HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG HORMONE TĂNG TRƯỞNG TÁI TỔ HỢP Ở TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT DO HẬU QUẢ NHỎ SO VỚI TUỔI THAI
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG HORMONE TĂNG TRƯỞNG TÁI TỔ HỢP Ở TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT DO HẬU QUẢ NHỎ SO VỚI TUỔI THAI
Đặng Thị Thanh Huyền1, Cấn Thị Bích Ngọc1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trẻ sinh ra nhỏ so với tuổi thai (SGA) là trẻ có cân nặng khi sinh và/hoặc chiều dài khi sinh thấp hơn ít nhất 2 độ lệch chuẩn so với mức trung bình của quần thể cùng tuổi, giới và chủng tộc. Khoảng 10-15% trẻ SGA không bắt kịp đà tăng trưởng lúc 2 tuổi và điều trị bằng hormone tăng trưởng (GH) có hiệu quả, an toàn trong việc cải thiện chiều cao ở trẻ SGA. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị hormone tăng trưởng tái tổ hợp trên trẻ chậm phát triển chiều cao do nhỏ so với tuổi thai tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021. Đối tượng: gồm 43 trẻ được chẩn đoán chậm phát triển chiều cao do SGA không bắt kịp đà tăng trưởng khi 2 tuổi, được điều trị GH ít nhất 12 tháng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh vừa hồi cứu vừa tiến cứu. Trẻ được thăm khám lâm sàng, đánh giá các chỉ số cân nặng, chiều cao sau 1 năm, sau 2 năm, 3 năm, 4 năm điều trị GH. Kết quả: 43 trẻ được điều trị GH ở độ tuổi trung bình 5,9 ± 3,0 tuổi. Chiều cao cải thiện qua các năm điều trị với chỉ số Z-score tăng chiều cao từ 2,32 ± 1,30 (năm đầu điều trị), 2,38 ± 0,5 (năm thứ 2), 1,91 ± 0,35 (năm thứ 3) và 1,86 ± 0,35 (năm thứ 4). Tốc độ tăng chiều cao tốt nhất ở nhóm 2-4 tuổi (1,2 ± 0,98 SD) so với nhóm 5-8 tuổi (0,77±0,91 SD) và 9-16 tuổi (-0,7±1,48 SD) với p < 0,05. Chỉ số Z-score cân nặng cải thiện dần qua các năm, từ -3,39 SD (trước điều trị), đến -2,84 SD (sau 1 năm), -2,61 SD (sau 2 năm), -2,41 SD (sau 3 năm) và -2,42 SD (sau 4 năm). Kết luận: Điều trị GH cho trẻ SGA có tác dụng cải thiện chiều cao tốt nhất sau năm đầu, có thể bắt kịp tăng trưởng, đạt được chiều cao bình thường theo tuổi sau 4 năm. Trẻ SGA được điều trị càng sớm thì tốc độ tăng chiều cao sau điều trị càng nhanh.
TrẻSGA không chỉcó tầm vóc bé mà còn có những nguy cơ tiềm ẩn vềsức khỏe trong cuộc sống sau này như: béo phì, rối loạn chuyển hóa và bệnh lý tim mạch. Nhưng những nguy cơ này không cao và rõ rệt bằng ảnh hưởng lên tăng trưởng của trẻvà chiều cao khi trưởng thành. Khoảng 80% -85% trẻSGA sinh ra sẽcó tốc độtăng trưởng bắt kịp nhanh chóng trong 12 tháng đầu đời, trong khi 10-15% sốtrẻkhông bắt kịp tốc độtăng trưởng lúc 2 tuổi, vẫn tiếp tục chậm phát triển trong thời kì thơ ấu và trởthành những người trưởng thành thấp lùn[5].Việc sửdụng GH ởtrẻsơ sinh SGA đã được khám phá trong gần 50 năm qua. Có rất nghiều nghiên cứu trên thếgiới đã chứng minh liệu pháp GH là có hiệu quảvà an toàn trong việc cải thiện chiều cao ởtrẻSGA. Năm 2001, GH đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ(FDA) chấpthuận sửdụng cho trẻSGA sinh ra không bắt kịp đà tăng trưởng sau 2 tuổi, sau đó được cơ quan đánh giá dược phẩm Châu Âu chấp thuận từnăm 2003[3].Tại Việt Nam, mặc dù vấn đềchiều cao và hormone tăng trưởng đang được quan tâm rất nhiều trong khoảng một thập niên gần đây nhưng trẻSGA vẫn chưa được quan tâm và theo dõi đúng mức. Chưa có một báo cáo nào vềtỉlệtrẻSGA tại Việt Nam, cũng như có rất ít nghiên cứu vềviệc sửdụng và đánh giá hiệu quảcủa GH trên những trẻSGA tại nước ta. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đềtài này với mục tiêu: Đánh giá kết quảđiều trịhormone tăng trưởng tái tổhợp trên trẻchậm phát triển chiều cao do nhỏso với tuổi thai tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021.