HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ TRÊN BỆNH NHÂN THẤT VẬN NGÔN SAU ĐỘT QUỴ

HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ TRÊN BỆNH NHÂN THẤT VẬN NGÔN SAU ĐỘT QUỴ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ TRÊN BỆNH NHÂN THẤT VẬN NGÔN SAU ĐỘT QUỴ.Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ được cho là gây tổn hại lớn đến sức khỏe con người. Đột quỵ gây ra 9% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới1,2. Khoảng 50% đến 70% tổng số bệnh nhân bị liệt sau đột quỵ, tạo gánh nặng về tinh thần và kinh tế cho xã hội và gia đình.
Hiện nay, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, ngành y khoa cũng đã có những bước tiến mới trong việc nghiên cứu, khám phá những phương pháp điều trị tiên tiến để giảm thiểu nguy cơ tử vong cho những bệnh nhân đột quỵ. Trong khi số ca tử vong do đột quỵ ngày càng giảm, những người bệnh sống sót sau đó lại có nguy cơ cao phải đối mặt với những gánh nặng về di chứng sau đột quỵ, không chỉ là khiếm chuyết về chức năng vận động, tâm thần, trí tuệ mà còn là những rối loạn về chức năng ngôn ngữ. Rối loạn ngôn ngữ thường xảy ra trong các di chứng sau đột quỵ.


Nghiên cứu cho thấy 21% đến 38% bệnh nhân đột quỵ bị chứng mất ngôn ngữ4-7. Nhiều tác giả cho rằng khoảng 1/3 bệnh nhân đột quỵ đối mặt với các di chứng lâu dài, một trong số đó là thất ngôn8. Đó là bệnh lý của “các quá trình ngôn ngữ trung tâm”, gồm các thức ngôn ngữ như: hiểu lời nói, hiểu chữ viết, diễn đạt bằng lời nói và chữ viết9. Phần lớn các nghiên cứu về di chứng sau đột quỵ tập trung cải thiện khả năng vận động cho người bệnh mà ít quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ. Thực tế, ngôn ngữ là chức năng rất quan trọng của bộ não con người, là phương tiện và công cụ giao tiếp xã hội quan trọng. Rối loạn ngôn ngữ không chỉ cản trở khả năng giao tiếp cơ bản của người bệnh, mà còn có thể gây ra gánh nặng về tài chính cho gia đình cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh nói chung10.
Trong các biện pháp điều trị theo YHCT, châm cứu được biết đến là một phương pháp phổ biến để điều trị chứng bệnh này11. Ở Việt Nam, điện châm được sử dụng từ những năm 1970 để điều trị di chứng nói khó do đột quỵ và đã thu được những hiệu quả nhất định12,13. Tác giả Lê Văn Hải và Vũ Thường Sơn (2001) nghiên cứu điều trị các rối loạn phát âm ở BN bị TBMMN bằng điện châm thu được kết quả khả quan14. Năm 2012, tác giả Trần Thị Tiến tiếp tục nghiên cứu hiệu quả của điện châm trên di chứng thất vận ngôn sau đột quỵ cũng thu được kết quả đáng kể15.
Tuy vậy, phương pháp châm cứu điều trị chứng thất vận ngôn có những đặc điểm như thời gian lưu kim khá dài (20-30 phút), tần suất kích thích dày (1 lần/ngày) nên sẽ làm mất khá nhiều thời gian điều trị. Ngoài ra, số lượng huyệt phải tác động khá nhiều và ở những nơi nhạy cảm nên có thể gây đau đớn cho người bệnh. Tất cả những điều này có thể khiến cho người bệnh mất kiên nhẫn điều trị và ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi ngôn ngữ.
Những năm gần đây, các y gia đã tìm tòi, khám phá ra một phương pháp có cơ chế tác dụng giống châm cứu nhưng tiện lợi hơn và có thể giải quyết được những nhược điểm trên, đó là cấy chỉ16,17. Ở trong và ngoài nước
đã có nhiều đề tài chứng minh hiệu quả cấy chỉ trên các chứng bệnh nói chung và rối loạn sau đột quỵ nói riêng đạt ưu thế hơn so với châm cứu truyền thống17. Cấy chỉ điều trị thất vận ngôn cũng là phương pháp điều trị được Bộ y tế cho phép sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh16. Tuy nhiên, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp cấy chỉ trên di chứng thất vận ngôn sau đột quỵ.
Vậy câu hỏi nghiên cứu là: Liệu cấy chỉ có đem lại hiệu quả phục hồi ngôn ngữ trên bệnh nhân thất vận ngôn sau đột quỵ hay không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
✓ Xác định hiệu quả điều trị chứng thất vận ngôn trên bệnh nhân sau đột quỵ bằng phương pháp cấy chỉ.
Mục tiêu cụ thể
✓ Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng ngôn ngữ chung bằng phương pháp cấy chỉ dựa trên thang điểm đánh giá của Googlass và Kaplan
✓ Đánh giá hiệu quả phục hồi các thức ngôn ngữ (ngôn ngữ vận động, ngôn ngữ giác quan, ngôn ngữ định danh, ngôn ngữ đọc) bằng phương pháp cấy chỉ dựa trên bảng khám chẩn đoán rối loạn phát âm Boston của phòng NNTL
– TT PHCN, Bệnh viện Bạch mai
✓ Đánh giá biến cố bất lợi của phương pháp cấy chỉ

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………………………………….. i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU CÁC THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ………………………….. ii
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………………. iii
DANH MỤC HÌNH …………………………………………………………………………………….. iv
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………….3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………..4
1.1. Đột quỵ và các di chứng sau đột quỵ ………………………………………………………….4
1.2. Khái niệm thất ngôn và phân loại theo y học hiện đại…………………………………..9
1.3. Thất vận ngôn theo y học cổ truyền………………………………………………………….15
1.4. Phương pháp cấy chỉ và ưu điểm của cấy chỉ …………………………………………….17
1.5. Các công cụ đánh giá mức độ rối loạn ngôn ngữ………………………………………..21
1.6. Các đề tài nghiên cứu liên quan ……………………………………………………………….24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………..30
2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………..30
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..30
2.3. Kỹ thuật chọn mẫu …………………………………………………………………………………30
2.4. Quản lý biến cố của cấy chỉ …………………………………………………………………….32
2.5. Liệt kê và định nghĩa biến số …………………………………………………………………..33
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu…………………………………………………..38
2.7. Quy trình thực hiện nghiên cứu………………………………………………………………..39
2.8. Kiểm soát sai lệch ………………………………………………………………………………….45
2.9. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………………….45
2.10. Quản lý rủi ro ………………………………………………………………………………………46
2.11. Phương pháp thống kê…………………………………………………………………………..46
Chương 3. KẾT QUẢ………………………………………………………………………………48
3.1. Số liệu thống kê……………………………………………………………………………………..48
3.2. Đặc điểm chung của đối tượng tại thời điểm trước nghiên cứu…………………….48
3.3. Kết quả điều trị………………………………………………………………………………………50
Chương 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..61
4.1. Bàn luận về số liệu thống kê ……………………………………………………………………61
4.2. Bàn luận về hiệu quả phục hồi ngôn ngữ của 2 phương pháp châm cứu và cấy
.
.chỉ………………………………………………………………………………………………………………67
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi ngôn ngữ ……………………………..72
4.4. Đánh giá các biến cố bất lợi của phương pháp cấy chỉ………………………………..74
4.5. Bàn luận về hai phác đồ điều trị……………………………………………………………….75
4.6. Bàn luận về yếu tố liên quan đến nhóm điều trị không tốt …………………………..78
4.7. Những điểm mới và tính ứng dụng của đề tài…………………………………………….79
4.8. Một số khó khăn và tai biến của phương pháp …………………………………………..80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………..83
TÀI LIỆU THAM KHẢo

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Vị trí tác dụng các huyệt điều trị thất vận ngôn…………………………………….17
Bảng 2. 1: Vị trí, tác dụng và cách châm các huyệt ………………………………………………41
Bảng 3. 1: Thông tin nền của đối tượng trước nghiên cứu……………………………………..48
Bảng 3. 2: Thông tin nền của đối tượng trước nghiên cứu (tiếp theo) ……………………..48
Bảng 3. 3: Tình trạng đột quỵ của đối tượng trước nghiên cứu ………………………………49
Bảng 3. 4: Các bệnh lý đi kèm của đối tượng trước nghiên cứu ……………………………..50
Bảng 3. 5: So sánh phục hồi ngôn ngữ vận động ở từng nhóm nghiên cứu theo
thang điểm Boston…………………………………………………………………………………………….50
Bảng 3. 6: Đánh giá kết quả dịch chuyển độ thất ngôn ở ngôn ngữ vận động của 2
nhóm theo thang điểm Boston…………………………………………………………………………….51
Bảng 3. 7: So sánh phục hồi ngôn ngữ giác quan ở từng nhóm nghiên cứu theo
thang điểm Boston…………………………………………………………………………………………….52
Bảng 3. 8: Đánh giá kết quả dịch chuyển độ thất ngôn ở ngôn ngữ giác quan của 2
nhóm theo thang điểm Boston…………………………………………………………………………….53
Bảng 3. 9: So sánh phục hồi ngôn ngữ đọc ở từng nhóm nghiên cứu theo thang
điểm Boston …………………………………………………………………………………………………….53
Bảng 3. 10: Đánh giá kết quả dịch chuyển độ thất ngôn ở ngôn ngữ đọc của 2 nhóm
theo thang điểm Boston……………………………………………………………………………………..54
Bảng 3. 11: So sánh phục hồi ngôn ngữ định danh ở từng nhóm nghiên cứu theo
thang điểm Boston…………………………………………………………………………………………….55
Bảng 3. 12: Đánh giá kết quả dịch chuyển độ thất ngôn ở ngôn ngữ định danh của 2
nhóm theo thang điểm Boston…………………………………………………………………………….55
Bảng 3. 13: So sánh phục hồi ngôn ngữ chung ở từng nhóm nghiên cứu theo thang
điểm Goodglass và Kaplan…………………………………………………………………………………56
Bảng 3. 14: Đánh giá kết quả dịch chuyển độ thất vận ngôn ở 2 nhóm theo thang
điểm Goodglass và Kaplan…………………………………………………………………………………57
Bảng 3. 15: Hiệu quả phục hồi ngôn ngữ chung theo nhóm tuổi dựa trên dịch
chuyển độ thất ngôn ………………………………………………………………………………………….57
Bảng 3. 16: Tiến triển phục hồi ngôn ngữ chung theo giới dựa trên kết quả dịch
chuyển độ thất ngôn ………………………………………………………………………………………….58
Bảng 3. 17: Tiến triển phục hồi ngôn ngữ chung theo thời gian bị bệnh dựa trên kết
quả dịch chuyển độ thất ngôn……………………………………………………………………………..59
Bảng 3. 18: Tiến triển phục hồi ngôn ngữ chung theo trình độ học vấn dựa trên kết
quả dịch chuyển độ thất ngôn……………………………………………………………………………..59
Bảng 3. 19: Biến cố bất lợi của phương pháp cấy chỉ ……………………………………………60
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Vùng Broca và vùng Wernicke hồi trán dưới sau, bán cầu ưu thế …………….7
Hình 1. 2: Sơ đồ phân loại các dạng thất ngôn theo K.M Yorkston và D.R
Beukelman 1979……………………………………………………………………………………………….14
Hình 2. 1: Sơ đồ tóm tắt quy trình thực hiện nghiên cứu……………………………………….3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment