Hiệu quả của truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi tại nông thôn, tỉnh Thái Bình
Luận văn Hiệu quả của truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi tại nông thôn, tỉnh Thái Bình.Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm, xem đây là một vấn đề quan trọng của sức khoẻ cộng đồng ở mọi Quốc gia trên thế giới [1]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh rằng mối quan tâm này không chỉ đối với các nước công nghiệp phát triển mà còn đối với các quốc gia đang ở trong thời kỳ chuyển tiếp về kinh tế xã hội, nơi diễn ra sự thay đổi nhanh chóng về chế độ dinh dưỡng và lối sống [2]. Biểu hiện dễ thấy nhất của rối loạn chuyển hoá lipid máu là tình trạng béo phì, bởi vì béo phì là tình trạng tích trữ lipid cơ thể vượt quá mức bình thường [3].
Các yếu tố liên quan làm gia tăng tỷ lệ mắc rối loạn chuyển hóa lipid gồm: khẩu phần ăn dư thừa chất béo, chất bột, đường, đồ ngọt, các thói quen như ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối…; thói quen hút thuốc lá và lạm dụng bia, rượu; chế độ hoạt động thể lực ít, làm việc tĩnh tại là những yếu tố đan xen làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa Lipid
Theo số liệu tổng điều tra dân số Việt Nam, tỉ lệ người trên 60 tuổi đã tăng từ 7,1% (1979) đến 8,1% (1999) và lên 8,62% năm 2002 trong tổng dân số. Trong đó người cao tuổi ở nông thôn chiếm 77,8% người cao tuổi cả nước và cao gấp 3,5 lần người cao tuổi ở thành thị [4].
Tuổi già là một quá trình sinh lý bình thường của con người. Tuổi già có mối quan hệ mật thiết đến các vấn đề về sức khỏe cũng như tình trạng bệnh lý. Cho đến thời điểm hiện tại, phần lớn gánh nặng về bệnh tật ở người cao tuổi liên quan đến các bệnh mạn tính không lây bao gồm: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thiếu máu, mất trí nhớ, các bệnh do rối loạn chuyển hóa như: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu [5].
Thái Bình hiện có 274.382 người cao tuổi, chiếm 15,1% dân số. Trong đó có 257.853 hội viên người cao tuổi đang sinh hoạt tại 2.052 chi hội thuộc 286, Hội người cao tuổi cơ sở. Số người cao tuổi từ 60 đến 79 tuổi có 222.562 người, có 46.503 người từ 80 đến đủ 100 tuổi và 588 người trên 100 tuổi [6].
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, chủ yếu ở các bệnh viện và viện nghiên cứu, có rất ít nghiên cứu ở cộng đồng, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng lipid ở người cao tuổi tại Thái Bình sẽ cung cấp các thông tin quan trọng nhằm nhận định ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng, góp phần xây dựng chiến lược dự phòng thích hợp đối với việc phòng chống các bệnh mạn tính không lây tại cộng đồng. Trên cơ sở đó xây dựng những giải pháp can thiệp như truyền thông giáo dục dinh dưỡng, hoạt động thể lực, quản lý sức khỏe, xây dựng khẩu phần ăn hợp lý nhằm cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu cho người cao tuổi vẫn còn chưa nhiều.
Để có các dẫn liệu làm cơ sở xây dựng các giải pháp can thiệp giảm tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu, phòng chống các bệnh do rối loạn chuyển hóa lipid máu, nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn Thái Bình, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả của truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi tại nông thôn, tỉnh Thái Bình” với hai mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại nông thôn Thái Bình năm 2016.
2. Đánh giá hiệu quả biện pháp truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu ở người cao tuổi ở nông thôn Thái Bình.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến người cao tuổi 3
1.2. Lipid máu và rối loạn chuyển hóa lipid máu 4
1.3. Vai trò của truyền thông tích cực thúc đẩy đa dạng hóa bữa ăn cải thiện kiến thức, thực hành dinh dưỡng phòng chống rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi 33
1.4. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu 37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu 39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu 40
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: 41
2.2. Thiết kế nghiên cứu 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 42
2.4. Tổ chức can thiệp 50
2.4.1. Chuẩn bị vật liệu nghiên cứu can thiệp 50
2.4.2. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống rối loạn mỡ máu của xã và Câu lạc bộ phòng chống rối loạn mỡ máu (lipid) máu tại các thôn. 50
2.4.3. Xây dựng mô hình, trước khi tiến hành các giải pháp can thiệp 51
2.4.4. Xây dựng nội dung can thiệp 53
2.4.5. Theo dõi, giám sát các hoạt động can thiệp 54
2.4.6 Tổ chức giám sát 55
2.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 55
2.5.1. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 55
2.5.2 Các yếu tố liên quan: 59
2.5.3. Nội dung các biến số, chỉ số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá: 60
2.6. Xử lý số liệu 62
2.7. Các biện pháp khống chế sai số 64
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 65
2.9. Hạn chế trong nghiên cứu 66
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 68
3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu của đối tượng nghiên cứu 68
3.1.1. Tình trạng dinh dưỡng 68
3.1.2. Thực trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu 70
3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu 74
3.3. Hiệu quả can thiệp 83
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 101
4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu của đối tượng nghiên cứu. 101
4.1.1. Tình trạng dinh dưỡng. 101
4.1.2. Thực trạng mắc RLCHLP và đặc diểm rối loạn chuyển hóa lipid máu. 105
4.1.3.Một số yếu tố liên quan tới tình trạng rối loạn chuyển hóa lipip máu ở người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu. 111
4.2. Xây dựng mô hình, tiến hành và đánh giá các giải pháp can thiệp tại xã Nguyên Xá 118
4.2.1. Xây dựng mô hình giải pháp can thiệp 118
4.2.2. Mô hình truyền thông tích cực can thiệp thay đổi hành vi áp dụng nguyên lý truyền thông giải quyết vấn đề dựa vào người học LEPSA 118
4.2.3. Giải pháp về chăm sóc dinh dưỡng cho nhóm Người cao tuổi mắc rối loạn chuyển hoá lipid máu và can thiệp y tế sử dụng hỗ trợ kỹ thuật thích hợp với cộng đồng 120
4.3. Đánh giá hiệu quả sau 6 tháng áp dụng các biện pháp can thiệp 122
4.3.1.Kiến thức, thực hành nhằm làm giảm tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu của đối tượng nghiên cứu. 122
4.3.2. Sự thay đổi về các chỉ số BMI, vòng eo, vòng eo/vòng mông, tỷ lệ mỡ cơ thể, chỉ số huyết áp và chỉ số lipid máu 125
4.3.3. Ưu điểm và tính mới của nghiên cứu 134
KẾT LUẬN 135
KHUYẾN NGHỊ 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 68
Bảng 3.2. Giá trị trung bình của một số chỉ tiêu nghiên cứu ở 2 giới 69
Bảng 3.3. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI,% mỡ cơ thể, VE,VE/VM 69
Bảng 3.4: Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới 70
Bảng 3.5: Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu theo các xã 71
Bảng 3.6. Nồng độ trung bình của các thành phần lipid máu ở 2 giới 71
Bảng 3.7. Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu 72
Bảng 3.8. Rối loạn các thành phần lipid máu theo nhóm tuổi 72
Bảng 3.9. Rối loạn các thành phần lipid máu theo giới 73
Bảng 3.10: Số chỉ số lipid máu bị rối loạn theo giới tính 73
Bảng 3.11. Liên quan giữa yếu tố kinh tế- xã hội với rối loạn chuyển hóa lipid máu 74
Bảng 3.12. Tỷ lệ tiêu thụ lương thực thực phẩm của đối tượng có Cholesterol máu cao > 1,2g ngày/tuần 75
Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêu thụ LTTP của đối tượng có Triglycerid máu cao > 1,2g ngày/tuần 76
Bảng 3.14: Liên quan giữa thói quen ăn uống với RLCHLP máu 77
Bảng 3.15: Liên quan giữa RLCHLP máu với thói quen sinh hoạt của NCT 78
Bảng 3.16. Liên quan giữa tuổi, giới với rối loạn tăng cholesterol và tăng triglycerid. 79
Bảng 3.17. Liên quan giữa tuổi, giới với rối loạn tăng LDL-C Và rối loạn giảm HDL-C 80
Bảng 3.18. Liên quan giữa tăng cholesterol, tăng triglycerid máu với tỷ lệ VE/VM ,VEcao, BMI, % mỡ cơ thể và huyết áp. 80
Bảng 3.19. Liên quan giữa tăng LDL-C, giảm HDL-C với tỷ lệ VE/VM, VE cao, BMI, % mỡ cơ thể và chỉ số huyết áp cao 81
Bảng 3.20. Mô hình đa biến với các yếu tố nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa lipid máu 82
Bảng 3.21: Biết được hậu quả của rối loạn chuyển hóa lipid máu 83
Bảng 3.22: Đối tượng biết cách phát hiện sớm rối loạn mỡ máu 84
Bảng 3.23: Đối tượng biết cách phòng chống rối loạn lipid máu 85
Bảng 3.24: Sở thích ăn các loại thực phẩm của đối tượng nghiên cứu 86
Bảng 3.25: Thói quen ăn mặn của đối tượng nghiên cứu 87
Bảng 3.26: Số bữa ăn trung bình trong ngày 87
Bảng 3.27. Tần xuất tiêu thụ thực phẩm trong tuần qua 88
Bảng 3.28: Hiệu quả can thiệp với giảm nồng độ cholesterol 90
Bảng 3.29. Tỷ lệ giảm cholesterol cao ở hai nhóm tại thời điểm sau can thiệp 90
Bảng 3.30. Hiệu quả can thiệp với giảm nồng độ triglycerid 91
Bảng 3.31. Tỷ lệ giảm triglycerid cao ở hai nhóm tại thời điểm sau can thiệp 92
Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp với tăng nồng độ HDL-C 92
Bảng 3.33. Tỷ lệ giảm HDL-C thấp ở hai nhóm tại thời điểm sau can thiệp 93
Bảng 3.34. Hiệu quả can thiệp với giảm nồng độ LDL-C 93
Bảng 3.35. Tỷ lệ giảm LDL-C cao ở hai nhóm tại thời điểm sau can thiệp 94
Bảng 3.36. Hiệu quả can thiệp với giảm trị số huyết áp 94
Bảng 3.37. Tỷ lệ giảm huyết áp ở hai nhóm tại thời điểm sau can thiệp 95
Bảng 3.38. Hiệu quả can thiệp với giảm giá trị trung bình vòng eo 96
Bảng 3.39. Tỷ lệ giảm vòng eo cao ở hai nhóm tại thời điểm sau can thiệp 96
Bảng 3.40. Hiệu quả can thiệp với giảm chỉ số vòng eo/vòng mông cao 97
Bảng 3.41. Tỷ lệ giảm VE/VM cao ở hai nhóm tại thời điểm sau can thiệp 97
Bảng 3.42. Hiệu quả can thiệp với giảm % mỡ cơ thể cao 98
Bảng 3.43. Tỷ lệ giảm % mỡ cao ở hai nhóm tại thời điểm sau can thiệp 99
Bảng 3.44. Hiệu quả can thiệp với giảm giá trị trung bình BMI 99
Bảng 3.45. So sánh tỷ lệ giảmgiá trị trung bình BMI ở hai nhóm sau can thiệp 100
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nồng độ Triglycerid trung bình ở thời điểm sau can thiệp 91
Biểu đồ 3.2. Mức giảm huyết áp tối đa trung bình trước,sau can thiệp 95
Biểu đồ 3.3. Mức giảm tỷ lệ % mỡ cơ thể trung bình ở 2 nhóm can thiệp và đối chứng sau can thiệp 98
Biểu đồ 3.4. Mức giảm BMI trung bình ở 2 nhóm can thiệp và đối chứng sau can thiệp 100