Hiệu quả truyền thông dinh dưỡng, hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm đến thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi
Luận văn Hiệu quả truyền thông dinh dưỡng, hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm đến thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là vấn đề sức khỏe cộng đồng luôn được các quốc gia quan tâm. Dinh dưỡng không đầy đủ là nguyên nhân dẫn đến một nửa số ca tử vong ở trẻ em (khoảng 5,6 triệu trẻ em/ năm). Hàng năm trên thế giới có khoảng 13 triệu trẻ em sinh ra bị SDD bào thai, 178 triệu trẻ em bị SDD thể thấp còi (chiều cao theo tuổi thấp), 19 triệu trẻ em bị gầy còm nặng (cân nặng/chiều cao thấp) [8].
Dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt ở trẻ em dưới 2 tuổi. Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến tình hình bệnh tật; ở những trẻ bị SDD bệnh dễ phát sinh, thời gian mắc bệnh kéo dài hoặc làm bệnh nặng hơn [39].
Ở nước ta, tỷ lệ SDD đã giảm nhiều, năm 1985: thể nhẹ cân là 51,5%; thấp còi 59,7%; gầy còm 7,0%; năm 2010 thể nhẹ cân còn 17,5%; gầy còm 7,1%; nhưng tỷ lệ SDD thể thấp còi 29,3% vẫn xấp xỉ ở mức cao theo phân loại của WHO, đặc biệt là ở vùng miền núi, dân tộc ít người [32].
Thiếu kiến thức nuôi dưỡng trẻ và thiếu nguồn thực phẩm cho cải thiện dinh dưỡng là hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng SDD trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là các vùng miền núi. Vì vậy, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2001 – 2010 đã coi: “Giáo dục và phổ cập kiến thức dinh dưỡng cho toàn dân”; “Đảm bảo an ninh thực phẩm ở cấp hộ gia đình”; và “Phòng chống SDD protein năng lượng ở bà mẹ và trẻ em”, là các giải pháp quan trọng trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng của nhân dân. Đồng thời, trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, cũng xác định: “Dự án truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, đào tạo nguồn nhân lược” và “Chương trình an cải thiện an ninh dinh dưỡng, thực phẩm hộ gia đình và đáp ứng dinh dưỡng trong trường hợp khẩn cấp” là hai trong các chương trình/ dự án chủ yếu thực hiện các mục tiêu của chiến lược quốc gia này [33].
Lục Yên là một trong những huyện miền núi nghèo và khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái, có tổng số 24 xã, thị trấn. Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái khoảng 90km, tỷ lệ người dân tộc cao (82,8%). Kiến thức nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ và cộng đồng còn nhiều hạn chế do trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, thiếu các chương trình truyền thông, giáo dục dinh dưỡng hiệu quả tại cộng đồng. Mặt khác, việc đảm bảo an ninh thực phẩm tại cấp hộ gia đình cũng chưa tốt do đất đai canh tác nông nghiệp ít, đồi núi nhiều, do tập quán canh tác và người dân thiếu kiến thức kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, trong khi thu nhập của các hộ gia đình thấp, không có tiền để mua thức ăn thường xuyên hàng ngày. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng nghèo nàn về dinh dưỡng trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt đối với trẻ em và bà mẹ mang thai. Cũng giống như bức tranh chung của các vùng miền núi Việt Nam, do thiếu kiến thức nuôi dưỡng trẻ và do điều kiện kinh tế khó khăn nên tỷ lệ SDD tại huyện Lục Yên rất cao.
Nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tại huyện Lục Yên, một chương trình can thiệp lồng ghép các hoạt động truyền thông dinh dưỡng và hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm tại hộ gia đình được thực hiện tại ba xã của huyện Lục Yên. Ba xã này nằm trong số những xã khó khăn nhất của huyện với tỷ lệ người dân tộc cao, trong đó người Dao chiếm trên 50% – một trong những dân tộc có trình độ văn hóa thấp, điều kiện kinh tế hạn chế, tập quán nuôi trẻ lạc hậu nhất trong số các dân tộc vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.
Đề tài “Hiệu quả truyền thông dinh dưỡng, hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm đến thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” được tiến hành nhằm:
1. Đánh giá hiệu quả của truyền thông dinh dưỡng, hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm đến thực hành nuôi dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi của bà mẹ tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Đánh giá hiệu quả của truyền thông dinh dinh dưỡng và hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Suy dinh dưỡng protein – năng lượng 3
1.1.1. Tình hình SDD protein – năng lượng trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.1.2. Nguyên nhân SDD 6
1.1.3. Hậu quả của SDD protein năng lượng 8
1.1.4 . Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 9
1.2. Chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ mang thai 11
1.3. Thực hành nuôi dưỡng trẻ 11
1.3.1. Nuôi con bằng sữa mẹ 12
1.3.2. Cho trẻ ăn bổ sung 14
1.3.3. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh 16
1.4. Truyền thông giáo dục dinh dưỡng 16
1.5. An ninh thực phẩm hộ gia đình với mục tiêu cải thiện dinh dưỡng 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20
2.1.1. Địa điểm: 20
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 20
2.2. Đối tượng nghiên cứu: 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu 20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 20
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 20
2.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu 21
2.3.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu 22
2.3.5. Các hoạt động can thiệp 25
2.3.6. Phương pháp thu thập số liệu 30
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 33
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 33
2.6 Hạn chế của nghiên cứu 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 Thông tin chung về nhóm trẻ và bà mẹ 34
3.2. Thay đổi thực hành chăm sóc phụ nữ mang thai và nuôi dưỡng trẻ dưới 24
tháng tuổi của bà mẹ 35
3.3. Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Hiệu quả của truyền thông dinh dưỡng, hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm đến
thực hành nuôi dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi của bà mẹ 52
4.2. Hiệu quả của truyền thông dinh dinh dưỡng và hướng dẫn tạo nguồn thực
phẩm đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi 63
KẾT LUẬN 68
KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Hải Anh (2005), Mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Lào Cai, năm 2005, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trƣờng Đại học Y tế công cộng, tr. 22-55.
2. Phạm Thị Lan Anh, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Đức Minh (2008), “An ninh lƣơng thực – thực phẩm và dinh dƣỡng ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu, năng lƣợng sinh học và khủng khoảng tài chính toàn cầu”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, (3 + 4), 12/2008.
3. Bộ Y tế (2008), Dinh dưỡng. Nhà xuất bản Giáo dục, tr 87-88.
4. Nguyễn Đức Cƣờng (2003), Thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn,, Luận văn tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 29, 34.
5. Nguyễn Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Hƣơng Nga, Hạc Văn Vinh và cs (2001), Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở một số khu vực miền núi phía Bắc, Kỷ yếu hội thảo nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc những vùng khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc, Thái Nguyên, 12/2001, tr. 48 – 53.
6. Nguyễn Thị Nhƣ Hoa (2011), Tình hình dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình năm 2011, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa năm 2005 – 2011, Đại học Y Hà Nội, tr. 31.
7. Phạm Văn Hoan (2001), Mối liên quan giữa ăn ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ trẻ em nông thôn miền Bắc – Khuyến nghị một số giải pháp khả thi, Luận án tiến sỹ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ƣơng, Hà
Nội, tr. 60 – 70.8. Nguyễn Đình Học (2004), Nghiên cứu phát triển thể chất, mô hình bệnh tật và một số
yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dân tộc Dao Bắc Thái, Luận án tiến sỹ y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr. 62 – 65.
9. Lê Thị Hƣơng (2008),“ Kiến thức và thực hành dinh dƣỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dƣỡng của trẻ tại Huyện Hải Lăng Tỉnh Quảng trị” , Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm tháng 9/2008, tr. 2-4; 40-48.
10. Lê Thị Hƣơng, Trần Thị Lan (2010), Báo cáo đánh giá kết thúc dự án thúc
đẩy nuôi con bằng sữa mẹ và hỗ trợ dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số huyện Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, tr. 18, 24, 31, 34.
11. Lƣơng Thị Khai (2012), Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành dinh dưỡng của bà mẹ nhóm dân tộc Tày – Nùng, tỉnh Lạng Sơn, năm 2012, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa 1, tr. 45 – 46.
12. Hà Huy Khôi, Từ Giấy (1994), Các bệnh thiếu dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, tr. 91-126.
13. Hà Huy Khôi, Từ Giấy (2003), Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe. Nhà xuất bản y học, tr 201.
14. Đào Thị Tuyết Mai (2011), Tình hình dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 2 tuổi xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam năm 2011, Tiểu luận tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa I, Đại học Y Hà Nội, tr. 23, 30.
15. Lê Bạch Mai, Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi (2002), “Khẩu phần thực tế và tình trạng dinh dƣỡng trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ theo mức kinh tế hộ gia đình tại một số điểm nghiên cứu”, Tạp chí Y học thực hành, (10), tr. 47.
16. Đặng Oanh, Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Nam Sơn (2007), “Tìm hiểu tập quán nuôi con của bà mẹ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, (4), tr. 23 – 33.17. Phou Sophal (2010), Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp tại cộng đồng ở tỉnh Bắc Kạn, Luận án tiến sỹ y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr.82 – 84.
18. Phạm Văn Phú, Jacques Berger, Bertrand Salvignol và cs (2004), “Thay đổi cân nặng và chiều dài của trẻ dƣới 12 tháng đƣợc ăn bổ sung bằng bột sản xuất từ nguyên liệu địa phƣơng có tăng cƣờng vi chất tại một vùng nông thôn Quảng Nam”, Y học thực hành, BYT, (496), tr. 95-100.
19. Phạm Văn Phú, Phạm Tùng Sơn (2011), “Dinh dƣỡng và một số yếu tố ảnh hƣởng ở trẻ dƣới 24 tháng tuổi”, Tạp chí nghiên cứu y học, Bộ Y tế – Trường Đại học Y Hà Nội, tập 72, số 1, 2011, tr. 106 – 111].
20. Bùi Thị Phƣơng (2011), Tình trạng dinh dưỡng và thực hành nuôi trẻ dưới 24 tháng tuổi tại xã Bình Sơn, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên năm 2011, Tiểu luận tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp I, Đại học Y Hà Nội, tr. 32.
21. Nguyễn Minh Tuấn, Hoàng Khải Lập (2004), Nghiên cứu tình trạng sức khỏe, bệnh tật và dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em miền núi phía Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp bộ, Mã số B2002 – 04 – 27, tr. 39, 48 – 52, 67 – 68.
22. Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Yên Bái (2011), Báo cáo đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện dinh dưỡng trẻ em thông qua truyền thông thay đổi hành vi nuôi dưỡng trẻ tốt hơn tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, tr. 9, 10, 14, 15, 17, 19 – 21.
23. Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Yên Bái (2012), Báo cáo đánh giá dự án Thúc đẩy, bảo vệ và hỗ trợ NCBSM cho bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số ở tỉnh Yên Bái, tr. 11, 13, 18.
24. Trƣờng Đại Học Y Hà Nội, Bộ môn Dinh Dƣỡng và ATTP (2004), Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học 2004, tr. 9-10, 148-153, 247, 455 – 458.25. Trƣờng Đại học Y Hà Nội – Bộ môn Giáo dục sức khỏe (2007), Giáo dục và nâng cao sức khỏe, tr. 3.
26. Viện Dinh Dƣỡng Quốc gia – Tổng cục Thống kê (2001), Tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ Việt Nam năm 2000”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 35 – 42.
27. Viện Dinh Dƣỡng Quốc gia – Tổng cục Thống kê (2006), Tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ Việt nam năm 2005, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 25 – 51.
28. Viện Dinh Dƣỡng Quốc gia (2008), Nuôi con bằng sữa mẹ, Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh, Tài liệu cho cộng tác viên dinh dƣỡng, tr. 16 – 17, 34 – 35.
29. Viện Dinh Dƣỡng Quốc gia (2009), 10 năm chƣơng trình mục tiêu phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em Việt Nam (1998-2008), tr. 11, 37.
30. Viện Dinh Dƣỡng Quốc gia (2009), Số liệu điều tra dinh dƣỡng năm 2009. www.nutrition.org.vn
31. Viện Dinh Dƣỡng Quốc gia – UNICEF (2010), Tổng điều tra dinh dưỡng 2009 – 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 118.
32. Viện Dinh Dƣỡng Quốc gia – UNICEF (2011), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009 – 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 9 – 26.
33. Viện Dinh Dƣỡng Quốc gia (2012), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Nhà xuất bản Y học, tr. 5, 6,