Hiệu quả điều trị D-penicillaminở trẻ em ngộ độc chì tại bệnh viện Bạch Mai
Luận văn Hiệu quả điều trị D-penicillaminở trẻ em ngộ độc chì tại bệnh viện Bạch Mai.Trong các bệnh lý ngộ độc ở trẻ em thì ngộ độc chì đang là vấn đề thời sự, được nhiều nước trên thế giới quan tâm, ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Bởi vì sự phổ biến và tính chất nguy hiểm đối với tính mạngcũng như hậu quả lâu dài đối với sự phát triển tâm thần và thể chất của trẻ em. Chì là 1 nguyên tố có nhiều trong vỏ trái đất chiếm 0,002% trọng lượng trái đất, dễ oxy hóa thành oxyt chì gây độc, chất này liên quan đến 150 nghề và hơn 400 quá trình công nghệ sản xuất nhưng nó lại không có vai trò sinh lý đối với cơ thể [27] (nồng độ chì máu cho phép < 5ụg/dl, lý tưởng là 0pg/dl[22]).
Cùng với sự phát triển của công nghiệp thì sự ô nhiễm chì trong đất, trong nước và trong không khí ngày càng lớn, cũng như các vật dụng có chứa chì ở xung quanh trẻ em ngày càng gia tăng[27]. Ở Việt Nam có thói quen sử dụng thuốc cam, thuốc tễđể điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ: tưa lưỡi, loét miệng, biếng ăn… Một số thuốcnày bị làm giả, trong thành phần có nhiều kim loại nặng như chì[1]nên trẻ em Việt nam có nguy cơ bị ngộ độc chì cao. Điển hình như năm 2011- 2012, tại Trung tâm Chống độc- Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận khám và tư vấn cho 2.550 trẻ em có uống thuốc cam ở 26 tỉnh thành phía Bắc có 753 trẻ em (chiếm tỉ lệ 29,5%) với nồng độ chì máu > 10pg/dl[16].
Ngộ độc chì gây tổn hại nặng nề đến sức khỏe con người, đặc biệt ở trẻ em. Ngộ độc cấp tính, trẻ có thể bị hôn mê, co giật… thậm chí tử vong[27],[31],[52]. Mạn tính ngộ độc chì làm trẻ biếng ăn, đau bụng, nôn kéo dài, gây thiếu máu, chậm phát triển thể chất, chậm phát triển trí tuệ (mất khả năng học tập và phục vụ) [33], [2] trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ngộ độc chì không chỉ ảnh hưởng đến tương lai mỗi đứa trẻ, hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng.
Do đó việc quản lý thuốc nam,vệ sinh môi trường là rất quan trọng. Tuy nhiên khi trẻ em đã bị ngộ độc chì thì vấn đề điều trị chì nhanh và an toàn là một hành động cần thiết.
Điều trị ngộ độc chì ở trẻ em bao gồm: loại bỏ khả năng tiếp xúc với chì, điều trị triệu chứng đảm bảo chức năng sống và sử dụng các thuốc gắp chì. Hiện nay, có 4 loại thuốc gắp chì đang được sử dụng: BAL, EDTA, Succimer, D- penicillamin.Thuốc được ưu tiên sử dụng là Succimer, D-penicillamin chỉ là thuốc được lựa chọn khi không có các thuốc khác vì các tác dụng không mong muốn của thuốc đã được báo cáo[33],[22].
Năm 2012, tại Trung tâm Chống độc- Bệnh viện Bạch Mai có nhiều trẻ ngộ độc chì phải nhập viện điều trị, Bộ Y tế đã ban hành ‘ ‘Phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì’’. Nhưng vì các điều kiện khác nhau mà các thuốc gắp chì như BAL, EDTA, Succimer khan hiếm, không có thường xuyên, nếu có thì rất đắt, mà trẻ em bị ngộ độc chì phần lớn là con của các gia đình nông thôn điều kiện kinh tế hạn hẹp, việc điều trị ngộ độc chì thì kéo dài, nên D-penicillamin lại là một thuốc được lựa chọn. Hiện nay, thế giới đang sử dụng D-penicillamin trong ngộ độc chì liều thấp từ 15- 20mg/kg/ngày. Tại Việt nam chưa có công trình nghiên cứu nào về điều trị ngộ độc chì ở trẻ em bằng D-penicillamin. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:“Hiệu quả điều trị D-penicillaminở trẻ em ngộ độc chì tại bệnh viện Bạch Mai ” với mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả gắp chì của D-penỉcỉllamỉn ở trẻ em ngộ độc chì với liều lựa chọn.
