HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU VÙNG CỔ GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG BẰNG BÀI THUỐC TAM TÝ THANG KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM HUYỆT GIÁP TÍCH CỘT SỐNG CỔ
KIẾN THỨC VỀ BỆNH LAO CỦA BÁC SĨ CÔNG TÁC TẠI TRẠM Y TẾ XÃ/PHƯỜNG Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC NĂM 2019-2020
Lưu Đình Lập1, Nguyễn Phương Hoa1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của công tác phòng chống lao là các bác sĩ cần có đầy đủ kiến thức về bệnh lao. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành nhằm mô tả một số kiến thức cơ bản về bệnh lao của bác sĩ công tác tại trạm y tế xã/phường ở một số tỉnh miền Bắc, năm 2019-2020. Có 335 bác sĩ công tác tại TYT tham gia nghiên cứu. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của các bác sĩ là 40,3 ± 9,2. Kiến thức về bệnh lao của bác sĩ công tác tại TYT là tương đối cao. Kiến thức về phân loại bệnh, nguyên nhân gây bệnh, đường lây có tỷ lệ trả lời đúng cao, lần lượt là: 99,7%, 97% và 97,3%. Tuy nhiên, vẫn chỉ có 54,6% bác sĩ trả lời đúng cần lấy ba mẫu đờm để chẩn đoán bệnh. Chưa thấy sự khác biệt về mức độ kiến thức bệnh lao theo thâm niên công tác, giới tính. Trung bình số câu trả lời đúng (trong tổng số 9 câu hỏi về nguyên nhân và chẩn đoán bệnh lao) ở nhóm bác sĩ nữ và bác sĩ nam là 7,92 và 7,88; các bác sĩ ở độ tuổi 35-45 có số câu trả lời đúng là 7,97 câu. Kết quả cho thấy các bác sĩ công tác tại TYT xã có kiến thức về nguyên nhân và chẩn đoán bệnh lao là tương đối cao, điều này rất quan trọng trong công cuộc phòng chống bệnh lao.
Lao là một bệnh đã được biết đến từ rất lâu nhưng cho đến nay vẫn là một trong những bệnh lây nhiễm có số người mắc và tử vong cao trên thế giới. Mặc dù từ khi phát hiện được nguyên nhân cũng như tìm ra thuốc điều trị bệnh có hiệu quả nhưng bệnhlao không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng ở nhiều nước. Bệnh lao là một trong mười nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính năm 2019 có khoảng 1,7 tỉ người nhiễm lao, mỗi năm phát hiện thêm khoảng 10 triệu ca mắc lao mới và ước tính có khoảng 1,2 triệu ca tử vong do lao ở những người âm tính với HIV và thêm 251.000 ca tử vong trong số những người nhiễm HIV[1]. Tại Việt Nam bệnh lao vẫn là một vấn đề sức khỏe trầm trọng, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 13 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới (Theo báo cáo WHO 2019)[2]. Từ năm 1999, chiến lược DOTS (điều trị bằng hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp) đã được bao phủ trên 100% số quận, huyện trong cả nước. Tuy nhiên, cùng với đại dịch HIV/AIDS, tình hình kháng thuốc và sự gia tăng dân số đang tác động và làm gia tăng bệnh lao tại cộng đồng
Nguồn: https://luanvanyhoc.com