VẤN ĐỀ    6
II.    TỔNG QUAN TÀI LIỆU    7
III.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    21
IV.    KẾT QUẢ    31
4.1    Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi trên địa bàn nghiên cứu    31
4.1.1.    Tình trạng dinh dưỡng của trẻ    33
4.1.2.    Thực hành nuôi dưỡng trẻ    34
4.1.3.    Khẩu phần ăn của trẻ 6-23 tháng    40
4.2    Hiệu quả của can thiệp đến thực hành của người chăm sóc trẻ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi    43
4.2.1.    Hiệu quả của can thiệp đến thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ    43
4.2.2.    Hiệu quả của can thiệp đến khẩu phần ăn của trẻ 6-23 tháng    50
4.2.3.    Hiệu quả của can thiệp đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng    54
4.2.4.    Tiếp cận can thiệp truyền thông giáo dục dinh dưỡng    57
V.    BÀN LUẬN    60
5.1.    Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi trên địa bàn nghiên cứu    60
5.1.1.    Tình trạng dinh dưỡng    60
5.1.2.    Thực hành nuôi dưỡng trẻ    60
5.2.    Hiệu quả của can thiệp truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ    62
5.2.1.    Cải thiện về thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ và khẩu phần ăn bổ sung    62
5.2.2.    Cải thiện tình trạng dinh dưỡng    63
5.2.3.    Cải thiện khả năng tiếp cận truyền thông giáo dục dinh dưỡng    63
VI.    KẾT  LUẬN    64
6.1.    Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi trên địa bàn nghiên cứu    64
6.2.    Hiệu quả của can thiệp truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ    65
VII.    KHUYẾN NGHỊ    66
Phụ lục    67
PHỤ LỤC 1    67
PHỤ LỤC 2    73
PHỤ LỤC 3    74

Danh mục bảng 
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    31
Bảng 2: Mức tăng cân của phụ nữ có thai    32
Bảng 3: Cân nặng sơ sinh    32
Bảng 4: Tỷ lệ trẻ nhẹ cân (chỉ tiêu cân nặng theo tuổi)    33
Bảng 5: Tỷ lệ trẻ thấp còi (chỉ tiêu chiều dài theo tuổi)    33
Bảng 6: Tỷ lệ trẻ gày còm (chỉ tiêu cân nặng theo chiều dài)    34
Bảng 7: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ    35
Bảng 8: Thực hành ăn bổ sung ở trẻ 6-23 tháng (theo chỉ số của WHO)    36
Bảng 9: Thực hành ăn bổ sung    37
Bảng 10: Thực phẩm ăn ngày hôm trước của trẻ    37
Bảng 11: Người chăm sóc trẻ và cho trẻ ăn    39
Bảng 12: Bà mẹ tự đánh giá về chế độ ăn    39
Bảng 13: Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần trẻ 6 – 23 tháng    40
Bảng 14: Cơ cấu khẩu phần theo nhóm tuổi    41
Bảng 15: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở nhóm can thiệp và nhóm chứng    45
Bảng 16: Thực hành ăn bổ sung ở nhóm can thiệp và nhóm chứng    46
Bảng 17: Thực phẩm ăn ngày hôm trước của trẻ của xã can thiệp và xã chứng    47
Bảng 18: Tình hình bệnh tật của trẻ trong 2 tuần qua ở xã can thiệp và xã chứng    49
Bảng 19: Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần trẻ 6 – 23 tháng tại xã can thiệp trước và sau can thiệp    50
Bảng 20: So sánh giá trị dinh dưỡng của khẩu phần trẻ 6 – 23 tháng tại xã can thiệp và xã chứng sau can thiệp    51
Bảng 21: Cơ cấu khẩu phần theo nhóm tuổi tại xã can thiệp trước và sau can thiệp    52
Bảng 22: Chỉ số hiệu quả của can thiệp lên thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ và tỷ lệ thấp còi    56
Bảng 23: Nguồn thông tin về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ tại xã can thiệp và xã chứng    57
Bảng 24: Những nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ được hướng dẫn tại xã can thiệp và xã chứng    57
Bảng 25: Tỷ lệ các bà mẹ được tiếp cận các hình thức truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng trong 6 tháng qua    58

 
Danh mục hình
Hình 1: Các nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến hậu quả lâu dài của suy dinh dưỡng thấp còi    11
Hình 2:  Các giai đoạn thay đổi hành vi    20
Hình 3: Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 6 tháng    35
Hình 4: Tình hình bệnh tật của trẻ trong 2 tuần qua    39
Hình 5: Đáp ứng nhu cầu khuyến nghị của khẩu phần (theo nhóm tuổi)    43
Hình 6. Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 6 tháng ở xã can thiệp trước và sau can thiệp    44
Hình 7. Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 6 tháng ở xã chứng    45
Hình 8. Thời điểm bắt đầu ăn bổ sung ở nhóm can thiệp và nhóm chứng (trước – sau)    47
Hình 9. Đánh giá về chế độ ăn của xã can thiệp trước và sau can thiệp    49
Hình 10. Nguyên nhân của chế độ ăn chưa tốt tại xã can thiệp (trước và sau)    49
Hình 11: Đáp ứng nhu cầu khuyến nghị của khẩu phần tại xã can thiệp trước và sau can thiệp (theo nhóm tuổi)    54
Hình 12. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 0-23 tháng ở xã can thiệp và xã chứng (trước và sau)    55
Hình 13. Tỷ lệ thấp còi theo các lớp tuổi của trẻ 0-23 tháng tại xã can thiệp (trước – sau)    56
Hình 14: Hình thức truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng mà các bà mẹ đã tham gia trong 6 tháng qua    59
Hình 15: Lí do các bà mẹ thích hình thức truyền thông cộng đồng tại xã can thiệp    60

Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thực, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện Tam Nông, Phú Thọ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment