Hiệu quả giảm đau của Paracetamol + Codeine và Meloxicam trên bệnh nhân 18-25 tuổi sau phẫu thuật nhổ Răng 8 hàm dưới theo Parant II

Hiệu quả giảm đau của Paracetamol + Codeine và Meloxicam trên bệnh nhân 18-25 tuổi sau phẫu thuật nhổ Răng 8 hàm dưới theo Parant II

Luận văn thạc sĩ y học Hiệu quả giảm đau của Paracetamol + Codeine và Meloxicam trên bệnh nhân 18-25 tuổi sau phẫu thuật nhổ Răng 8 hàm dưới theo Parant II.Đau sau nhổ Răng 8 phẫu thuật luôn là vấn đề gây phiền muộn cho bệnh nhân. Một nghiên cứu mới đây ở Hà Lan cho thấy rằng bệnh nhân sau nhổ răng 8 dưới phẫu thuật lo lắng hơn nhiều so với trước nhổ răng, mà phần lớn là do nguyên nhân đau gây ra. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết về nhận thức và điều trị nhằm loại bỏ cảm giác đau cho bệnh nhân, loại bỏ cảm giác lo lắng và các triệu chứng liên quan để giảm nguy cơ các tai biến có hại khác. [1]

Các ảnh hưởng sinh lý có hại của đau được biết tới và thấy ở rất nhiều các hệ thống của cơ thể: [2]
–    Hệ tim mạch: Sự hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm gia tăng nhịp tim và huyết áp, có thể gây hại cho bệnh nhân nguy cơ thiếu máu cục bộ hoặc bệnh tim.
–    Hệ hô hấp: giảm khả năng hít thở sâu và gây ho, có thể dẫn tới nhiễm khuẩn đường hô hấp.
–    Hệ tiêu hóa: cơn đau cấp tính không kiểm soát được có thể gây ra buồn nôn và nôn.
–    Huyết khối tắc mạch: giảm sự di chuyển và cử động do đau làm tăng nguy cơ hiện tượng huyết khối tắc mạch.
Sự kiểm soát đau sau phẫu thuật giờ đây được coi là vấn đề cơ bản trong nhiều bệnh viện. Nhưng không phải lúc nào điều đó cũng được quan tâm ở mức cần thiết. Năm 1990, Báo cáo tổng quan của đại học Hoàng gia Anh của bác sĩ phẫu thuật và gây mê nhấn mạnh về sự cần thiết để kiểm soát đau sau phẫu thuật hiệu quả hơn với các kiểm tra sớm chỉ ra rằng: hơn 80% bệnh nhân ở trong cơn đau trầm trọng 48 giờ đầu sau phẫu thuật. [3]
Phần lớn các bệnh viện tại Anh có quy trình và hướng dẫn về vấn đề kiểm soát đau sau phẫu thuật nhằm tiêu chuẩn hóa sự kiểm soát đau và đưa ra thuốc giảm đau phù hợp để điều trị đau.[2].Các quy trình này chủ yếu dựa trên thang đau của WHO được giới thiệu ban đầu cho sự kiểm soát đau do ung thư, nhưng hiện nay được công nhận như một công cụ để kiểm soát tất cả các loại đau.
Và để giải quyết vấn đề đau hiện nay trên lâm sàng, các bác sĩ có rất nhiều các sự lựa chọn về thuốc giảm đau như: Paracetamol có hoặc không kết hợp codeine, dẫn xuất của oxicam (mobic), dẫn xuất nhóm coxib (vandecoxib), dẫn xuất acid phenylacetic (voltaren – diclofenac)…
Tuy nhiên, mục đích của khóa luận, chúng tôi tập trung vào tác dụng giảm đau của Paracetamol + codeine và meloxicam – một dẫn xuất của oxicam trong đau sau phẫu thuật răng 8. Cả paracetamol và mobic đều là những thuốc giảm đau hay được sử dụng sau phẫu thuật nhổ R8 dưới. Những thuốc này cho ra kết quả hứa hẹn và chúng tôi quyết định đưa ra để so sánh chúng.
Do vậy, chúng tôi chọn thực hiện đề tài “Hiệu quả giảm đau của Paracetamol + Codeine và Meloxicam trên bệnh nhân 18 – 25 tuổi sau phẫu thuật nhổ Răng 8 hàm dưới theo Parant II ” với mục tiêu sau:
1.    Nhận xét đặc điểm lâm sàng và X-Quang của Răng 8 hàm dưới được nhổ phẫu thuật theo Parant II trên các bệnh nhân 18 – 25 tuổi.
2.    Nhận xét hiệu quả giảm đau của hai loại thuốc trên tại các thời điểm khác nhau trong 48 h đầu sau phẫu thuật. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    A. De Jongh, A.J.van Wijk, J.A.Lindeboom, et al. (2008). Anxiety and post-traumatic stress symptoms following wisdom tooth removal. 1305 – 1310.
2.    L. Bromley, B. Brandner, et al. (2010). Acute Pain,Oxford University Press. 46.
3.    Royal Colleges of Surgeon and Anaesthetic, et al. (1990). Acute Pain Service. Britishpainsociety.org, 45.
4.    Riley J, Ross JR, Rutter D, et al. (2007). No pain relief from morphine? Individual variation in sensitivity to morphine and the need to switch to an alternative opioid in cancer patients. Patient.co.uk (56-64) ,
5.    J.M. Korbendau , X. Korbendau, J.F.Andreani. (2002). Lâm sàng tiểu phẫu răng khôn, 1.
6.    Nguyễn Mạnh Hà , Nguyễn Phú Thắng. (2013). Phẫu thuật trong miệng. 1, 112; 57. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
7.    Michael Miloro, G.E.Ghali, Peter E.Larsen. (2004). Peterson’s Principles of Oral and Maxillofacial Surgery, 2nd edition , 160.
8.    Melzack, Ronald, Wall, et al. (1988). The Challenge of Pain.
9.    Moore, A.J. Edwards, et al. (2003). Bandolier’s Little book of pain, Oxford University Press.
10.    Hutton, A, and S.McKaig. (2010). The dental management of a child with congentital insensitivity to pain. 180.
11.    Beaulieu, P.D. Lussier, et al. (2004). Pain and Analgesic response after third molar extraction and other postsurgical pain. 86 -90 .
12.    Derry, C. S. Derry, et al. (2009). Single doses oral ibuprofen for acute postoperative pain in adults. Cochrane Database Syst Rev 3.
13.    Đào Văn Phan , Nguyễn Trần Thị Giáng Hương. (2011) . Dược lý học. 1. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
14.    Leidholm R, Knutson K, Lysel L, Rohlin M. et al (1988). A study of indications used for removal of the mandibular third molar. 161.
15.    Richardson ME. (1978). Pre-eruption movements of the mandibular third molar. Angle Orthod. 48.
16.    Ricketts RM (1979) . Studies leading to the practice of abortion of lower third molars. Dent Clin North America, 23.
17.    Motamedi MH. (2007). Concepts to consider during surgery to remove impacted third molars. Dent today, 136.
18.    Rang, H., M. Dale. et. al. (2012). Pharmacologi (7th edition). Churchill Livingstone: New York. 265-284.
19.    Neal, M.J. (2012). Medical pharmacology at a glance.
20.    Moncada S, Vane JR. (1978). Pharmacology and Endogenous roles of prostaglandin endoperoxides, thromboxan A2, prostacyclin. 193.
21.    Paracetamol + Codeine. New Zealand Data Sheet.
22.    Cliff K.S. Ong, R. A. Seymour. Pathogenesis of Postoperative Oral Surgical Pain. Anesth Prog, 50, 9.
23.    Ali H Hassan(2010), Pattern of third molar impaction in a Saudi population, Saudi Arabia.
24.    Phạm Như Hải (1999), Nhận xét tình hình răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm ở sinh viên lứa tuổi 18 – 25 và xử trí, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
25.    Phạm Xuân Sáng (1997), Phân loại và phẫu thuật RKHD mọc lệch ngầm theo phương pháp lực nhổ răng, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
26.    Lê Đức Lánh, Phạm Thị Phương Loan (2007), Hiệu quả giảm đau của Meloxicam và Acetaminophen sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch.
Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh, 11 , 174 – 182. 
LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỔ DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Sự phát triển và hình thái Răng 8    3
1.1.1.    Mô phôi học và sự mọc răng 8    3
1.1.2.    Tiên lượng sự phát triển và trục Răng 8    4
1.1.3.    Phân loại lệch lạc Răng số 8 hàm dưới    5
1.2.    Tổng quan về phẫu thuật nhổ Răng 8    6
1.2.1.    Nguyên nhân nhổ R8    6
1.2.2.    Phân loại nhổ Răng 8 theo quan điểm phẫu thuật của Parant    8
1.2.3.    Các biến chứng hay gặp sau nhổ Răng 8 dưới    9
1.2.4.    Các yếu tố toàn thân ảnh hưởng tới kết quả sau nhổ Răng 8 dưới … 9
1.2.5.    Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sau nhổ Răng 8 dưới    10
1.2.6.    Đánh giá mức độ đau sau nhổ Răng 8 dưới    10
1.3.    Tổng quan về đau và dẫn truyền cảm giác đau    11
1.3.1.    Khái niệm về đau    11
1.3.2.    Vai trò bảo vệ của đau    11
1.3.3.    Phân loại về đau    12
1.3.4.    Đường dẫn truyền đau    12
1.3.5.    Cơ chế dẫn truyền đau    14
1.3.6.    Sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau cơ bản    14
1.3.7.    Đau sau nhổ Răng 8 phẫu thuật    15 
1.3.8.    Chế ngự đau trong nha khoa bằng phương pháp nâng cao ngưỡng chịu đau    15
1.4.     Dược động học thuốc giảm đau    16
1.4.1.    Lịch sử về thuốc giảm đau    16
1.4.2.    Thuốc giảm đau chống viêm không steroids    17
1.4.3.    Tác dụng giảm đau của NSAIDs    20
1.5.    Các nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài    23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    25
2.1.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    25
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    25
2.2.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn cho bệnh nhân    25
2.2.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    25
2.2.3.    Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu    25
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    25
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu    25
2.3.2.    Phương pháp khám và đánh giá hình thái LS , Xquang    26
2.3.3.    Phương pháp đánh giá hiệu quả giảm đau của thuốc giảm đau    27
2.4.    Xử lý số liệu    29
2.5.    Dự kiến sai số có thể gặp    29
2.6.    Cách khống chế sai số    29
2.7.     Khía cạnh đạo đức    30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ    31
3.1.    Về đặc điểm hình thái lâm sàng và X-Quang của R8    31
3.1.1.     Tỷ lệ về giới tính trong số bệnh nhân nghiên cứu    31
3.1.2.    Tương quan của thân Răng số 8 (b) và khoảng rộng xương giữa mặt
xa răng số 7 và phần cành cao xương hàm dưới (a)    31
3.1.3.    Độ sâu của răng số 8 so với mặt cắn răng số 7    32
3.1.4.    Vị trí trục răng số 8 và trục răng số 7    32
3.1.5.    Số lượng chân của Răng 8    33
3.1.6.    Hình thái chân Răng    33
3.2.    Về hiệu quả giảm đau của Meloxicam và Paracetamol + Codeine trên
bệnh nhân 18 – 25 tuổi sau phẫu thuật nhổ răng 8 dưới theo Parant II …. 34
3.2.1.    Tỷ lệ về giới trong hai nhóm nghiên cứu sử dụng thuốc    34
3.2.2.    Thời gian phẫu thuật của hai nhóm sử dụng thuốc    34
3.2.3.    So sánh hiệu quả giảm đau của hai nhóm sử dụng thuốc tại các thời
điểm sau uống thuốc ngày thứ nhất    35
3.2.4.    So sánh mức độ đau của hai nhóm bệnh nhân tại các thời điểm sau
uống thuốc ngày thứ hai    37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    40
4.1.    Bàn luận về cách chọn lựa đề tài nghiên cứu    40
4.2.    Phân tích số liệu nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của Răng 8 dưới nhổ
phẫu thuật theo Parant II    41
4.2.1.    Về giới    41
4.2.2.    Về tương quan khoảng rộng xương    41
4.2.3.    Về vị trí độ sâu    42
4.2.4.    Về tư thế Răng Khôn Hàm Dưới    42
4.2.5.    Về số lượng và hình thái của chân Răng    43
4.3.    Bàn luận về hiệu quả giảm đau của Paracetamol + Codeine và
Meloxicam trên bệnh nhân 18-25 tuổi sau phẫu thuật nhổ răng 8 hàm dưới theo Parant II    44
4.3.1.    Về giới tính    44
4.3.2.    Các yếu tố ảnh hưởng kết quả nghiên cứu    44
4.3.3.    Hiệu quả giảm đau của hai nhóm thuốc ngày đầu tiên sau phẫu thuật . 46
4.3.4.    Hiệu quả giảm đau của hai nhóm thuốc ngày thứ hai sau phẫu thuật…. 49
KẾT LUẬN    52
KIẾN NGHỊ    54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XHD    : Xương hàm dưới.
