HIỆU QUẢ ĐÓNG ỐNG ĐỘNG MẠCH BẰNG PARACETAMOL Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG

HIỆU QUẢ ĐÓNG ỐNG ĐỘNG MẠCH BẰNG PARACETAMOL Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG

HIỆU QUẢ ĐÓNG ỐNG ĐỘNG MẠCH BẰNG PARACETAMOL Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG
Nguyễn Phan Minh Nhật*, Vũ Minh Phúc**, Nguyễn Thu Tịnh*
TÓM TẮT :
Mở đầu: Tồn tại ống động mạch (TTÔĐM) là tật tim bẩm sinh thường gặp nhất và là một trong những nguyên nhân chính của tử vong và bệnh tật ở trẻ sinh non. Ibuprofen uống hiện nay đang là thuốc được sử dụng để đóng ống động mạch ở trẻ sơ sinh non tháng. Chống chỉ định dùng ibuprofen khi bệnh nhân TTÔĐM có viêm ruột hoại tử, xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết nội sọ, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, suy thận nặng. Paracetamol truyền tĩnh mạch được nghiên cứu như là một thuốc thay thế Ibuprofen để đóng ống động mạch cho trẻ sơ sinh non tháng trong các tình huống này.

Mục tiêu: Xác định hiệu quả và tính an toàn của paracetamol tĩnh mạch trong đóng ống động mạch ở trẻ sơ sinh non tháng.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca tiến cứu. Trẻ sơ sinh non tháng nhập khoa Hồi sức Sơ sinh bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 8/2017 đến tháng 6/2018 có TTÔĐM, có chỉ định đóng ống động mạch và có chống chỉ định sử dụng ibuprofen uống được lấy trọn vào nghiên cứu. Bệnh nhân được sử dụng paracetamol truyền tĩnh mạch liều 15mg/kg mỗi 6 giờ trong 3 ngày liên tiếp, siêu âm tim kiểm tra vào thời điểm 3 ngày sau khi bắt đầu điều trị.

Kết quả: 35 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó tỷ lệ trẻ sinh rất non và cực non lần lượt là 42,8% và 37,1%. Tỷ lệ đóng ống động mạch thành công là 54,3%, tất cả các trường hợp này đều cai được máy thở hoặc ngưng được NCPAP, viêm ruột hoại tử ngưng diễn tiến, không còn dấu hiệu dãn buồng tim trái trên siêu âm tim. Không phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào khi điều trị.

Kết luận: Paracetamol tĩnh mạch dường như an toàn và hiệu quả khi dùng điều trị đóng ÔĐM ở trẻ sơ sinh non tháng trong trường hợp có chống chỉ định với ibuprofen uống.

Tồn tại ống động mạch (TTÔĐM) là một tật tim khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt, tỷ lệ này có thể lên đến 80% ở trẻ sinh non(20). Các biến chứng của TTÔĐM bao gồm: suy tim, rối loạn chức năng thận, viêm ruột hoại tử, xuất huyết trong não thất, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và phát triển sau sinh của trẻ(7,14).
Phẫu thuật cột hay cắt ống động mạch (ÔĐM) có ưu điểm giảm triệu chứng nhanh chóng, cải thiện chức năng co bóp của tim và giảm kích thước buồng tim(11,19). Tuy nhiên, khi điều trị bằng phương pháp này trẻ có thể gặp các biến chứng do gây mê – phẫu thuật. Đặc biệt nhóm trẻ sơ sinh non tháng có nguy cơ gặp hội chứng sau cột ÔĐM với tỷ lệ lên đến 30-50%, sẽ tăng gấp 3 lần nguy cơ tử vong, do đó ngày nay các chuyên gia nghiên về khuynh hướng điều trị bằng thuốc.

HIỆU QUẢ ĐÓNG ỐNG ĐỘNG MẠCH BẰNG PARACETAMOL Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG

Leave a Comment