2. Nhận xét một số tác dụng không mong muốn D-penicillamin trong điều trị ngộ độc chì ở trẻ em.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm của ngộ độc chì 3
1.1.1. Đặc điểm của ngộ độc chì 3
1.1.2. Động học của chất chì 4
1.1.3. Cơ chế gây độc của chì 6
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của ngộ độc chì ở trẻ em .. 10
1.1.5. Dịch tễ của ngộ độc chì ở trẻ em 12
1.2. Điều trị ngộ độc chì 13
1.2.1. Điều trị không đặc hiệu 13
1.2.2. Điều trịđặc hiệu 14
1.3. Đặc điểm sử dụng D-penicillamin trong điều trị gắp chì ở trẻ em …. 15
1.3.1. D-penicillamin 15
1.3.2. Các nghiên cứu về điều trị D-penicillamin 17
1.3.3. Chế độ chăm sóc dinh dưỡng ở trẻ ngộ độc chì điều trị bằng
D-penicillamin 22
1.4. Các thuốc gắp chì khác 23
1.4.1. Dimercaprol 23
1.4.2. CaNa 2EDTA 24
1.4.3. Succimer 26
1.4.4. Các nghiên cứu về điều trị ngộ độc chì thuốc khác 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2. Cỡ mẫu 28
2.3. Cách thức tiến hành nghiên cứu 29
2.4. Các chỉ số nghiên cứu 30
2.4.1. Một số đặc điểm chung nhóm nghiên cứu:được khám và làm xét
nghiệm lúc vào viện 30
2.4.2. Hiệu quả điều trị D-penicillamin ở trẻ em ngộ độc chì 31
2.4.3. Nhận xét một số tác dụng không mong muốn D-penicillamin
trong điều trị ngộ độc chì ở trẻ em 33
2.5. Các tiêu chuẩn áp dụng 34
2.5.1. Xét nghiệm độc chất: Định lượng chì máu và chì niệu bằng máy
quang phổ hấp thụ nguyên tử 34
2.5.2. Tổng phân tích tế bào máu: 34
2.5.3. Sinh hóa máu: 36
2.6. Phương tiện nghiên cứu 38
2.7. Xử lý số liệu 38
Chương 3: KẾT QUẢ 39
3.1. Một số đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 40
3.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu 40
3.1.2. Đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng đối tượng nghiên cứu… 41
3.2. Đánh giá hiệu quả gắp chì của D-penicillamin ở trẻ em ngộ độc chì
với liều lựa chọn 43
3.2.1. D-penicillamin làm giảm nồng độ chì máu và tăng thải chì niệu …. 43
3.2.2. Hiệu quả D-penicillamin cải thiện trên lâm sàng và cận lâm sàng .. 47
3.3. Một số các tác dụng không mong muốn của thuốc D-penicillamin .. 49
3.3.1. Nhận xét hiện tượng tăng ngược nồng độ chì máu 49
3.3.2. Một số tác dụng không mong muốn D-penicillamin trên lâm sàng
và cận lâm sàng 50
Chương 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 53
4.1.1. Bàn luận về đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu 53
4.1.2. Bàn luận về một số các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của
đối tượng nghiên cứu 55
4.2. Bàn luận về hiệu quả điều trị D-penicillamin với liều lựa chọn 58
4.2.1. Bàn luận về hiệu quả làm giảm nồng độ chì máu và tăng thải chì niệu … 58
4.2.2. Bàn luận hiệu quả D-penicillamin liều 15mg/kg/ngày trên lâm
sàng và cận lâm sàng 60
4.3. Bàn luận về một số tác dụng không mong muốn D-penicillamin trong
điều trị ngộ độc chì ở trẻ em 61
4.3.1. Hiện tượng tăng ngược chì máu 61
4.3.2. Bàn luận một số tác dụng không mong muốn của thuốc D-
penicillamin trên lâm sàng và cận lâm sàng 62
KÉT LUẬN 66
KIÉN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC