HIỆU QUẢ GIẢM TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG MẠN DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ

HIỆU QUẢ GIẢM TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG MẠN DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA 2 HIỆU QUẢ GIẢM TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG MẠN DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ.Thoái hóa cột sống (THCS) là một bệnh lý về khớp phổ biến thường gặp ở người sau 30 tuổi, đặc biệt ảnh hưởng đến những người trung niên và lớn tuổi. Theo thống kê của WHO cho thấy có 0,3% đến 0,5% dân số bị bệnh lý về khớp, trong đó có 20% bị thoái hóa khớp. Tại Mỹ, tỷ lệ người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp chiếm 80%, và tại Pháp, tỷ lệ này chiếm 28% trong số bệnh về xương khớp [27]. Còn tại Việt Nam, thoái hóa khớp chiếm 10,41% các bệnh về xương khớp, vị trí thoái hóa nhiều nhất là cột sống thắt lưng 31% [1].Tại Việt Nam bệnh lý thoái hóa chiếm 20% thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm tỷ lệ 31%, thoái hóa cột sống cổ 14% và thoái hóa khớp gối là 13%. Theo báo cáo thống kê năm 2017 về mô hình bệnh tật của BVYHCT TP.HCM thì bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm tỉ lệ 38% trong các bệnh lý về cơ xương khớp. Trong năm 2017, số bệnh nhân đến khám về xương khớp có 53835 lượt, bệnh thoái hóa cột sống 13813, chiếm 25,66%.


Do bản chất công việc và một số yếu tố thúc đẩy dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng gây đau, hạn chế vận động, ảnh hưởng sinh hoạt và công việc. Do vậy, phát hiện sớm và điều trị tốt vấn đề đau thắt lưng không những đem lại sức khỏe cho người bệnh (NB) mà còn cải thiện vận động, nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc điều trị thoái hóa cột sống theo hướng duy trì và bảo tồn căn cứ vào tình trạng sức khỏe và mức độ thoái hóa của NB là một trong những ưu tiên hàng đầu trong điều trị. Các bác sĩ lâm sàng thường tập trung nghiên cứu, chẩn đoán, hiệu quả điều trị, và đánh giá đau trên thoái hóa khớp, kể cả đau thắt lưng do thoái hóa THCSTL bằng nhiều phương pháp điều trị khác nhau gồm có dùng thuốc và không dùng thuốc như châm cứu, phục hồi chức năng vận động (lazer, sóng ngắn, siêu âm trị liệu…), dưỡng sinh xoa bóp [47, 48]. Tuy nhiên, THCS là một bệnh mạn tính, do đó việc sử dụng những thuốc lâu dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo (2015) việc lạm dụng các thuốc giảm đau là nguy cơ tai biến của nhiều bệnh tim mạch, tiêu hóa. Nhóm thuốc kháng viêm không steroids (NSAIDs) mỗi năm làm 16.000 người chết do gây viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa nặng. Do vậy, việc tìm hiểu ứng dụng các phương pháp YHCT không dùng thuốc ngày càng cần thiết, trong đó phương pháp cấy chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt kết hợp y học hiện đại, một kỹ thuật mới kết hợp giữa y học cổ truyền và Y học hiện đại. Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện áp dụng cấy chỉ trong điều trị các bệnh về khớp như THK, THCSC,
THCSTL…
Năm 1960 tại Việt Nam đến nay có nhiều công trình nghiên cứu trong nước đã được thực hiện cho cho thấy cấy chỉ có hiệu quả rất tích cực trong điều trị các bệnh đau vai gáy, đau cột sống thắt lưng, đau khớp gối. Phương pháp cấy chỉ được thực hiện trong điều trị đau thắt lưng tại bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM vài năm gần đây cho thấy hiệu quả khá tốt trên NB. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau của phương pháp cấy chỉ so với điện châm trong điều trị đau lưng mạn do thoái hóa cột sống thắt lưng ở NB đến khám ngoại trú tại bệnh viện Y học cổ truyền
TPHCM. 
MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.    Câu hỏi nghiên cứu: Phương pháp cấy chỉ có hiệu quả giảm đau hơn so với phương pháp điện châm trong điều trị đau thắt lưng mạn do thoái hóa cột sống thắt lưng hay không?
2.    Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiệu quả giảm đau của phương pháp cấy chỉ trong điều trị đau thắt lưng mạn do thoái hóa cột sống thắt lưng.
Mục tiêu cụ thể:
1.    Xác định hiệu quả giảm đau của phương pháp cấy chỉ so với điện châm trong điều trị đau thắt lưng mạn do thoái hóa cột sống thắt lưng sau 28 ngày bằng thang điểm VAS.
2.    Xác định hiệu quả cải thiện chức năng vận động của phương pháp cấy chỉ so với điện châm trong điều trị đau thắt lưng mạn do thoái hóa cột sống thắt lưng sau 28 ngày bằng thang điểm Owestry.
3.    Xác định tỷ lệ các tác dụng không mong muốn của phương pháp cấy chỉ so với điện châm trong điều trị đau lưng mạn do thoái hóa cột sống thắt lưng (nếu có).

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
MỤC T IÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN cứu    3
1.    T ỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    T hoái hóa cột sống thắt lưng theo YHHĐ    4
1.2.    Thoái hóa cột sống thắt lưng theo YHCT    11
1.3.    c ơ chế tác dụng của tác động lên huyệt    17
2.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu    33
2.1.    Phương pháp nghiên cứu    33
2.2.    Tổ chức thực hiện    36
2.3.    Định nghĩa biến số    40
2.4.    Phương pháp xử lý dữ kiện    44
2.5.    Tiêu chuẩn theo dõi và đánh giá    45
2.6.    T ổ chức thực hiện    45
2.7 Y đức xã hội    46
3.    KẾT QUẢ    47
3.1    Quá trình thu th ập số liệu    47
3.2    Đặc điềm người bệnh tại thời điềm trước nghiên cứu    47
3.3    Kết quả điều trị    52
4.    BÀN LUẬN    61
4.1    Đặc điểm người bệnh nghiên cứu     61
4.2    Đánh giá hiệu quả giảm đau của phương pháp cấy chỉ theo điểm VAS    63
4.3    Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ theo điểm Owestry sau 4
tuần điều trị    67
4.4. Đánh giá chung về giảm đau cải thiện chửc năng về mức tối ưu    71
4.5    Điểm mạnh và điểm yếu của đề tài    72
4.6    Hướng mở rộng đề tài    72
5.    KẾT LUẬN     73
LIỆU THAM KHẢO    74
DANH MỤC CÁC BẢNG
1.    Bảng    3.1    :    Phân bố NB theo tuổi và giới giữa 2 nhóm
2.    Bảng    3.2    :    Phân bố NB theo tính chất nghề nghiệp
3.    Bảng    3.3    :    Phân bố NB theo bệnh cảnh YHCT
4.    Bảng    3.4    :    Phân bố NB theo nhóm bệnh kèm theo
5.    Bảng    3.5    :    Phân bố NB theo tiền căn cá nhân
6.    Bảng    3.6    :    Phân bố tỉ lệ NB theo thang điểm VAS
7.    Bảng    3.7    :    Phân bố tỉ lệ NB theo điểm Owestry
8.    Bảng    3.8    :    So sánh mức độ giảm đau theo VAS sau mỗi tuần
9.    Bảng    3.9    :    Thay đổi điểm VAS trung bình theo mức độ nặng nhẹ
10.    Bảng    3.10    :    Đặc điểm giảm đau qua điểm VAS theo bệnh cảnh YHCT
11.    Bảng    3.11    :    Đặc điểm giảm đau theo điểm VAS theo yếu tố nguy cơ
12.    Bảng    3.12    :    Thay đổi điểm Owestry mỗi tuần và 4 tuần
13.    Bảng    3.13    :    Thay đổi điểm Owestry trung bình theo mức độ đau nặng
nhẹ
14.    Bảng 3.14    : Đặc điểm cải thiện chức năng theo bệnh cảnh YHCT
15.    Bảng 3.15    : Đặc điểm cải thiện chức năng điểm Owestry theo yếu tố
nguy cơ sau điều trị
16.    Bảng 3.16    : Đánh giá tỉ lệ về tối ưu giảm đau và cải thiện chức năng
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐÒ
1.    Biểu đồ 3.1: Thay đổi cường độ VAS sau mỗi tuần so với trước điều trị
2.    Biểu đô 3.2: Thay đổi điểm Owestry sau mỗi tuần so với trước điều

TÃI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.    Nguyễn Thị Bay (1998), “bài giảng bệnh học và điều trị ”, trường đại học y dược TPHCM bộ môn YHCT, tập 3, tr343-344.
2.    Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan, (2013), ““Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp”, tr. 128, 129
3.    Ngô Quốc Ân (1978), “Về cấu trúc và mối liên hệ và cơ chế tác động của huyệt”, Tạp chí Đông y, 156. Tr 35 -38.
4.    Nguyễn Thị Bay (2007), “Bệnh học và điều trị nội khoa ”, nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 520 – 537.
5.    Hoàng Văn Dũng (2011), “Chẩn đoán và điều trị Thoái hóa cột sống thắt lưng”, cẩm nang lâm sàng chẩn đoán, điều trị bệnh khớp thường gặp, tr 59 – 63.
6.    Phan Quan Chí Hiếu (2010), “Cập nhật chẩn đoán và điều trị đông tây y đau thắt lưng”, nhà xuất bản Y học, tr.34.
7.    Lê Thúy Oanh (2010), “Cấy chỉ”, nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 39-45, 173-174, 190-191.
8.    Ngô Quốc Ân (1978), “Về cấu trúc và mối liên hệ và cơ chế tác động của huyệt”, Tạp chí Đông y, 156. Tr 35 -38.
9.    Bộ môn y học cổ truyền (1997), “Bài giảng châm cứu học, tập 2” – chuyên khoa YHCT Trường ĐHYD-TPHCM, trang181-208.
10.    Hoàng Bảo Châu (1993), “châm cứu học ”, Nhà xuất bản Y học.
11.    Phan Quan Chí Hiếu (2016), “Bài giảng thần kinh sinh học về đau ”, Đại hoc Y Dược Tp.HCM, tr.1-10.
12.    Nguyễn Tuấn Bình, Trần Trọng Dương(2015), “Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ trong điều trị thoái hóa khớp gối tại bệnh viện Y học cổ truyền ”, Bộ Công an, Tạp chí Y học thực hành BV YHCT, Bộ Công an.
13.    Nguyễn Mai Hồng (2009), “Thoái hóa cột sổng, Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp ”, Nhà xuất bản y học.
14.    Đào Thị Vân Khánh (2007), “Bài giảng Bệnh học Nội Khoa- tập 2”, Nhà xuất bản Y Học.
15.    Phạm Vũ Khánh, “Lão khoa y học cổ truyền ”, NXB Giáo dục Việt Nam. Trang 187, 188.
16.    Đào Thị Vân Khánh, Hồ Văn Lộc, (2007) “Giáo trình sau đại học Bệnh cơ xương khớp”, nhà xuất bản y học.
17.    Nguyễn Quang Long (2003), “Gai cột sống có phải là nguyên nhân gây các chứng đau lưng thông thường”, Chuyên đề: Bệnh hệ thần kinh và côt sống, NXB Y học, tr 57-71.
18.    Vũ Anh Nhị (2003), “Chuyên đề: Bệnh hệ thần kinh và cột sống”, NXB Y học, tr 90-98.
19.    Nguyễn Tử Siêu (dịch 1992), “Hoàng đế Nội kinh Tố Vấn”, Nhà xuất bản TpHCM, trang 283, 286,289.
20.    Lê Thúy Oanh (2010), “Cấy chỉ (Chôn chỉ Catgut vào huyệt châm cứu) ”, NXB Y học.
21.    Trần Văn Tú (2015), “Sinh lý học cảm giác đau”, Bộ môn thần kinh đại học y Phạm Ngọc Thạch.
22.    Nguyễn Tuyết Trang, Đỗ Thị Phương (2014), “Đánh giá tác dụng điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ của phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt”, Tạp chí nghiên cứu Y học Hà Nội, Khoa Y học cổ truyền. ĐH Y Hà Nội. tr.88.