R8    : Răng 8.
BN    : Bệnh Nhân
VAS    : Visual Analog Scale.
WHO    : World Health Organization.
XQ    : X- Quang
COX    :Cyclooxygenase
NSAIDs    : non-steroid anti-inflammatory drug
PGG/H    : Prostaglandin G/H
Tỷ lệ giới tính của bệnh nhân nghiên cứu    31
Tương quan khoảng rộng xương và chiều gần xa răng 8    31
Độ sâu của Răng số 8 so với mặt cắn răng số 7    32
Hướng trục răng 8 so với trục răng số 7    32
Số lượng chân của Răng 8 hàm dưới    33
Hình thái chân Răng số 8 hàm dưới    33
Tỷ lệ về giới trong hai nhóm sử dụng thuốc    34
Thời gian phẫu thuật trung bình của hai nhóm sử dụng thuốc .. 35 Hiệu quả giảm đau của thuốc trên hai nhóm bệnh nhân tại thời
điểm 0,5h sau uống thuốc ngày thứ nhất    35
Hiệu quả giảm đau của thuốc trên hai nhóm bệnh nhân tại thời
điểm 2h sau uống thuốc ngày thứ nhất    36
Hiệu quả giảm đau của thuốc trên hai nhóm bệnh nhân tại thời
điểm 6h sau uống thuốc ngày thứ nhất    36
Hiệu quả giảm đau của thuốc trên hai nhóm bệnh nhân tại thời
điểm 0,5h sau uống thuốc ngày thứ hai    37
Hiệu quả giảm đau của thuốc trên hai nhóm bệnh nhân tại thời
điểm 2h sau uống thuốc ngày thứ hai    37
Hiệu quả giảm đau của thuốc trên hai nhóm bệnh nhân tại thời
điểm 6h sau uống thuốc ngày thứ hai    38
Hiệu quả giảm đau đánh giá theo thang điểm VAS qua các thời
điểm khác nhau trong 48h đầu sau phẫu thuật    38
So sánh với tương quan khoảng rộng xương trong nghiên cứu của Phạm Như Hải    41 
Bảng 4.2:    So sánh về vị trí độ sâu với nghiên cứu của Phạm Xuân Sáng.. 42
Bảng 4.3:    So sánh với tư thế Răng khôn hàm dưới với nghiên cứu của Ali
H Hassan    42
Bảng 4.4:    Đặc điểm hình thái chân Răng    43
Bảng 4.5:    Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS so sánh giữa 2 nhóm
sau khi sử dụng liều đầu ngày thứ nhất sau phẫu thuật    48
Bảng 4.6:    Hiệu quả giảm đau đánh giá theo thang điểm VAS qua các thời
điểm khác nhau trong 48h đầu sau phẫu thuật    50 
Thời gian phẫu thuật của hai nhóm sử dụng thuốc    34
Hiệu quả giảm đau đánh giá theo thang điểm VAS qua các thời
điểm khác nhau trong 48h đầu sau phẫu thuật     39
Hiệu quả giảm đau tại các thời điểm khác nhau trong 48h đầu sau phẫu thuật của hai nhóm thuốc nghiên cứu    47 
Hình 1.1: Răng khôn hàm trên và hàm dưới mọc kẹt    3
Hình 1.2: Phân loại của Pell và Gregory về sự lệch lạc răng 8 hàm dưới    6
Hình 1.3:    Răng 8 làm sâu mặt xa răng 7    7
Hình 1.4:    Lợi trùm Răng 8 mọc kẹt gây viêm và sưng    7
Hình 1.5:    Phẫu thuật nhổ Răng 8 dưới theo Parant II:    9
Hình 1.6:    Hình mô tả các thang đánh giá mức độ đau tương ứng nhau    10
Hình 1.7:    Sơ đồ dẫn truyền cảm giác đau trong răng hàm mặt    14
Hình 1.8:    Sơ đồ kiểm soát đau của Ung thư dựa trên thang đau của WHO. … 17
Hình 1.9:    Cơ chế tác dụng của 2 nhóm COX – 1 và COX – 2    18
Hình 1.10:    Sơ đồ cầu trúc hóa học của meloxicam    20

Leave a Comment