HìNH ảNH NộI SOI, MÔ BệNH HọC Và KếT QUả ĐIềU TRị VIÊM Dạ DàY TạI BệNH VIệN K
NHậN XéT ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, HìNH ảNH NộI SOI, MÔ BệNH HọC Và KếT QUả ĐIềU TRị VIÊM Dạ DàY TạI BệNH VIệN K
Trần Văn Thuấn, Viện NC phũng chống ung thư, Bệnh viện K
Trần Thị Thanh Hương, Trường Đại học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu: (1) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học bệnh viêm dạ dày.(2) Nhận xét kết quả điều trị bệnh viêm dạ
dày. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu tiến hành trên 84 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện K từ tháng 2/2011 đến tháng 10/2012, có chẩn đoán xác
định là viêm dạ dày bằng lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh học. Thu thập thông tin theo mẫu bệnh án có sẵn bao gồm: Lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô
bệnh học, phương pháp điều trị và kết quả sau điều trị Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 49 [20 – 80]. Tỉ số nam:nữ là 1,33. Đau thượng vị: 38,1%; đầy hơi: 14,3%; đau thượng vị kết hợp với đầy hơi: 10,7 %; nuốt đau: 2 %. Hình ảnh nội soi: Tổn thương niêm mạc: viêm loét chợt : 45,5 %; loét : 34,5 %; viêm chợt: 15,5%; viêm phì đại và viêm giả pôlíp : 2,4 %. Vị trí tổn thương: hang vị: 52,4%; thân vị: 14,3 %; phình vị: 1,2 %; tâm vị: 1,2 %; nhiều vị trí : 4,8 % . Mô bệnh học: viêm mạn tính: 78,6 %; viêm loét : 11,9 %; dị sản ruột: 4,8 %; loạn sản: 2,4 %; viêm teo: 2,4 %. HP dương tính : 60,7 %; HP âm tính: 39, 3%. Kết quả điều trị : Tỷ lệ khỏi sau 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần lần lượt là : 50%; 16,7%; 33,3%. Kết luận: Triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày là đau thượng vị (48,8%); Hình ảnh nội soi thường gặp nhất là viêm loét chợt (45,5%). 78,6% bệnh nhân có mô bệnh học là viêm mạn tính. Vi khuẩn H.pylori liên quan chặt chẽ với viêm dạ dày (60,7%). Thời gian điều trị khỏi từ 4 đến 8 tuần
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dixon MF, Genta RM, Yardley JH, Correa P. “Classification and grading of gastritis”. The updated Sydney System. International Workshop on the Histopathology of Gastritis, Houston 1994. Am J Surg Pathol 1996; 20:1161
2. Dajani EZ, Islam K (August 2008).”Cardiovascular and gastrointestinal toxicity of selective cyclooxygenase-2 inhibitors in man”(PDF). J Physiol Pharmacol. 59 Suppl 2: 117–33. PMID 18812633.
3. Siegelbaum, Jackson (2006). “Gastritis”. Jackson Siegelbaum Gastroenterolgoy. Retrieved 2008-11-18.
4. Bùi Xuân Trường và cs ( 2008). ” Nhiễm Helicobacter pylori và tình hình ung thư dạ dày tại miền Bắc, miền Nam Việt Nam”. Tạp chí khoa học tiêu hoá
30 Y HỌC THỰC HÀNH (870) – SỐ 5/2013 Việt nam 3: 822- 823.
5. Nguyễn Văn Thịnh và cs ( 2008). ” Tình hình kháng thuốc của Helicobacter pylori tại bệnh viên Bưu Điện Hà Nội”. Tạp chí khoa học tiêu hoá Việt nam 3, 9: 536- 537.
6. Houghton J WNG TC. (2005). Helicobacter pylori and gastric cancer a new paradigm for inflammation – associated epithelial cancers.
7. KL Goh ( 2008). ” Epidermiology and risk factors of gastric cancer with particular reference to Helicobacter pylori”. Vietnamese Journal of gastroenterology 3(13): 797- 798.
8. Maria PD, David YG, Antonia RS, Giseppe R and Michael SO ( 1999). “Sensitivity of Amoyxycilline resistance Helicobacter pylori to other Penicillins”. Antimicrobial Agents and Chemotherapy 43( 7): 1803- 1804.
9. Megraud F and Marshall BJ ( 2000). ” How to treat Helicobacter pylori. First -line, second- line, and future therapies”. Gastroenterol. Clin. N. Am. 29: 759- 773
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất