Hiệu quả và chi phí thở khí Nitric oxide ở trẻ sơ sinh suy hô hấp nặng
Suy hô hấp cấp là vấn đề thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh đủ tháng, non tháng muộn (>34 tuần) nhập khoa Hồi sức sơ sinh. Cao áp phổi tồn tại sơ sinh (PPHN) là một nguyên nhân gây suy hô hấp tuần hoàn quan trọng, tần suất khoảng 1,9 trên 1000 trẻ sinh sống [77], xảy ra do tình trạng không thích nghi nguyên phát của trẻ sơ sinh hoặc thứ phát sau các bệnh lý khác như viêm phổi hít phân su, nhiễm trùng huyết, và thoát vị hoành bẩm sinh. PPHN ngày nay là một yếu tố bệnh nền thường gặp nhất ở trẻ cần phải điều trị với Oxy hoá máu màng ngoài cơ thể (ECMO).
Trước khi có thở khí NO (iNO), điều trị thông thường bao gồm cung cấp oxygen nồng độ cao, thở máy tần số cao, giãn cơ, an thần, và kiềm hoá máu bằng tăng thông khí
và Bicarbonate. Những phương pháp điều trị này không giảm được tỷ lệ tử vong hoặc nhu cầu ECMO qua các thử nghiệm tiền cứu ngẫu nhiên.
Năm 1987, Furchgott và Zawadzki đã chứng minh sự giãn mạch máu dưới tác dụng của acetylcholine cần sự hiện diện của te bào nội mô, và sự giãn mạch này xảy ra qua trung gian yếu tố giãn mạch có nguồn gốc từ nội mô (EDRF) [51]. Sự khám phá tiếp theo về sự tổng hợp phân tử nitric oxide (NO) từ L-arginine bởi te bào nội mô đã mở rộng nhiều công trình nghiên cứu về sinh học khí NO. Tạp chí Science đã đặt tên NO là “Phân tử của năm” vào năm 1992. Ngày nay người ta nhân thấy NO là phân tử quan trọng trong cơ thể.
Khí NO ngoại sinh khuếch tán qua phe nang đen te bào cơ trơn mạch máu phổi và gây giãn mạch. Khi NO vào máu, sẽ nhanh chóng bị bất hoạt bởi hemoglobin, vì vây tác dụng giãn mạch của NO chỉ khu trú ở mạch máu phổi và không có biểu hiện giãn mạch hệ thống. Trong khi đó, các thuốc giãn mạch khác như Prostacyclin, Magnesium sulphate sử dụng truyền tĩnh mạch sẽ gây giãn mạch hệ thống và tụt huyết áp. Tác dụng giãn mạch chọn lọc này giúp NO trở thành biện pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Hiện nay, chỉ có một vài công trình nghiên cứu riêng lẻ về hiệu quả của Sildenafil [160], Bosentan [117], và chưa có đủ dữ liệu ủng hộ cho việc sử dụng các thuốc giãn mạch phổi này [99].
Trên the giới, nhiều báo cáo cho thấy hiệu quả [88] và chi phí [158] của thở NO trong điều trị trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng do tăng áp phổi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy thở khí NO có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp bệnh với mục đích điều trị, đánh giá, và phòng ngừa bệnh lý tim mạch và hô hấp [146].
Tại Việt nam cho đen nay chưa có công trình nào báo cáo về sử dụng khí NO trong điều trị suy hô hấp nặng. Hàng năm Khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng I nhân khoảng 200 trẻ sơ sinh gần đủ tháng (>34 tuần) suy hô hấp nặng phải thở máy, trong đó có hơn 30 trẻ suy hô hấp do cao áp phổi tồn tại nặng, thất bại với thở máy rung tần số cao, tỷ lệ tử vong cao, khoảng 70%.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi điều trị thở khí Nitric oxide ở trẻ sơ sinh đủ tháng và non tháng muộn suy hô hấp nặng có kết quả và chi phí như the nào.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tong quát:
Khảo sát kết quả chi phí điều trị thở khí Nitric oxide ở trẻ sơ sinh đủ tháng và non tháng muộn suy hô hấp nặng.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác định các đặc điểm (%, trung bình) lâm sàng, cân lâm sàng của trẻ sơ sinh đủ tháng và non tháng muộn suy hô hấp giảm Oxy máu nặng.
2. Xác định tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn, một phần hoặc không đáp ứng với thở khí Nitric oxide ở nhóm trẻ sơ sinh đủ tháng và non tháng muộn suy hô hấp nặng.
3. So sánh đặc điểm lâm sàng, cân lâm sàng trong nhóm trẻ đáp ứng thở NO hoàn toàn và không đáp ứng.
4. Xác định tỉ lệ tăng MetHemoglobin máu, tăng NO2 máu.
5. Xác định kết quả điều trị, tỉ lệ tử vong và di chứng lúc 30 ngày tuổi của nhóm điều trị.
6. Xác định chi phí điều trị trung bình của thở khí NO.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích