HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP GHÉP TỰ THÂN TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TRÊN BỆNH NHÂN ĐA U TỦY
HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP GHÉP TỰ THÂN TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TRÊN BỆNH NHÂN ĐA U TỦY
Huỳnh Văn Mẫn*, Nguyễn Tấn Bỉnh*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Hiện nay, điều trị đa u tủy đã đạt được những bước tiến rất dài giúp cải thiện thời gian sống và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả bước đầu của phương pháp tự ghép tế bào gốc máu ngoại vi ở bệnh nhân đa u tủy tại bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP.HCM.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả các trường hợp đa u tủy tự ghép tế bào gốc tại bệnh viện Truyền Máu Huyết Học từ tháng 1/2012 đến tháng 8/2013.
Kết quả: Chúng tôi đã tiến hành tự ghép 20 bệnh nhân đa u tủy (nam: nữ là 1,5:1) với phác đồ điều kiện hóa Melphalan 200 mg/m2. Các bệnh nhân này đều được điều trị tấn công với Bortezomib+Dexamethasone trước ghép (ít nhất 4 đợt). Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 49 tuổi. Có 4 bệnh nhân được ghép tươi, không qua xử lý (2 trường hợp viêm gan siêu vi B, 2 trường hợp nhiễm giang mai) và 2 bệnh nhân được tự ghép 2 lần. Liều tế bào đơn nhân và tế bào CD34+ trung bình lần lượt là 8,3 x 108 tế bào/kg và 7,2 x 106 tế bào/kg. Thời gian mọc mảnh ghép trung bình là 10 ngày. Các biến chứng thường gặp gồm : sốt giảm bạch cầu hạt, tiêu chảy, viêm niêm mạc. Tỷ lệ đạt đáp ứng hoàn toàn sau ghép cao hơn so với trước ghép (70% so với 30%).
Kết luận: Nghiên cứu đã đạt được kết quả khả quan bước đầu và có thể áp dụng kỹ thuật tự ghép này rộng rãi trên bệnh nhân đa u tủy.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất