Hiệu quả điều trị bệnh chàm vi khuẩn bằng bôi hỗn hợp corticosteroid với axit fusidic kết hợp với kháng histamin toàn thân
Luận văn thạc sĩ y học Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh chàm vi khuẩn bằng bôi hỗn hợp corticosteroid với axit fusidic kết hợp với kháng histamin toàn thân.Bệnh chàm (eczema) là bệnh da thường gặp, biểu hiện giai đoạn cấp tính là các mảng da đỏ, nề trên có các mụn nước bằng đầu đinh gim, xếp thành đám hoặc đã dập trợt, tiết dịch, ngứa nhiều; biểu hiện mạn tính là mảng sẩn, lichen hóa, da khô, dày sừng… Hình ảnh mô bệnh học chủ yếu là hiện tượng xốp bào. Bệnh chàm được xác định là một bệnh dị ứng xuất hiện như một phản ứng viêm ở da trên một cơ địa đặc biệt, do các dị nguyên khác nhau gây nên. Ở Việt Nam chiếm tỷ lệ khoảng 25% so với các bệnh da khác [1], bệnh có chiều hướng phát triển do các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể ngày càng nhiều như các hóa chất trong các ngành công, nông nghiệp, các loại thuốc dùng rộng rãi trong y học kết hợp với những điều kiện thuận lợi về cơ địa như rối loạn chức năng về nội tạng, nội tiết, thần kinh hoặc do nhiễm độc mạn tính. Bệnh chàm có thể được phân loại theo căn nguyên như chàm cơ địa (còn gọi là viêm da cơ địa), chàm vi khuẩn, chàm tiếp xúc, các bệnh da chàm hóa. Hoặc phân theo tiến triển của bệnh gồm chàm cấp, bán cấp và mạn tính.
Chàm vi khuẩn xuất hiện do phản ứng chàm hóa tại chỗ trên vùng da bị nhiễm khuẩn hoặc có thể là phản ứng chàm trên da từ các 0 nhiễm khuẩn sâu (nhiễm khuẩn tai mũi họng, răng hàm mặt, viêm xương) [2]. Thương tổn chàm thường xuất hiện tại chỗ hoặc quanh khu vực da bị nhiễm khuẩn, không có tính chất đối xứng, có thể có phản ứng thứ phát rải rác khắp cơ thể. Nhiễm trùng thứ phát, đặc biệt là tụ cầu vàng (staphylococcus aureus) chiếm khoảng
90% trường hợp, cùng với sự gia tăng kháng kháng sinh, nhất là chủng tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là một trong những yếu tố làm bệnh nặng thêm, dai dẳng và hay tái phát [3].
Có nhiều phương pháp điều trị chàm vi khuấn. Nhưng trước hết là phải xác định yếu tố căn nguyên chính của bệnh chàm là do vi khuấn. Các thuốc điều trị tại chỗ thường sử dụng theo giai đoạn tiến triển của bệnh. Chàm cấp tính dùng các thuốc dạng dung dịch làm dịu da, sát trùng, chống ngứa. Chàm
bán cấp dùng các thuốc dạng hồ, kem, chàm mạn tính dùng thuốc dạng mỡ. Có thể phối hợp với điều trị toàn thân bằng kháng histamin, kháng sinh, các thuốc nâng cao thể trạng. Đề phòng tái phát bằng các thuốc dưỡng ấm da và chống da nhạy cảm [4],[5].
Kem Fucicort là loại thuốc bôi ngoài da có chứa fusidic axit và betamethasone valerat vừa có tác dụng chống nhiễm khuấn vừa có tác dụng chống viêm nên được ứng dụng điều trị các bệnh da nhiễm khuấn dị ứng. Thuốc đã được sử dụng ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.Để có thêm kinh nghiệm giúp việc chấn đoán sớm, điều trị bệnh chàm vi khuấn kịp thời và hiệu quả, tránh những biến chứng có thể xảy ra, hạn chế
việc sinh ra các chủng vi khuấn kháng thuốc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điêu trị bệnh chàm vi khuẩn bằng bôi hỗn hợp corticosteroid với axit fusidic kết hợp với kháng histamin toàn thân”, với các mục tiêu:
1. Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh chàm vi khuẩn tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ 11/2014- 9/2015.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh chàm vi khuẩn bằng thuốc bôi hỗn hợp axit fusidic và betamethasone valerat (Fucicort) kết hợp với kháng histamin toàn thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điêu trị bệnh chàm vi khuẩn bằng bôi hỗn hợp corticosteroid với axit fusidic kết hợp với kháng histamin toàn thân
1. Bộ môn da liễu đại học Y Hà Nội (1992), Bệnh da có mụn nước bọng nước – Bệnh da liễu 1, Nhà xuất bản Y học.
2. Lê Đình An Nguyễn Xuân Hiền (1979), Bài giảng bệnh ngoài da và hoa liễu thông thường, 1, ed.
11. Lê Tử Vân (1979), Bệnh Chàm, Nhà xuất bản Y học Hà Nội
18. Học viện Quân Y Bộ môn Vi Sinh Vật (1998), Phân bố vi sinh vật trong thiên nhiên và trong cơ thể người, Các cầu khuẩn gây bệnh.
19. Nguyễn Đình Bảng (1992), Vi khuẩn tụ cầu gây mủ staphylococcus pyogeces vi sinh vật y học, Nhà xuất bản Đại học Y.
20. Nguyễn Hoàng Tuấn (1990), Góp phần nghiên cứu lâm sàng và một số khía cạnh miễn dịch tế bào ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn nông do tụ cầu vàng.
21. Nguyễn Cảnh Cầu Nguyễn Xuân Hiền (1984), Bệnh viện da mủ, Nhà xuất bản Y học.
26. Trần Ngọc Liên (1997), Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của eczema vi khuẩn cấp và bán cấp. tác dụng điều trị của “Hồ Thanh Đại”, Học Viện Quân Y.
36. Lưu Đức Thắng (1998), Một số yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của eczema vi khuẩn cấp, bán cấp và tác dụng điều trị của “Hoàn Nhị Diệu ”, Học viện y học co truyền dân tộc quân đội.
42. Trường Đại Học Y Hà Nội (2005), “Thuốc kháng histamin”, Dược lý học lâm sàng, Nhà xuất bản y học, tr. 535- 536.
43. Bạch Quốc Tuyên (1978), Huyết học, Huyết học, Vol. 1, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 81.
44. Phạm Thị Ngọc Thanh (1995), Góp phần nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng và điều trị ở bệnh nhân eczema vi khuẩn tại khoa Da Liễu Viện 103 và Bệnh viện Trung Ương Huế, Học Viện quân Y.
45. Hà Uyên (1995), Một số nhận xét về dịch tễ, lâm sàng và điều trị eczema vi khuẩn tại khoa Da Liễu Viện 108 và khoa Da Liễu Viện 103, Học Viện Quân Y.
46. Lại Tuấn Phong (2002), Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị eczema tại Bệnh viện 103 (1996- 2002), Học Viện Quân Y.
MỤC LỤC Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điêu trị bệnh chàm vi khuẩn bằng bôi hỗn hợp corticosteroid với axit fusidic kết hợp với kháng histamin toàn thân
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử bệnh chàm, các trường phái quan niệm về chàm 3
1.2. Một số phân loại chàm 4
1.2.1. Phân loại theo Horrnstcin- Op của người Đức 4
1.2.2. Theo trường phái ở Pháp 4
1.2.3. Theo R.Degos 4
1.2.4. Theo Hội miễn dịch lâm sàng và dị ứng Châu Âu 5
1.2.5. Dựa vào căn nguyên gây bệnh 5
1.2.6. Một số cách phân loại ở Việt Nam 6
1.3. Căn nguyên bệnh chàm và chàm vi khuẩn 7
1.3.1. Căn nguyên của chàm 7
1.3.2. Căn nguyên của chàm vi khuẩn 7
1.4. Cơ chế bệnh sinh của chàm vi khuẩn 8
1.4.1. Căn sinh bệnh học 8
1.4.2. Vi khuẩn học 9
1.4.3. Hoàn cảnh gây bệnh chàm vi khuẩn 11
1.5. Đặc điểm lâm sàng của chàm và chàm vi khuẩn 12
1.5.1. Đặc điểm lâm sàng của chàm 12
1.5.2. Đặc điểm lâm sàng của chàm vi khuẩn 14
1.5.3. Chẩn đoán phân biệt 16
1.6. Điều trị chàm vi khuẩn 19
1.6.1. Các nguyên tắc cơ bản của điều trị chàm 19
1.6.2. Điều trị chàm vi khuẩn 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh
chàm vi khuấn 30
2.2.2. Đánh giá hiệu quả điều trị chàm vi khuấn bằng bôi Fucicort kết
hợp với kháng histamin toàn thân so sánh với nhóm dùng phối hợp
thêm uống cefixim 33
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu 38
2.3.2. Thời gian nghiên cứu 38
2.4. Phân tích và xử lý số liệu 38
2.5. Đạo đức nghiên cứu 39
2.6. Hạn chế nghiên cứu 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh chàm
vi khuấn tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ 11/2014- 9/2015 40
3.1.1. Kết quả nghiên cứu các thông tin chung và các yếu tố liên quan
bệnh chàm vi khuấn 40
3.1.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh
chàm vi khuấn 46
3.1.3 Kết quả nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng của bệnh chàm vi
khuấn 56
3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh chàm vi khuấn bằng bôi hỗn hợp
fusidic axit và betamethasone valerat (Fucicort) kết hợp với uống
kháng histamin 57
3.2.1. Kết quả điều trị bệnh chàm vi khuấn bằng bôi fucicort kết hợp với
kháng histamin của nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị 57
3.2.2. Kết quả điều trị bệnh chàm vi khuấn bằng bôi fucicort kết hợp với
cefixim và kháng histamin trước và sau điều trị 59
3.2.3. So sánh 2 nhóm trước và sau điều trị trong 3, 7, 10 ngày 60
3.2.4. Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc trong quá trình
điều trị 62
Chương 4: BÀN LUẬN 63
4.1. Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh chàm
vi khuẩn tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ 11/2014- 9/2015 63
4.1.1. Các yếu tố liên quan đến bệnh chàm vi khuẩn 63
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh chàm vi khuẩn 69
4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh chàm vi khuẩn bằng bôi hỗn hợp
íusidic axit và betamethasone valerat (Fucicort) kết hợp với uống
kháng histamin 78
4.2.1. Kết quả điều trị bệnh chàm vi khuẩn bằng bôi kem axit fusidic và
corticoid kết hợp uống kháng histamin 79
4.2.2. Kết quả điều trị bệnh chàm vi khuẩn bằng bôi kem axit fusidic và
corticoid kết hợp uống kháng histamin và kháng sinh ceíixim …. 81
4.2.3. So sánh kết quả điều trị bệnh chàm vi khuẩn giữa nhóm chỉ được
bôi kem axit fusidic và corticoid phối hợp uống kháng histamin
với nhóm được uống thêm kháng sinh ceíixim 82
4.2.4. Tác dụng không mong muốn 83
KẾT LUẬN 84
KIẾN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Phân bố bệnh theo tuổi 41
Bảng 3.2. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp 43
Bảng 3.3. Phân bố bệnh theo địa dư 43
Bảng 3.4. Các bệnh phối hợp 44
Bảng 3.5. Sự liên quan của chàm vi khuẩn với tiền sử gia đình 45
Bảng 3.6. Hoàn cảnh gây nên bệnh chàm vi khuẩn 46
Bảng 3.7. Vị trí thương tổn 46
Bảng 3.8. Liên quan giữa triệu chứng toàn thân với bệnh chàm vi khuẩn . 47
Bảng 3.9. Phân phối theo số lượng thương tổn 47
Bảng 3.10. Tính chất thương tổn 48
Bảng 3.11. Ranh giới thương tổn 48
Bảng 3.12. Tính chất da xung quanh thương tổn 49
Bảng 3.13. Hình thái tổn thương thường gặp 49
Bảng 3.14. Thương tổn thứ phát ở bệnh nhân chàm vi khuẩn 50
Bảng 3.15. Tính chất thương tổn thứ phát ở bệnh nhân chàm vi khuẩn 51
Bảng 3.16. Liên quan giữa số lượng tổn thương chàm tiên phát với tổn
thương thứ phát 52
Bảng 3.17. Liên quan giữa tổn thương thứ phát với vị trí bệnh 53
Bảng 3.18. Liên quan giữa thương tổn thứ phát với tuổi bệnh 54
Bảng 3.19. Liên quan giữa thương tổn thứ phát với mức độ bệnh 55
Bảng 3.20. Liên quan giữa mức độ của bệnh với triệu chứng ngứa 55
Bảng 3.21. Tỷ lệ bạch cầu, bạch cầu ưa axit ở bệnh nhân chàm vi khuẩn … 56
Bảng 3.22. Liên quan tỷ lệ bạch cầu với mức độ nặng của thương tổn 57
Bảng 3.23. Kết quả điều trị bệnh chàm vi khuẩn bằng bôi fucicort kết hợp
với kháng histamin toàn thân 57
Bảng 3.24. Kết quả điều trị bệnh chàm vi khuẩn bằng bôi fucicort kết hợp
cefixim và kháng histamin đường toàn thân 59
Bảng 3.25. So sánh kết quả điều trị giữa 2 nhóm sau 3 ngày 60
Bảng 3.26. So sánh kết quả điều trị giữa 2 nhóm sau 7 ngày 60
Bảng 3.27. So sánh kết quả điều trị giữa 2 nhóm sau 10 ngày 61
Bảng 3.28. Đánh giá tác dụng không mong muốn 62
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh chàm vi khuấn theo độ tuổi 40
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh chàm vi khuấn theo giới tính 42
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh chàm vi khuấn theo mùa 42
Biểu đồ 3.4. Mức độ bệnh của bệnh nhân chàm vi khuấn 50
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bạch cầu ở bệnh nhân chàm vi khuấn 56
Biểu đồ 3.6. Kết quả điều trị bệnh chàm vi khuấn bằng bôi fucicort kết hợp
với kháng histamin toàn thân 58
Biểu đồ 3.7. Kết quả điều trị bệnh chàm vi khuấn bằng bôi fucicort kết hợp
cefixim và kháng histamin đường toàn thân 59
Sơ đồ 1.1. Tác dụng của thuốc kháng histamin H1 27
Sơ đồ 1.2. Các tác dụng phụ của thuốc kháng histamin H1 28
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chu kỳ ngứa- gãi- da nổi đỏ 12