Hiệu quả kháng ung thư của virus vaccin sởi trên mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư phổi người

Hiệu quả kháng ung thư của virus vaccin sởi trên mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư phổi người

Hiệu quả kháng ung thư của virus vaccin sởi trên mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư phổi người
Nguyễn Thị Mỹ Thành, Ngô Thu Hằng, Lê Duy Cương, Nguyễn Văn Đô, Nguyễn Lĩnh Toàn
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kháng ung thư của virus vaccin sởi trên chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư phổi người (dòng H460). Virus vaccin sởi (MeV) được tách dòng từ vaccin Priorix (Glaxosmith Kline, Anh) và tăng sinh trong phòng thí nghiệm. Chuột thiếu hụt miễn dịch (nude mouse, Hoa Kỳ) 6 – 8 tuần tuổi, số lượng 20 con, được tiêm ghép 106 tế bào H460 (ATCC, Hoa Kỳ) vào dưới da đùi sau để tạo khối ung thư phổi người trên chuột nude. Khi khối u có kích thước khoảng 50 – 70mm3 (sau 10 ngày ghép), chuột được chia thành 2 nhóm (10 con/nhóm), nhóm điều trị được tiêm trực tiếp MeV vào khối u với liều 107 CFU/con, 2 lần/tuần, trong 3 tuần liên tiếp, nhóm chứng tiêm dung dịch PBS. Nhóm chuột mang khối ung thư phổi người H460 được điều trị bằng MeV có thể tích khối u nhỏ hơn, thời gian sống dài hơn và tỉ lệ chuột chết ít hơn so với nhóm chứng (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy MeV có hiệu quả kháng ung thư phổi người trên mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư ghép dị loài.

Theo  Globocan  2020,  Ung  thư  phổi  (Lung cancer) là bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ hai và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu. Ước tính năm 2020 có khoảng 2,2, triệu ca ung thư mới và 1,8 triệu ca tử vong do ung thư phổi. Ung thư phổi một gánh nặng rất lớn cho sức khỏe toàn cầu. Ung thư phổi là loại ung thư có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư cao nhất ở nam giới. Và tỷ mắc cao thứ 3 sau ung thư vú và ung thư đại trực tràng ở nữ giới.1Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở nữ giới chiếm thứ 2 sau ung thư vú.1 Thách thức lớn nhất trong điều trị ung thư phổi là do chẩn đoán ở giai đoạn muộn và tính không đồng nhất ở mô bệnh học làm hiệu quả điều trị thấp, tỷ lệ sống trên 5 năm cho tất cả các giai đoạn dưới 20%.3Virotherapy Oncolytic (OV) là một phương thức điều trị ung thư mới, dựa trên nguyên lý sinh trưởng và phát triển của virus: xâm nhập có chọn lọc vào tế bào ung thư người, sử dụng vật liệu di truyền của tế bào vật chủ để sao chép, nhân lên, ly giải tế bào ung thư người tạo ra các hạt virus mới, tiếp tục xâm nhập và phá hủy các tế bào ung thư tại mô u theo cơ chế tương tự. Mặt khác, kích thích miễn dịch của vật chủ chống lại mô ung thư

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment