Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng sử dụng thực phẩm giàu vi chất sẵn có tại địa phương đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-23 tháng tuổi tại một huyện trung du phía Bắc

Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng sử dụng thực phẩm giàu vi chất sẵn có tại địa phương đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-23 tháng tuổi tại một huyện trung du phía Bắc

Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng sử dụng thực phẩm giàu vi chất sẵn có tại địa phương đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-23 tháng tuổi tại một huyện trung du phía Bắc.Dinh dưỡng là yếu tố môi trường rất quan trọng đối với sức khỏe, thể lực và trí tuệ của con người. 1000 ngày đầu đời được xác định từ khi bà mẹ bắt đầu mang thai cho tới khi trẻ được 2 tuổi, là thời gian bản lề duy nhất tạo nền móng tối ưu cho sự tăng trưởng, phát triển trí não và sức khỏe suốt cuộc đời. Dinh dưỡng tốt khi mang thai giúp bảo đảm tốt sức khỏe cho bà mẹ, cho thai nhi và khả năng nuôi trẻ bằng sữa mẹ sau sinh. Dinh dưỡng trong 2 năm đầu đời đóng góp tới 80% trọng lượng não bộ và dự phòng các bệnh mạn tính khi trưởng thành [1].

Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng, các yếu tố ngoại sinh đặc biệt là chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đặc biệt chiều cao, nhất là giai đoạn 1000 ngày đầu đời của trẻ [2], [3], [4].
Thuật ngữ “thấp còi” được sử dụng để mô tả tình trạng trẻ em không đạt được đầy đủ chiều cao theo độ tuổi; thể hiện ở chỉ số “chiều cao theo tuổi” (H/A) thấp dưới -2,0 Z-Scorre (hoặc <-2 SD so với quần thể chuẩn WHO-2006). Những yếu tố chủ yếu tác động trực tiếp đến thể SDD này là cung cấp không đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng; an ninh lương thực không đảm bảo, an toàn thực phẩm kém; nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại. Sự thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài làm giảm khả năng nhận thức, trí thông minh, kết quả học tập, năng suất lao động và thu nhập quốc dân. Trẻ bị SDD thấp còi thường hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn do suy giảm hệ miễn dịch và sau này cũng dễ có nguy cơ thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp…
Trẻ thấp còi sẽ có chiều cao thấp ở tuổi trưởng thành ảnh hưởng đến tầm vóc, nòi giống dân tộc. Ảnh hưởng của SDD thấp còi là vĩnh viễn và không thể đảo ngược lại được. Nói cách khác, trẻ em còi cọc không bao giờ lấy lại chiều cao đã bị mất do hậu quả của thấp còi và hầu hết trẻ em thấp còi cũng sẽ không bao giờ đạt được trọng lượng cơ thể tương ứng. Chậm phát triển cũng dẫn đến tử vong sớm sau này trong cuộc sống bởi vì các cơ quan quan trọng không bao giờ được phát triển đầy đủ trong thời thơ ấu [5].
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), năm 2013 trong nhóm các nước đang phát triển có khoảng 195 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi – chiều cao theo tuổi thấp (chiếm khoảng 30%), 129 triệu trẻ SDD nhẹ cân – cân nặng theo tuổi thấp (chiếm 25%) và 67 triệu trẻ bị SDD gầy còm – cân nặng/chiều cao thấp (13%) và khoảng 20 triệu trẻ sơ sinh có cân nặng thấp dưới 2500g (15%) [6]. Gần đây nhất, theo báo cáo của UNICEF/WHO/WB (2018) cho biết trên thế giới vẫn còn 151 triệu trẻ bị thấp còi (22,2%) bên cạnh 51 triệu trẻ SDD cấp tính (wasted; 7,5%) và 38 triệu trẻ thừa cân/béo phì (5,6%); riêng châu Á chiếm quá nửa các con số này (83,6 triệu; 35 triệu và 17,5 triệu; tương ứng) [7], [8].
Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, ở nước ta tuy tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhiều: năm 1985 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 51,5%, thấp còi 59,7%, gầy còm 7,0%. Đến năm 2013 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân giảm xuống còn 15,3%, gầy còm 6,6%, nhưng tỷ lệ SDD thấp còi vẫn còn 25,9%, con số này vẫn xấp xỉ ở mức cao theo phân loại của WHO [9], [3] và vào năm 2014, tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc đã giảm xuống còn 24,9%; tuy nhiên tỷ lệ này ở nhiều tỉnh thành trong cả nước còn cao trên 30%, đặc biệt các tỉnh ở vùng Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc [10]. Chính vì vậy, chiến lược quốc gia năm 2010-2020 và tầm nhìn 2030 đã đặt mục tiêu giảm tỷ lệ SDD thấp còi xuống còn 23% vào năm 2020 và xác định can thiệp hiệu quả nhất với SDD thấp còi phải có tính dự phòng, toàn diện, trong đó cải thiện về thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ (bao gồm nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung) được coi là những can thiệp cần được ưu tiên. Trong đó, truyền thông giáo dục dinh dưỡng, thúc đẩy sử dụng nguồn thực phẩm tại chỗ là hoạt động trọng tâm và là điểm nhấn mạnh, nhưng cần được thực hiện theo đặc thù của vùng địa lý, dân tộc và dựa vào các bằng chứng hoặc nghiên cứu về dinh dưỡng và tập quán dinh dưỡng của từng địa phương [11].
Tại Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu can thiệp dinh dưỡng trong thời kì bà mẹ mang thai và 2 năm đầu đời của trẻ thông qua giáo dục truyền thông được ghi nhận có hiệu quả cải thiện tình trạng thấp còi của trẻ ở một số khu vực [4], [12]. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu can thiệp ở những vùng trung du, miền núi nghèo nhằm hướng dẫn cộng đồng biết và sử dụng thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có tại chỗ để cải thiện tình trạng thấp còi ở trẻ nhỏ.
Tam Nông là một trong những huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp thuộc khu vực các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng năm 2012, tỷ lệ SDD thấp còi ở khu vực này là 31,9%; ở mức cao theo phân loại của WHO [13]. Chính vì vậy từ năm 2012 Sở Y tế Phú Thọ đã có chương trình phòng chống SDD trẻ với mục tiêu nâng cao tầm vóc trẻ em [14]. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng sử dụng thực phẩm giàu vi chất sẵn có tại địa phương đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-23 tháng tuổi tại một huyện trung du phía Bắc” đã được thực hiện; góp phần vào các giải pháp phòng chống SDD thấp còi, cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ ở địa phương này cũng như những khu vực có điều kiện tương tự.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng sử dụng thực phẩm giàu vi chất sẵn có tại địa phương đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-23 tháng tuổi tại một huyện trung du phía Bắc
1.     Mô tả thực trạng thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 – 23 tháng tuổi tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ năm 2012.
2.     Đánh giá hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng đến thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ có con 6 – 23 tháng tuổi thấp còi và có nguy cơ thấp còi tại 2 xã can thiệp.
3.     Đánh giá hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng đến tình trạng dinh dưỡng, tình trạng vitamin A, tình trạng kẽm và thiếu máu của trẻ 6 – 23 tháng tuổi thấp còi và có nguy cơ thấp còi tại 2 xã can thiệp.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN    i
LỜI CẢM ƠN    ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT    iii
DANH MỤC BẢNG    vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ    ix
DANH MỤC HÌNH    x
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    5
1.1. SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI    5
1.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng thấp còi    5
1.1.2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng thấp còi    5
1.1.3. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi    13
1.1.4. Hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi    22
1.1.5. Phương pháp đánh giá suy dinh dưỡng    23
1.2. TÌNH HÌNH THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG TRẺ EM Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM    26
1.2.1. Khái niệm về vi chất dinh dưỡng    26
1.2.2. Vai trò của một số vi chất dinh dưỡng thiết yếu    26
1.2.3. Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng trên thế giới    28
1.2.4. Tình hình thiếu vi chất dưỡng ở trẻ em tại Việt Nam    30
1.3. CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN BỔ SUNG NHẰM CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG    34
1.3.1. Truyền thông giáo dục    34
1.3.2. Cải thiện chất lượng thức ăn bổ sung    39
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    43
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    43
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu    43
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu    43
2.1.3. Thời gian nghiên cứu    45
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    45
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    45
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu    46
2.2.3. Biến số, chỉ số và chỉ tiêu nghiên cứu    49
2.2.4. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu    52
2.2.5. Tổ chức thực hiện nghiên cứu    56
2.2.6. Kiểm tra và giám sát    61
2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu    61
2.2.8. Các biện pháp khống chế sai số    62
2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    64
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    66
3.1. THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    66
3.2. THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG TRẺ CỦA CÁC BÀ MẸ VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 6 – 23 THÁNG TUỔI    69
3.3. HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG    71
3.3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm trước can thiệp    71
3.3.2. Hiệu quả của truyền thông đến thực hành chăm sóc trẻ 6-23 tháng tuổi tại các xã can thiệp    75
3.3.3. Hiệu quả của truyền thông đến tình trạng dinh dưỡng, tình trạng Vitamin A, tình trạng kẽm và thiếu máu của trẻ tham gia nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp    81
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    90
4.1. THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG TRẺ CỦA CÁC BÀ MẸ VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 6 – 23 THÁNG TUỔI    92
4.1.1. Thực hành nuôi trẻ của các bà mẹ    92
4.1.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 6-23 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu    97
4.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG    100
4.2.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu tại thời điểm trước can thiệp    100
4.2.2. Hiệu quả của truyền thông đến thực hành chăm sóc trẻ 6 – 23 tháng tuổi tại các xã can thiệp    101
4.2.3. Hiệu quả của truyền thông đến tình trạng dinh dưỡng, tình trạng vitamin A, tình trạng kẽm và thiếu máu của trẻ tham gia nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp    103
4.2.4. Hiệu quả can thiệp đối với các chỉ số nhân trắc theo nhóm tuổi khác nhau    108
4.3. HIỆU QUẢ CỦA TRUYỀN THÔNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM GIÀU VI CHẤT DINH DƯỠNG ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMINA, THIẾU KẼM VÀ THIẾU MÁU CỦA TRẺ 6 – 23 THÁNG TUỔI BỊ SDD THẤP CÒI    110
4.3.1. Hiệu quả cải thiện hàm lượng hemoglobin và tình trạng thiếu máu    110
4.3.2. Hiệu quả cải thiện hàm lượng Retinol huyết thanh và tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng    111
4.3.3. Hiệu quả cải thiện hàm lượng kẽm huyết thanh và tình trạng thiếu kẽm    113
4.3.4. Hiệu quả của can thiệp đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tại địa bàn nghiên cứu so sánh với một số nghiên cứu trên thế giới    114
KẾT LUẬN    119
KHUYẾN NGHỊ    121
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.     Ngưỡng đánh giá mức độ SDD của cá thể    24
Bảng 1.2.     Ngưỡng đánh giá mức độ SDD của quần thể    25
Bảng  1.3.     Ngưỡng đánh giá mức độ SDD thấp còi của quần thể với 5 mức độ    25
Bảng 3.1.     Thông tin chung về hộ gia đình    66
Bảng 3.2.     Số trẻ tham gia điều tra sàng lọc theo xã    68
Bảng 3.3.     Tháng tuổi trung bình và phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu    68
Bảng 3.4.     Tỷ lệ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ theo WHO     69
Bảng 3.5.     Tỷ lệ thực hành cho trẻ ăn bổ sung    69
Bảng 3.6.     Tỷ lệ SDD CN/T, CC/T và CN/CC của trẻ theo xã    70
Bảng 3.7.     Đặc điểm tuổi và giới của trẻ tại thời điểm trước can thiêp    71
Bảng 3.8.     Đặc điểm nhân trắc của hai nhóm trước can thiệp    71
Bảng 3.9.     Tỷ lệ thiếu vi chất của hai nhóm nghiên cứu theo nhóm tuổi trước can thiệp    72
Bảng 3.10.     Đặc điểm một số chỉ số sinh hoá của hai nhóm trước can thiệp    73
Bảng 3.11.     Tỷ lệ thực hành trẻ ăn bổ sung của bà mẹ hai nhóm  nghiên cứu trước can thiệp    73
Bảng 3.12.     Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của trẻ hai nhóm  nghiên cứu trước can thiệp    74
Bảng 3.13.     Tính cân đối khẩu phần của trẻ hai nhóm nghiên cứu trước can thiệp    75
Bảng 3.14.     Tỷ lệ % thay đổi về thực hành ăn bổ sung của trẻ  sau 6 tháng can thiệp    75
Bảng 3.15.     Chỉ số hiệu quả can thiệp lên thực hành ăn bổ sung  sau 6 tháng can thiệp    76
Bảng 3.16.     So sánh giá trị dinh dưỡng khẩu phần của nhóm chứng  trước và sau can thiệp    77
Bảng 3.17.     Tính cân đối khẩu phần của nhóm chứng  trước và sau can thiệp    78
Bảng 3.18.     So sánh giá trị dinh dưỡng khẩu phần trước và sau  can thiệp của nhóm can thiệp    79
Bảng 3.19.     Tính cân đối khẩu phần trước và sau can thiệp của nhóm can thiệp    80
Bảng 3.20.     Hiệu quả trên chỉ số nhân trắc sau can thiệp theo nhóm nghiên cứu    82
Bảng 3.21.     Chỉ số hiệu quả đối với tỷ lệ SDD sau 6 tháng can thiệp của hai nhóm nghiên cứu    84
Bảng 3.22.    Sự thay đổi nồng độ Hb, retinol và kẽm huyết thanh sau 6 tháng can thiệp    85
Bảng 3.23.     Sự thay đổi tỷ lệ thiếu máu, Vitamin A và kẽm sau 6 tháng can thiệp    87
Bảng 3.24.     Chỉ số hiệu quả lên tỷ lệ thiếu máu, Vitamin A và kẽm sau 6 tháng can thiệp    88
Bảng 3.25.     Sự thay đổi về tỷ lệ thiếu 1 hoặc nhiều vi chất sau 6 tháng can thiệp    89
Bảng 4.1.     Tỷ lệ SDD trong 1 số nghiên cứu gần đây    99
Bảng 4.2.     So sánh sự cải thiện cân nặng của trẻ trong nghiên cứu này với một số nghiên cứu bổ sung vi chất khác tại Việt Nam    105
Bảng 4.3.     So sánh mức tăng chiều cao của hai nhóm với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác tại Việt Nam    107
Bảng 4.4.     So sánh hiệu quả can thiệp nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu đã triển khai của IYCN    115

 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1:     Giá trị Z theo độ tuổi ở trẻ 1 đến 59 tháng    15
Biểu đồ 1.2:     Tình trạng SDD của trẻ dưới 5 tuổi của Việt Nam    17
Biểu đồ  1.3:     Diễn biến tình trạng SDD thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam    18
Biểu đồ 1.4:     SDD thấp còi khu vực thành thị, nông thôn tại một số thời điểm    19
Biều đồ 1.5:     Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi    20
Biểu đồ 3.1:     Phân bố nghề nghiệp của các bà mẹ tham gia nghiên cứu    67
Biểu đồ 3.2:     Sự thay đổi tỷ lệ SDD sau 6 tháng can thiệp    83
Biểu đồ 3.3:     Tỷ lệ thiếu máu, thiếu vitamin A và thiếu kẽm của trẻ tham gia nghiên cứu theo nhóm và thời điểm    86
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.     Mô hình nguyên nhân – hậu quả của SDD trẻ em dưới 5 tuổi    6
Hình 1.2.     Vòng xoắn bệnh lý: Bệnh tật-SDD-Nhiễm khuẩn     8
Hình 1.3.     Mô hình nguyên nhân và hậu quả của SDD thấp còi     12
Hình 1.4.     Tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ ở các nước đang phát triển    14
Hình 1.5.     Mức độ thiếu vi chất dinh dưỡng ở các khu vực trên thế giới    30
Hình 2.1.     Bản đồ 4 xã nghiên cứu Huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ    43
Hình 2.2.     Sơ đồ tổ chức thực hiện nghiên cứu    60

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.     Luận án đã cung cấp thêm bằng chứng về thực hành nuôi dưỡng trẻ dưới 2 tuổi (1000 ngày vàng) và trạng dinh dưỡng của trẻ 6 – 23 tháng tuổi tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ; góp phần trong việc xây dựng kế hoạch cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi của tại địa phương này.
2.     Luận án đã đưa ra được giải pháp cải thiện TTDD của trẻ, đặc biệt là TTDD thấp còi, tình trạng thiếu vitamin A, thiếu kẽm và thiếu máu của trẻ 6 – 23 tháng tuổi bằng việc kết hợp giữa truyền thông giáo dục dinh dưỡng và hướng dẫn sử dụng những thực phẩm giá rẻ, sẵn có nhưng giá trị dinh dưỡng cao (gan, cá) tại địa phương mà bà mẹ và người dân trước đó chưa quen dùng để làm thay đổi thực hành nuôi trẻ ăn bổ sung theo tiêu chí nuôi dưỡng trẻ nhỏ của WHO.

 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.     Huỳnh Văn Dũng, Phạm Thúy Hòa, Phạm Văn Phú, Huỳnh Nam Phương, Nguyễn Thị Vân Anh (2017), “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 – 23 tháng tuổi và thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ tại huyện Tam nông tỉnh phú thọ năm 2013”, Tạp chí Y học thực hành số 10 năm 2017, tr. 105-107.
2.     Huỳnh Văn Dũng, Phạm Thúy Hòa, Phạm Văn Phú, Huỳnh Nam Phương, Nguyễn Thị Vân Anh (2017), “Hiệu quả của giáo dục truyền thông đến tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ tiêu sinh hóa ở trẻ 6 – 23 tháng tuổi tại huyện Tam nông tỉnh phú thọ năm 2013”, Tạp chí Y học thực hành số 12 năm 2017, tr. 16- 19.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Viện Dinh dưỡng (2017). Khuyến nghị dinh dưỡng trong 1000 ngày vàng. Nhà xuất  bản Y học; tr. 11.
2.    UNICEF (2013). “Overview” Tracking progress on Child and Maternal Nutrition: 14, 17, 20.
3.    UNICEF (2011). Báo cáo tổng thể phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam năm 2010: 95-99.
4.    Lê Danh Tuyên và Huỳnh Nam Phương (2015). 1000 ngày vàng – Cơ hội đừng bỏ lỡ. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập 11: 1 – 5.
5.    Viện Dinh dưỡng (2015). Suy dinh dưỡng thấp còi và thực hành phòng chống; NXBYH; tr.7-9.
6.    UNICEF (2013). Improving Child Nutrition – The achievable imperative for global progress: 14.
7.    UNICEF/WHO/WB (2018); Levels and trends in child malnutrition – Joint Child Malnutrition Estimates 2018 edition, pp. 2-5.
8.    WHO, World Bank Group, UNICEF (2015). “Levels and trends in child malnutrition”, UNICEF – WHO – World Bank Group joint child malnutrition estimates. Key findings of the 2015 edition.
9.    Viện Dinh dưỡng (2013). Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ và 6 vùng sinh thái, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội.
10.    Viện Dinh dưỡng (2015). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (2007-2014), truy cập ngày 5/6/2015 –  tại http://viendinhduong.vn/news/ vi/106/61/0/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx.
11.    Bộ Y tế (2012). Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến 2030, Ban hành kèm theo Quyết định số 226/QĐ/Ttg, ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội: 18-28.
12.    Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi (2010). “Xu hướng tiến triển SDD thấp còi và các giải pháp can thiệp trong giai đoạn mới 2011-2020”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6, số 3+4: 15-24.
13.    Tam Nông-Phú Thọ-Tình hình địa hình, khí hậu, dân số và các đơn vị. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_N%C3%B4ng,_Ph%C3%BA_Th%E1%BB%8D.
14.    Sở Y tế Phú Thọ (2012). Chương trình phòng chống SDD trẻ em tỉnh Phú Thọ với mục tiêu nâng cao tầm vóc trẻ em và phòng chống SDD tỉnh Phú Thọ. Sở Y tế Phú Thọ, số 5: 20 trang.
15.    Hà Huy Khôi (2006). Một số vấn đề dinh dưỡng cộng đồng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
16.    WHO (2006). “WHO child growth standards based on height, weight and age”, Acta paediatrica, suppl 450: 76-85.
17.    Mann J. et al. (2002). Essentials of human nutrition.Oxford University Press. xviii, 622, 2nd, 467, 470, 471.
18.    United Nations (1997). The 3rd report on the world nutrition situation: A report compiled from information available to the ACC/SCN. United Nations ACC Sub – Committee on Nutrition, Geneva.
19.    UNICEF, WHO, World Bank (2015), “Joint child malnutrition estimates – Levels and trends”.
20.    Stewart P.C., Iannotti L. et al. (2013). Contextualising complementary feeding in a broader framework for stunting prevention. Maternal and Child Nutrition, 9: 27-45.
21.    SCN (1997). “3rd report on the World Nutrition Situation”. SCN, 75-99.
22.    Nguyễn Thị Thanh Thuấn, Phạm Văn Phú (2010), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Tày tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang”,  Tạp chí Y học thực hành, số 9 (732): 105-107.
23.    Andrew Tomkins, Fiona Watson (1989), ‘Malnutrition and Infection – A review – Nutrition policy discussion paper No. 5’, ACC/SCN/UN, p.6-13.
24.    Hồ Ngọc Quý (2005). “Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố liên quan đến SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh Lâm Đồng”, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Huế.
25.    Tổng cục Thống kê (2004). “Tỷ lệ hộ nghèo thành thị và nông thôn”. Điều tra mức sống hộ gia đình. Nhà xuất bản Y học: 348-370.
26.    Lê Thành Đạt (2011). SDD và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2011. Luận văn Thạc sĩ Dinh dưỡng, trường Đại học Y Hà Nội.
27.    FAO (1996): Rome Declaration on World Food Security and World Food Summit Plan of Action. World Food Summit 13-17 November 1996. Rome.
28.    Save the Children (2016): Community based model for improving child nutrition status; pp.14-15.
29.    Viện Dinh dưỡng – Unicef (2011). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010. Nhà xuất bản Y học, 4/2011; tr.7-12.
30.    Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; tr 4-5.
31.    Nguyễn Song Tú, Hoàng Văn Phương, Lê Danh Tuyên (2010). Thực trạng dinh dưỡng và an ninh thực phẩm hộ gia đình tại 6 xã của huyện Hương Khê và Quảng Ninh sau 8 tuần bị ảnh hưởng của lũ lụt tháng 12/2010. Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIII, 6 (142): 114-127.
32.    WHO (2013). Childhood Stunting: Context, Causes and Consequences WHO Conceptual framework.
33.    Stewart CP, Iannotti L, Dewey KG, Michaelsen KF & Onyango AW (2013). Contextualising complementary feeding in a broader framework for stunting prevention. Maternal and Child Nutrition 2013; 9 (Suppl 2):27-45.
34.    UNICEF, WHO, World Bank (2013). Level and Trends in Child Mainutrition
35.    UNICEF, WHO, World Bank (2015). “Levels and trends in child malnutrition”. Global Nutrition Report.
36.    WHO (2016), World Health Statistics 2016.
37.    Stevens G.A., et al. (2012). Trends in mild, moderate, and severe stunting and underweight, and progress towards MDG 1 in 141 developing countries: A systematic analysis of population representative data. Lancet: 380, 9844; 824-834.
38.    UNICEF (2006). Micronutrient supplementation thought the life cycle, Report  of the workshop head by the Ministry of Health Brazil and UNICEF.
39.    Happiness S. M. and Abdulsudi I. Z. (2010). “Persistent child malnutrition in Tanzania: Risks associated with traditional complementary foods”, African Journal of Food Science. Academic Journals, Vol. 4(11), ISSN 1996-0794: 679 – 692.
40.    Cesar G. V. et al. (2010). “Worldwide Timing of Growth Faltering: Revisiting Implications for Interventions”, Pediatrics. 125(3).
41.    Black R. E., et al. (2008). Maternal and child under nutrition: global and regional  exposes and health consequences. The Lancet, Maternal and Child under nutrition Series:  5-11.
42.    Mercedes de Onis and Blössne M. (2011). Department of Nutrition for Health and Development, World Health Organization, 20 Avenue Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland.
43.    WHO (2012). Global Database on Child Growth and Malnutrition: Methodology and  applications.
44.    Black R.E., et al. (2013). “Maternal and Child Undernutrition and Overweight in Low-income and Middle-income Countries’”, Lancet. vol. 382, no. 9890, 3 August: 427–451.
45.    Henry W. (2007). “Boys are more stunted than girls in Sub-Saharan Africa: a meta-analysis of 16 demographic and health surveys”, Bio Med Central Pediatrics. 7: 17.
46.    Viện Dinh dưỡng (2016). Xu hướng giảm SDD ở bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi năm 2008 – 2015. http://viendinhduong.vn/vi/suy-dinh-duong-tre-em/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam-106.html. Truy cập ngày: 8/7/2016.
47.    Viện Dinh dưỡng (2014).  Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm 2000 – 2013. Trang web www.viendinhduong.vn.
48.    Trần Thị Lan (2013).  Hiệu quả của bổ sung đa vi chất và tẩy giun ở trẻ 12-36 tháng tuổi SDD thấp còi, dân tộc Vân Kiều và Pako huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Luận án Tiến sỹ Dinh dưỡng, Viện 
Dinh dưỡng.
49.    Nguyễn Thanh Hà (2011). Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ 6-36 tháng tuổi SDD thấp còi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ Dinh dưỡng cộng đồng, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội.
50.    Viện Dinh dưỡng (2011). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009 – 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
51.    Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi (2007). Thay đổi mô hình bệnh tật liên quan tới dinh dưỡng trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 3(2+3): 14-23.
52.    Viện Dinh dưỡng (2014). Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm giảm suy  dinh  dưỡng thấp còi ở trẻ em Việt Nam. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước 2011- 2014.
53.    Lê Thị Hương, Nguyễn Anh Vũ (2011). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi vùng dân tộc Mường tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa  Bình. Tạp chí Y học thực hành, (6). 287 – 290.
54.    Nguyễn Anh Vũ và Lê Thị Hương (2011). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố  liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 7(1): 24-30.
55.    Nguyễn Xuân Ninh (2006). “Tình trạng vi chất dinh dưỡng và tăng trưởng ở trẻ em Việt Nam, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm”, 2 (1): 29-33.
56.    Sazawal S., Black R.E. et al (2007). “Effect of zinc supplementation on mortality in children aged 1-48 months: A community-based randomized placebo-controlled trials”, The Lancet 369: 927-934.
57.    Nhien N.V, et al (2008). “Micronutrient deficiencies and anemia among preschool children in rural Vietnam”, Asia Pac J. Clin Nutr, 17(1), pp. 48-55.
58.    Viện Dinh dưỡng (2014). Điều tra quốc gia về vi chất dinh dưỡng. Viện Dinh dưỡng: Hà Nội.
59.    Berger, Ninh N.X., Khan N.C., Nhien N.V., Lien D.K., Trung N.Q., and Khoi H.H. (2006). “Efficacy of combined iron and zinc supplementation on micronutrient status and growth in Vietnamese infants”, European Journal of Clinical Nutrition, 60: 443-454.
60.    Lancet (2008). SDD bà mẹ và trẻ em. Số 371, 2-4.
61.    Frongillo EA (1999). Nguyên nhân và lý giải nguyên nhân dẫn tới SDD thấp còi, Phần giới thiệu, Hội nghị chuyên đề; 129 (2S Suppl): 529-30S.
62.    Victora C. G., de Onis M., Hallal P. C., Blossner M., Shrimpton R. (2010). Thời điểm tăng trưởng chậm trên toàn cầu: xem xét lại tác động của các can thiệp dựa trên các tiêu chuẩn phát triển của Tổ chức Y tế Thế giới, số 125 (3): 473-480.
63.    Lancet (2013). “Sự sống còn của trẻ em”, Số 361: 2-4
64.    Ozaltin E, Hill K., Subramanian S.V. (2010). Mối liên hệ giữa thể trạng của bà mẹ với tử vong trẻ em, SDD nhẹ cân và thấp còi ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. JAMA 04/2010 21; 303(15): 1507-16.
65.    Victora C. G., de Onis M., Hallal P. C., Blossner M., Shrimpton R. (2010). Thời điểm tăng trưởng chậm trên toàn cầu: xem xét lại tác động của các can thiệp dựa trên các tiêu chuẩn phát triển của Tổ chức Y tế Thế giới, số 125 (3): 473-480.
66.    Chuyên đề Alive & Thrive, Insight (2010). Tại sao cần quan tâm đến thấp còi, Số 2, tháng 09, Hà Nội, 3.
67.    Pelletier DL (1994). Mối quan hệ giữa nhân trắc học và tử vong trẻ em ở các nước đang phát triển: Tác động chính sách, chương trình và nghiên cứu trong tương lai. J Nutr, 124 (suppl): S2047–S2081.
68.    Martorell R, Horta BL, Adair LS, Stein AD, Richter L, Fall CH, et al (2010). Tăng cân trong hai năm đầu đời là chỉ số quan trọng giúp dự đoán kết quả học tập trong một phân tích tổng hợp năm nhóm sinh đến từ các nước có thu nhập trung bình và thấp. J Nutr, Feb; 140(2): 348-54.
69.    Kar B, Rao S, Chandramouli B (2008). Khả năng phát triển trí tuệ của trẻ và SDD trường diễn, Chức năng của não bộ và hành vi. 4(1): 31.
70.    Branca F, Ferrari M., INRAN (2002). Tình trạng thấp còi “Tác động của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng đến quá trình tăng trưởng:”, Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Thực phẩm Quốc gia, 46(1): 8–17.
71.    Thomas D, Strauss J (1997). Sức khỏe và thu nhập: bằng chứng nghiên cứu ở nam giới và phụ nữ ở vùng thành thị của Brazil. J Econom; 77-85.
72.    Hunt J M (2005). “Giảm SDD toàn cầu và tác động tiềm tàng đến việc giảm đói nghèo và phát triển kinh tế”, Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Châu Á – Thái Bình Dương, 14 (bổ sung): 10-38.
73.    Hoddinott J., Maluccio J. A., Behrman J. R., Flores R., Martorell R. (2008). “Ảnh hưởng của can thiệp dinh dưỡng trong những năm đầu đời đến năng suất lao động của người trưởng thành ở Guatemala”, Lancet, 371 (9610): 411-6.
74.    WHO (2008). Child Growth Standards: Interpreting Growth Indicators; pp.13-16.
75.    WHO (1995), ‘Physical status: The use and Interpretation of Anthropometry: Report of a WHO Expert Committee’, WHO Technical Report Series No.854.
76.    UNICEF/WHO/World Bank Group (2018), Joint Child Malnutrition Estimates 2018 edition pp.15-16.
77.    Thompson J (2005). Vitamins, minerals and supplements. Community Pr. 78:366–8.
78.    Sight and Life (2013). The Global Hidden Hunger Indices and Maps: An Advocacy Tool for Action; Volume 8, Issue 6; e67860.
79.    Prasad AS. (2003). Zinc deficiency. BMJ.  326:409–10.
80.    Goldenberg RL (1995). The effect of zinc supplementation on pregnancy outcome. JAMA J. Am. Med. Assoc.  274:463.
81.    Faber M, Berti C, Smuts M. (2014). Prevention and control of micronutrient deficiencies in developing countries: current perspectives. Nutr. Diet. Suppl. Volume 6:41–57.
82.    Faber M, Berti C, Smuts M. (2014). Prevention and control of micronutrient deficiencies in developing countries: current perspectives. Nutr. Diet. Suppl.  Volume 6:41–57.
83.    Gernand AD, Schulze KJ, Stewart CP, West KP, Christian P. (2016). Micronutrient deficiencies in pregnancy worldwide: health effects and prevention Alison. Nat Rev Endocrinol. 12:274–89.
84.    Đỗ Thị Phương Hà, Lê Bạch Mai (2014). Hiệu quả can thiệp bằng chế độ ăn từ nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương đối với tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực phẩm, tập 10, số 3: 27-31.
85.    Fuglestad A, Rao R, Georgieff MK, Code MM. (2008). The role of nutrition in cognitive development  Cogn. Neurosci.
86.    Haider B, Yakoob M, Bhutta Z. (2011). Effect of multiple micronutrient supplementation during pregnancy on maternal and birth outcomes. BMC Public Health  BioMed Central Ltd; 11:S19.
87.    WHO (1998), Global prevalence of vitamin A deficiency, WHO/MDIS working Paper 2.
88.    Benoist và Bruno de (2008). Woldwide Prevalence of Anaemia 1993-2005: WHO global database on Anaemia, WHO and Center for Disease Control and Prevention, Geneva and Atlanta, GA.
89.    WHO (2008). Global prevalence of vitamin A deficiency in Populaitons at Risk 1995-2005, WHO global database on vitamin A deficiency, WHO, Genava.
90.    WHO (2005), “Global Database on Child Growth and Malnutrition: methodology and application”, WHO press.],[. WHO (2005), “Worldwide prevalence of anaemia 1993-2005 WHO Global Database on Anaemia”, WHO press.
91.    Sazawal S. et al (2001). “Zinc supplementation in infants born small for gestational age reduces mortality: a prospective, randomised controlled trial”, Pediatrics. 108: 1280-1286.
92.    WHO (2005). “Global Database on Child Growth and Malnutrition: methodology and application”, WHO press.
93.    WHO (2009). Global Database in Vitamin A Deficiency, Geneva.
94.    Khan NC, Ninh NX, Van Nhien N, Khoi HH, West CE, Hautvast JG (2007). “Sub clinical vitamin A deficiency and anemia among Vietnamese children less than five years of age.” Asia Pac J Clin Nutr 16(1): 152-157.
95.    Khan Nguyen Cong, Huan Phan Van et al (2010). “Relationship of serum carotenoids and retinol with anaemia among pre-school children in northern mountainous region of Viet Nam”, Public Health Nutrition. 13(11).
96.    Nguyễn Xuân Ninh và CS (2010). Đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên năm 2009, Báo cáo đề tài cấp Viện, Viện Dinh Dưỡng.
97.    Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh (2006). Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng và kế hoạch hành động tăng cường vi chất dinh dưỡng vào bột mì ở Việt Nam. Tạp chí thông tin Y dược số 6, tr 6-11.
98.    Viện Dinh Dưỡng (2015). Thống kê về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em qua các năm, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội.
99.    Bộ Y tế, Viện Dinh Dưỡng (2003). Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
100.    Viện Dinh Dưỡng, Tổng cục Thống kê (2010). Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 – Điều tra giám sát dinh dưỡng và điều tra điểm 2010, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
101.    Viện Dinh Dưỡng (2009). Số liệu giám sát dinh dưỡng toàn quốc – Báo cáo tổng kết tại hội nghị tổng kết chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em 2009, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội.
102.    Hop LT và Berger J (2005). “Multiple micronutrient supplementation improves anemia, micronutrient nutrient status, and growth of Vietnamese infants: double-blind, randomized, placebo-controlled trial”, J  Nutr. 135, tr. 660-665.
103.    Nguyễn Xuân Ninh, Hoàn Khải Lập và Cao Thị Thu Hương (2004), Tình trạng vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, kẽm) của trẻ 5-8 tháng tuổi, tại một huyện miền núi phía bắc, Đề tài cấp nhà nước KC-10.05 giai đoạn 2002-2004, Hà Nội.
104.    Cao Thị Thu Hương (2004). Đánh giá hiệu quả của bột giàu năng lượng và vi chất trong việc phòng chống thiếu dinh dưỡng trên trẻ 5-8 tháng tuổi thuộc huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện VSDT TW, Hà Nội.
105.    Phạm Vân Thúy – Viện Dinh dưỡng (2014). Tỷ lệ thiếu máu, thiếu kẽm và thiếu vitamin a ở trẻ 12-72 tháng tuổi năm 2010; Y học thực hành (914) – số 4/2014; tr. 155-158.
106.    Thu BD, Schultink W, Dillon D, Gross R, Leswara ND, Khoi HH (1999). “Effect of daily and weekly micronutrient supplementation on micronutrient deficiencies and growth in young Vietnamese children”, Am J Clin Nutr; 69: 80-86.
107.    Food and nutrition bulletin (2004). “Assessment of the risk of zinc deficiency in populations and options for its control. Chapter 3. Developing Zinc Intervention programs, Food and nutrition bulle”, The United Nation University Press. 25(1):163-186.
108.    WHO (1978). Primary Health Care – Alma Ata Declarattion; pp. 4-5.
109.    Simonds SK (1976). Health  Education in the mid-70s: State of the Art. New York, Prodist.
110.    Green LW (1980). Health education planning: a diagnosis approach. Mountain View, CA, Mayfield.
111.    Werner D and Bower B (1982). Helping health workers learn. Palo Alto, The Hesperian Foundation.
112.    Jennie Naidoo and Jane Wills (2004). Session 1: The theory of health promotion. Health Promotion: Foundations for Practice. 2nd Ed. Bailliere Tindall, Elsevier Limited.
113.    Hornik R (1985). Nutrition education: a Start-of-the-Art Review. Nutrition policy discussion paper No.1. Rome, ACC/SCN].  [Hornik R (1988). Development Communication: Information, Agriculture and Nutrition in the Third World. White Plains, Longman Inc.
114.    Gibson R.S., Ferguson E.L. (1998). “Nutrition intervention strategies to combat zinc deficiency in developing countries”, Nutr.Res.Rev., 11, pp.115-31.
115.    WHO/WB/UNCF/UN (2016). Levels & Trends in Child Mortality; pp. 1-4.
116.    WHO (2016). Millennium Development Goals are the most successful global anti-poverty in history; pp 1-3.
117.    Smith L.C., Haddad L. (2000). “Overcoming Child Malnutrition in Developing Countries – Past Achievements and Future Choices. 2020 Vision for Food, Agriculture, and the Environment”, IFPRI, Discussion Paper 30, p.29.
118.    Smith L.C., Haddad L. (2000). “Explaining Child Malnutrition in Developing Countries. A Cross-Country Analysis”, IFPRI, p.65.
119.    Struble M.B., Aomari L.L. (2003). “Position of the American Dietetic Association: Addressing world hunger, malnutrition, and food insecurity”, J.Am.Diet.Assoc., 103 (8), pp.1046-57.
120.    A. R. Tahmasebi K1, 3, Nazari Z4, Ahmadi K5, Moazzen S1, Mostafavi SA6 (2017). Association of Mood Disorders with Serum Zinc Concentrations in Adolescent Female Students. Biol Trace Elem Res.
121.    Ha Huy Khoi, Le Bach Mai, et al (1997). The situation and risk factors of IDA in Vietnam. In: nutritional situation and strategies for action in vietnam. Hanoi Medical Publishing House, 71-77.
122.    M. K. Locks LM1, McDonald CM3, Kupka R4, Kisenge R2, Aboud S5, Wang M6, Fawzi WW7, Duggan CP8 (2016). Effect of zinc and multivitamin supplementation on the growth of Tanzanian children aged 6-84 wk: a randomized, placebo-controlled, double-blind trial. Am J Clin Nutr, 103 (3), 910-918.
123.    N. P. Ramakrishnan U1, Martorell R (2009). Effects of micronutrients on growth of children under 5 y of age: meta-analyses of single and multiple nutrient interventions. Am J Clin Nutr, 89 (1), 191-203.
124.    S. J. Chen D, Huang J, Wang L, Piao W, Tang Y, Li J, Gao J, Huo J (2016). Effects of the iron fortified soy sauce on improving students’ anemia in boarding schools. Wei Sheng Yan Jiu, 45 (2), 221-225.
125.    Akkermans MD1, Eussen SR, van Goudoever JB, Brus F (2016). Iron and Vitamin D Deficiency in Healthy Young Children in Western Europe Despite Current Nutritional Recommendations. J Pediatr Gastroenterol Nutr, 62 (4), 635-642.
126.    Đỗ Thị Hòa, Trần Xuân Bách, Trần Thị Hoàng Long (2008), “Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở một số xã của hai huyện Chợ Đồn và Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn năm 2006”, Tạp chí Y học thực hành, 608+609 (5), tr. 63-67.
127.    Nguyễn Minh Tuấn (2009), Huy động nguồn lực cộng đồng chăm sóc dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Sán Chay tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
128.    Trần Quang Trung (2014). Thực trạng SDD thấp còi và hiệu quả can thiệp cải thiện khẩu phần ăn cho trẻ em dưới 5 tuổi  vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình. Luận án tiến sĩ Y học, Trường đại học Y Thái Bình.
129.    Heather R.; Deborah T. (2017) Nutrition Education Resource Guide; California Department of Education; pp. 80-84
130.    WHO (2009). Infant and young child feeding, WHO, Geneva: 9-28
131.    ALIVE & THRIVE Việt Nam (2011). Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế:  4.
132.    Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2008). Nuôi con bằng sữa mẹ, Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh, Tài liệu cho cộng tác viện Dinh dưỡng: 16 – 17, 34 – 35.
133.    Từ Ngữ, Huỳnh Nam Phương (2007). Tìm hiểu về thực hành ăn bổ sung và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 – 23 tháng tại 3 xã nông thôn Phú Thọ. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 3(4): 79 – 86.
134.    Đặng Tuấn Đạt, Đặng Oanh (2007). Tìm hiểu tập quán nuôi con của bà mẹ dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 3(4): 25-34.
135.    Nguyễn Lân (2012). Ảnh hưởng của sữa bổ sung Pre-Probiotic lên tình trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn và hệ vi khuẩn chí đường ruột ở trẻ 6 – 12 tháng tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội.
136.    Lê Thị Hương (2008). Kiến thức thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2: 40 – 48.
137.    Lương Ngọc Trương (2011). Nghiên cứu kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tới SDD thấp còi tại 3 huyện Cẩm Thủy, Tĩnh Gia, Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa năm 2011. Tạp chí Phụ sản 2011. 11(3): 96-100.
138.    Viện Dinh dưỡng-UNICEF (2011). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010. Tr 9-10.
139.    Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt (2011), Tài liệu hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học Y học. Nhà xuất bản Y học.
140.    Vũ Thị Thanh Hương (2010), Đặc điểm tăng trưởng và hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu dinh dưỡng trên trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Luận án tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội.
141.    Ninh NX., Thissen JP., Collette L. (1996). “Zinc supplementation increased growth and circulating Insulin-like Growth Factor-I (IGF-I) in Vietnamese growth-retarded children”, Am J Clin Nutr 63, pp. 514-519.
142.    Hà Huy Khôi, Lê Thị Hợp (2012). Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng; Đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng, Nhà xuất bản y học: 191; 212-223.
143.    Tổng cục thống kê. Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009.  Lấy từ: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=10798,  ngày 10/1/2012.
144.    WHO. Indicator for assessing infant and young child feeding practices. 2010.
145.    WHO (2001). Iron deficiency Anaemia: Assessment, Prevention and Control. A guide for programme managers: 1309-38.
146.    WHO (1996). Indicators for assessing vitamin A deficiency and their application in monitoring and evaluating intervention programes. Geneva, Switzerland: WHO/NUT.
147.    International Zinc Nutrition Consultative Group., et al. (2004). International Zinc Nutrition Consultative Group (IZiNCG) technical document #1. Assessment of the risk of zinc deficiency in populations and options for its control. Food Nutr Bull., 25(1 Suppl 2): S99-203.
148.    Viện Dinh dưỡng (2016), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Hà Nội: NXB Y Học.
149.    WHO (1998). Complementary feeding of children in developing countries. Pp.47-48.
150.    WHO (2006) Multicentre Growth Reference Study Group. Assessment of differences in linear growth among populations in the WHO Multicentre Growth Reference Study. Acta Paediatr. 2006; (suppl 450):56-65.
151.    Rosalind S. Gibson (2005). Principles of Nutrition Assessment, 2nd edition, pp. 273-350.
152.    Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Dinh dưỡng và ATTP (2012), Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học: 9-10, 148-153, 247, 455 – 458.
153.    Khoa Y tế công cộng-Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học và Sức khỏe cộng đồng. Nhà xuất bản Y học: 18-22, 58-94.
154.    Trường Đại học Y Hà Nội – Bộ môn Dịch tễ học (2004). Ý nghĩa thống kê các mẫu nhỏ, kiểm định tỷ lệ. Dịch tễ học Lâm sàng, Nhà xuất bản Y học: 210- 234.
155.    Lưu Ngọc Hoạt (2009), Một số sai sót thường gặp trong nghiên cứu y học. Tài liệu giảng dạy Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội: 12-16.
156.    UNICEF/EAPRO, Strategy to reduce maternal and child undernutrition, Health and Nutrition working paper. 2009, UNICEF: Bangkok.
157.    Van Nhien N, Khan NC, Ninh NX, Van Huan P, Hop le T, Lam NT, Ota F, Yabutani T, Hoa VQ, Motonaka J, Nishikawa T, Nakaya Y. (2008). Micronutrient deficiencies and anemia among preschool children in rural Vietnam. Asia Pac J Clin Nutr; 17(1):48-55.
158.    Lê Thị Hương, Đỗ Hữu Hanh (2008), Kiến thức thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Y học Thực hành 2009, 643, tr.21,26-27.
159.    UNICEF (2014). MICS 5 Việt Nam – Key Finding. 2014.
160.    Nguyễn Anh Vũ (2017). Hiệu quả bổ sung thực phẩm sẵn có đến tình trạng SDD thấp còi ở trẻ 12-23 tháng tuổi tại huyện Tiên Lữ – tỉnh Hưng Yên. Viện Dinh dưỡng: Hà Nội.
161.    Alive & Thrive (2012), Báo cáo điều tra ban đầu: báo cáo toàn văn điều tra 11 tỉnh năm 2012.
162.    Horta B. L., Bahl R., Martines J.C., Victora C. G. (2007). Evidence on the long term effects of breastfreeding: Systemanic review and mata-anlyses, WHO, Geneva: 11 – 41], [72. American Academy of Pediatrics (2004). Breastfeeding, Pediatric Nutrition Handbook, PediatricsL: 55, 78.
163.    Viện Dinh dưỡng–Tổng cục Thống kê (2006). Tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ Việt Nam năm 2005, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội: 25- 51.
164.    Viện Dinh dưỡng (2016). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (1999-2015). 09/07/2016]; Available from: http://viendinhduong.vn/news/vi/106/61/0/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx.
165.    Bùi Thị Phương và Phạm Văn Phú (2011), Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi và thực hành nuôi trẻ của bà mẹ theo chỉ số IYCF – 2010. Tạp chí Nghiên cứu Y học: 3(74).
166.    UNICEF (2014). MICS 5 Việt Nam – Key Finding. 
167.    Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2016). Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2006 – 2010.
168.    Vishnu K., et al, (2013). Determinants of complementary feeding practices among Nepalese children aged 6–23 months: findings from demographic and health survey 2011.  BMC Pediatrics. 13(131).
169.    Senarath U., et al, (2012). Comparisons of complementary feeding indicators and associated factors in children aged 6-23 months across five South Asian countries. Maternal and Child nutrition, 8: 89 – 106.
170.    Senarath U. et al (2012). Determinants of inappropriate complementary feeding practices in young children in Sri Lanka: secondary data analysis of Demographic and Health Survey 2006-2007. Maternal and Child nutrition. 8(1): 60 – 77.
171.    Phạm Thị Thúy Hòa, Huỳnh Nam Phương (2014). Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm SDD thấp còi ở huyện Tam nông, Phú Thọ 2011- 2014. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước.
172.    Đinh Đạo (2014). Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống SDD trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Huế.
173.    Vũ Kim Hoa (2017), Hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng có bổ sung PROBIOTIC, PREBIOTIC đến tình trạng dinh dưỡng, miễn dịch, nhiễm khuẩn ở trẻ em 25-36 tháng tuổi. Luận án tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng: Hà Nội.
174.    Nguyễn Thanh Danh (2002), Vai trò của yếu tố vi lượng kẽm trong phòng chống SDD trẻ em, Nhi Khoa, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh.
175.    Bộ Y tế (2006). Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe. Nhà xuất bản Y học: 43-70.
176.    Trần Thị Huân (2003). Hiệu quả của bổ sung bánh bích qui giàu vi chất đến cải thiện tình trạng vitamin A và thiếu máu ở học sinh tiểu học. Tạp chí Y học Việt Nam 7: 7 – 9.
177.    King, J.C. and et al (2000), Zinc homeostasis in human. J Nutr, 130:  6
178.    Golden M.H.N. (1994), Is complete catch – up posible for stunted malnourished children? Eur J. of Clin. Nutr, 148(suppl 1):11.
179.    Karlberg, J., et al. (1994), Linear growth retardation in relation to the three phases of growth. Eur J Clin Nutr, 48 Suppl 1: S25-43; discussion S43-4.
180.    Le Nguyen, B.K., et al. (2013), Double burden of undernutrition and overnutrition in Vietnam in 2011: results of the SEANUTS study in 0.5-11-year-old children. Br J Nutr, 110 Suppl 3:  S45-56.
181.    http://iycn.wpengine.netdna-cdn.com/files/IYCN_comp_feeding_lit_review_062711.pdf

 

Leave a Comment