23.    Nguyễn Giang Thanh, Lê Thành Xuân, Đỗ Thị Phương (2013), “Hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh”, Tạp chí Nghiên cứu Y học Ha Nội, Khoa YHCT, ĐH Y Hà Nôi, Tr.78.
24.    Phạm Hồng Vân, Nghiêm Hữu Thành, Bùi Mỹ Hạnh (2013), “Nghiên cứu tác dụng của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư”, Tạp chí Y học thực hành Hà Nội, Bệnh viện châm cứu trung ương và Đại học Y Hà Nội.
25.    Vũ Ngọc Vương, Hoàng Văn Lý (2015), “Hiệu quả của cấy chỉ (nhu châm) trên BNđau cột sống thắt lưng”, Tạp chí Y học thực hành, Bệnh viện Hữu Nghị.
26.    Võ Thị Mỹ Phương (2016), “Đánh giá hiệu quả giảm đau trong điều trị thoái hóa cột sổng cổ của phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt kết hợp tập vận động cổ đơn giản ”, Khoa Y học cổ truyền, ĐHYD TPHCM.
27.    WHO (2014), “Chiến lược Y học cổ truyền của Tổ chức y tế thế giới 2014 – 2023 ”.
28.    Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), “Bệnh học cơ xương khớp nội khoa”, NXB giáo dục Việt Nam, tr. 140-145.
29.    Nguyễn Thị Ngọc Lan (2014), “Tiếp cận chẩn đoán đau vùng thắt lưng cấp và mạn tính ”, Đào tạo liên tục bệnh lý cơ xương khớp 2104.
30.    Lê Anh Thư (2003), “Vai trò của các Coxibs trong điều trị các bệnh cơ xương khớp ”, In hội nghị khoa học chuyên đề Loãng xương và bệnh cột sống, Bệnh viện Chợ Rẫy.
31.    Nguyễn Thị Kim Trang, Lưu Thị Hiệp (2005), “Hiệu quả điều trị bệnh thoái hóa cột sổng thắt lưng bằng y học cổ truyền ”, Đại học y dược TP. HCM.
32.    Nguyễn Xuân Nghiên, và cộng sự (1995), “Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng”, NXB Y học, tr. 517-526.
33.    Phan Quan Chí Hiếu (2017), “Kiểm soát đau và những phương pháp trị liệu ”, Thần kinh sinh học, Đại học Y Dược TP. HCM.
34.    Phan Quan Chí Hiếu (1997), “Hệ thổng kiểm soát cảm giác đau và châm cứu”, Thần kinh sinh học và châm cứu, Đại học Y Dược TP. HCM.
35.    Phạm Hoàng Phiệt (2006), “Miễn dịch không đặc hiệu”, “Viêm”, Miễn dịch – Sinh lý bệnh, ĐHYD TPHCM – Bộ môn Miễn dịch – Sinh lý bệnh, NXB Y học, tr. 1-10, 176-188.
36.    Huỳnh Tấn Vũ, Lưu Thị Hiệp (2002), “Thăm dò hiệu quả phác đồ điều trị đau cột sống thắt lưng do thoái hóa ”, đề tài nghiên cứu cấp trường, Đại học Y dược TPHCM.
37.    Trương Trung Hiếu, Phan Quan Chí Hiếu (2011) “Xác định tỉ lệ giảm đau trên bệnh nhân đau lưng do THCS được điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng”, luận văn thạc sĩ YHCT, Đại học Y dược TPHCM.
38.    Trần Thị Việt Yến, Lưu Thị Hiệp (2003), “So sánh hiệu quả của hai phương pháp điều trị giảm đau trong THCSTL”, luận văn tốt nghiệp CKI YHCT.
39.    Nguyễn Thị Bay (2001), “Nội khoay học cổ truyền”, NXB Y học, tr. 294¬300.
40.    Hoàng Bảo Châu (1997), “Nội khoa Y học cổ truyền”, NXB Y học Hà Nội, tập 1: tr.90, tr.624; tập 2: tr.872-873.
41.    Bộ Y tế – Viện dinh dưỡng (2002), “Dinh dưỡng lâm sàng”, NXB Y học, tr.117, 223-228.
42.    Trần Văn Kỳ (2000), “Dược học cổ truyền”, NXB Y học.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment