Hình ảnh vữa xơ hẹp tắc động mạch trong sọ trên phim cộng hưởng từ 3.0 Tesla ở bệnh nhân nhồi máu não

Hình ảnh vữa xơ hẹp tắc động mạch trong sọ trên phim cộng hưởng từ 3.0 Tesla ở bệnh nhân nhồi máu não

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh vữa xơ hẹp tắc động mạch trong sọ trên phim cộng hưởng từ 3.0 Tesla ở bệnh nhân nhồi máu não.Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới sau bệnh tim mạch và ung thư. Theo thống kê ở Hoa Kỳ tỷ lệ hiện mắc đột quỵ não là 794/100.000 dân, khoảng 700.000 người mới mắc, trên 160.000 trường hợp tử vong mỗi năm, trong đó đột quỵ thiếu máu não chiếm khoảng 80-85%. Ở Việt Nam, theo tổng kết của Hoàng Khánh, Nguyễn Minh Hiện tại miền Nam: tỷ lệ hiện mắc 416/100.000 dân; tỷ lệ mới mắc 152/100.000 dân; tỷ lệ tử vong là 36/100.000 dân, ở miền Bắc và miền Trung: tỷ lệ hiện mắc khoảng 115/100.000 dân; tỷ lệ mới mắc 28/100.000 dân; tỷ lệ tử vong là 21/100.000 dân. Chỉ có khoảng 26% trở lại được công việc ban đầu, số còn lại tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Vì thế tổn thất về kinh tế và tinh thần do đột quỵ não là gánh nặng lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội [2],[6],[16]. Ba nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ nhồi máu não theo phân loại TOAST là bệnh lý vữa xơ mạch máu lớn (LAA), tắc mạch từ tim (CE) và bệnh lý tắc mạch máu nhỏ (SVD) [66]. Trong đó bệnh lý vữa xơ mạch máu lớn là nguyên nhân quan trọng chiếm tỷ lệ cao gây nên nhồi máu não. Theo nghiên cứu tổng quát của Christine năm 2013, bệnh lý vữa xơ mạch máu lớn là nguyên nhân của đột quỵ thiếu máu não chiếm tỷ lệ cao nhất ở các nước châu Á với tỷ lệ từ 30% – 40% sau đó là bệnh lý mạch máu nhỏ khoảng 30% và tắc mạch từ tim khoảng 20%. Ngược lại ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ nhồi máu do bệnh lý vữa xơ mạch máu lớn thấp hơn chỉ từ 10% – 15% [52].

Bệnh lý vữa xơ mạch máu lớn bao gồm vữa xơ hẹp động mạch ngoài sọ (ECAS) và vữa xơ hẹp động mạch trong sọ (ICAS). Các nghiên cứu đã khẳng định có sự khác biệt đáng kể giữa bệnh lý vữa xơ động mạch ngoài sọ và bệnh lý vữa xơ động mạch trong sọ về dịch tễ, chủng tộc, yếu tố nguy cơ, cơ chế đột quỵ thiếu máu não, tiên lượng tái phát và điều trị dự phòng.

Trong khi bệnh lý vữa xơ hẹp động mạch ngoài sọ chủ yếu gặp ở người châu Âu và Bắc Mỹ (người da trắng) thì bệnh lý vữa xơ hẹp động mạch trong sọ gặp chủ yếu ở người châu Á, người da đen và người Hispanics [164]. Với một thế giới gần 7 tỷ người thì người châu Á chiếm tới hơn 60%, người châu Âu và Bắc Mỹ chỉ khoảng 11% dân số thế giới thì có thể nói rằng “vữa xơ hẹp động mạch trong sọ là nguyên nhân lớn nhất của đột quỵ thiếu máu não trên thế giới, và vữa xơ hẹp động mạch ngoài sọ là nguyên nhân thường thấy hơn ở một nhóm chủng tộc nhất định như người da trắng” [33], [76].

Việt Nam là một đất nước với trên 90 triệu dân, vị trí nằm ở khu vực đông nam châu Á – khu vực của bệnh lý vữa xơ động mạch trong sọ. Trong khi các nước khác trong khu vực đã có nhiều nghiên cứu về bệnh lý vữa xơ động mạch trong sọ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapor, Thái Lan… thì tại Việt Nam nghiên cứu về bệnh lý vữa xơ hẹp tắc động mạch trong sọ và nhồi máu não chưa được đề cập nhiều.

Hiện nay tại các trung tâm y tế nghiên cứu chuyên sâu ở nước ta đã được trang bị các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại cho phép việc thăm dò và chẩn đoán bệnh lý động mạch trong sọ dễ dàng hơn trong thực hành lâm sàng. Cộng hưởng từ, đặc biệt cộng hưởng từ có độ phân giải cao với ưu thế vượt trội về chẩn đoán tổn thương nhu mô não và các kỹ thuật hiện hình mạch máu não cho phép xác định chính xác nguyên nhân cơ chế và có biện pháp điều trị và điều trị dự phòng phù hợp đột quỵ thiếu máu não.

Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh vữa xơ hẹp tắc động mạch trong sọ trên phim cộng hưởng từ 3.0 Tesla ở bệnh nhân nhồi máu não” với mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm hình ảnh, giá trị của cộng hưởng từ mạch 3.0 Tesla trong chẩn đoán vữa xơ hẹp tắc động mạch trong sọ đối chiếu với chụp mạch số hóa xóa nền.

2. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu não do vữa xơ hẹp tắc động mạch trong sọ.

Tài liệu Tiêng Việt Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh vữa xơ hẹp tắc động mạch trong sọ trên phim cộng hưởng từ 3.0 Tesla ở bệnh nhân nhồi máu não

1. Nguyễn Văn Chương (2007), “Nghiên cứu lâm sàng và điều trị đột quỵ não tại khoa Nội thần kinh bệnh viện 103”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 2, tr. 25-33.

2. Nguyễn Minh Hiện (2013), Đột quỵ não, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 16 – 25.

3. Lê Đức Hinh (2006), “Nghiên cứu thực trạng bệnh nhân sau tai biến mạch máu não một năm tại cộng đồng”, Hội nghị khoa học lần thứ 6, Hội Thần kinh học Việt Nam tháng 12/2006, tr. 193 – 199.

4. Nguyễn Công Hoan (2014), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của nhồi máu não do vữa xơ hệ động mạch cảnh trong”, Tạp chí Thần kinh học. 11, tr. 53-58.

5. Hoàng Đức Kiệt (1998), “Một số nhận xét qua 467 trường hợp tai biến thiếu máu não cục bộ”, Tạp chí Yhọc Việt nam. 208, tr. 13-19.

6. Hoàng Khánh (2004), “Dich tễ học tai biến mạch máu não, các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não”, Thần kinh học lâm sàng, tr. 159-171.

7. Phạm Khuê (2000), Đề phòng tai biến mạch não ở người có tuổi, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

8. Nguyễn Hoàng Ngọc (2002), Nghiên cứu tình trạng hẹp động mạch cảnh ở bệnh nhân nhồi máu não và hẹp động mạch cảnh không triệu trứng bằng siêu âm Doppler, Luận án tiến sĩ Y học Hà Nội.

9. Nguyễn Hoàng Ngọc (2013), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não do tắc động mạch thân nền”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 8, tr. 27-35.

10. Nguyễn Huy Ngọc (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu não ở bệnh viện đa khoa Phú thọ, Luận án tiến sĩ Y học, Học Viện quân Y Hà Nội.

11. Nguyễn Hồng Quân (2010), Nghiên cứu hiệu quả điều trị, dự phòng của thuốc Aspirin + Dipyridamol trong phác đồ điều trị tổng hợp nhồi máu não cấp tính động mạch não giữa, Luận án tiến sĩ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108, Hà Nội.

12. Nguyễn Quang Quyền (2004), ATLAS Giải phẫu người, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

13. Nguyễn Anh Tài (1998), “Siêu âm Duplex động mạch cảnh trên bệnh nhân tai biến mạch máu não”, Báo cáo khoa học hội nghị Thần kinh học Việt nam, Hà Nội, tr. 98-103.

14. Phạm Thắng (2001), “Thăm dò siêu âm Dopper động mạch cảnh đoạn ngoài sọ trong bệnh lý mạch máu não”, Báo cáo khoa học hội thảo chuyên đề, Hà Nội, tr. 85-89.

15. Lê Văn Thính (1995), Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp động mạch não và chụp cắt lớp vi tính ở bệnh nhân tai biến thiếu máu não cục bộ hệ động mạch cảnh trong, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Y dược, Học Viện Quân Y, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Thông (2005), Đột quỵ não – Cấp cứu, điều trị, dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Thông (2009), Hoàn thiện quy trình cấp cứu, điều trị tích cực điều trị tích cực đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tính và bán cấp, Báo cáo thổng kết đề tài nghiên cứu cấp bộ, Viện 108 – BQP, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Thông (2013), Bệnh học thần kinh, Viện nghiên cứu Y dược lâm sàng 108 – Bộ môn thần kinh, Hà Nội.

19. Hoàng Văn Thuận (1994), “Một số nhận xét về đặc điểm lâm sàng của nhồi máu não”, Tạp chí Yhọc quân sự. 3, tr. 18-22.

MỤC LỤC Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh vữa xơ hẹp tắc động mạch trong sọ trên phim cộng hưởng từ 3.0 Tesla ở bệnh nhân nhồi máu não

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Khái niệm đột quỵ não 3

1.2. Cơ chế cơ bản của đột quỵ thiếu máu Error! Bookmark not defined.

1.3. Phân loại đột quỵ thiếu máu não 3

1.4. Động mạch nuôi não 6

1.4.1. Hệ động mạch cảnh: cấp máu cho 2/3 bán cầu đại não 6

1.4.2. Hệ động mạch đốt sống thân nền: cấp máu cho 1/3 sau bán cầu đại não. 8

1.5. Đặc điểm nhồi máu não do vữa xơ hẹp động mạch trong sọ 9

1.5.1. Dịch tễ vữa xơ hẹp động mạch trong sọ 9

1.5.2. Yếu tố nguy cơ của vữa xơ hẹp động mạch trong sọ 14

1.5.3. Cơ chế nhồi máu não của vữa xơ hẹp động mạch trong sọ 18

1.5.4. Đặc điểm tổn thương nhồi máu não do vữa xơ động mạch trong sọ Error! Bookmark not defined.

1.5.5. Tiến triển và tái phát ở nhồi máu não do vữa xơ hẹp động mạch trong sọ

Error! Bookmark not defined.

1.6. Cộng hưởng từ mạch máu và vai trò của cộng hưởng từ có độ phân giải cao trong chẩn đoán và điều trị nhồi máu não do vữa xơ động mạch trong sọ … 33

1.6.1. Cộng hưởng từ mạch máu 33

1.6.2. Một số ứng dụng của cộng hưởng từ có độ phân giải cao 36

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1. Đối tượng nghiên cứu 43

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu 43

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 43

2.2. Phương pháp nghiên cứu 44

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 44

2.2.2. Mẫu nghiên cứu 44

2.2.3. Phương tiện và công cụ thu thập thông tin 44

2.2.4. Kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin 44

2.3. Nội dung nghiên cứu 45

2.3.1. Nghiên cứu lâm sàng 45

2.3.2. Nghiên cứu xét nghiệm 46

2.3.3. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ 49

2.4. Phân tích và xử lý số liệu 51

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 53

3.2. Đặc điểm hình ảnh, giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán

bệnh lý vữa xơ hẹp tắc động mạch trong sọ 56

3.2.1. Tỷ lệ, vị trí và tính chất vữa xơ hẹp tắc động mạch trong sọ ở bệnh

nhân nhồi máu não 56

3.2.2. So sánh giá trị chẩn đoán bệnh lý hẹp tắc động mạch trong sọ bằng

3D TOF MRA 3.0T với DSA 59

3.3. Đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu não hẹp động

mạch trong sọ 62

3.3.1 Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não vữa xơ hẹp động mạch

trong sọ 62

3.3.2. Nghiên cứu yếu tố nguy cơ của nhồi máu do hẹp động mạch trong sọ … 83 Chương 4: BÀN LUẬN 91

4.1. Đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu 91

4.2. Về đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trogn chẩn

đoán bệnh lý vữa xơ hẹp tắc động mạch trong sọ 96

4.2.1. Tỷ lệ vị trí và đặc điểm vữa xơ động mạch ở bệnh nhân nhồi máu não Error! Bookmark not defined.

4.2.2. So sánh giá trị của chụp mạch bằng MRA TOF 3D với DSA trong

chẩn đoán hẹp tắc động mạch trong sọ 99

4.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não do vữa xơ hẹp động mạch

trong sọ 101

4.3.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não có vữa xơ động mạch

trong sọ và nhồi máu não không vữa xơ mạch 101

4.3.2. Đặc điểm lâm sàng nhồi máu não bệnh nhân vữa xơ động mạch

trong sọ theo mức độ hẹp – tắc 103

4.3.3. Đặc điểm lâm sàng theo tính chất vữa xơ động mạch trong sọ (hẹp

một vị trí hay nhiều vị trí) 104

4.3.4. Đặc điểm lâm sàng nhồi máu não do vữa xơ động mạch trong sọ hệ

tuần hoàn trước 105

4.3.5. Đặc điểm lâm sàng nhồi máu não có vữa xơ động mạch trong sọ hệ

tuần hoàn sau 110

4.3.6. Đặc điểm phục hồi ở bệnh nhân nhồi máu não do vữa xơ động

mạch trong sọ 111

4.3.7. Đặc điểm tái phát nhồi máu não ở bệnh nhân nhồi máu não do vữa

xơ động mạch trong sọ 113

4.3.8. Đặc điểm tử vong ở bệnh nhân nhồi máu não do vữa xơ động mạch

trong sọ 117

4.4. Yếu tố nguy cơ của bệnh nhân nhồi máu não do vữa xơ hẹp động mạch

trong sọ 119

4.4.1. Yếu tố nguy cơ của bệnh nhân nhồi máu não vữa xơ hẹp động mạch

trong sọ và nhồi máu não không có vữa xơ hẹp động mạch 119

4.4.2. Yếu tố nguy cơ của bệnh nhân nhồi máu não vữa xơ động mạch

trong sọ và nhồi máu não vữa xơ động mạch ngoài sọ 129

4.4.3. Yếu tố nguy cơ theo mức độ vữa xơ động mạch trong sọ 132

4.4.4. Yếu tố nguy cơ theo tính chất hẹp động mạch trong sọ 133

4.4.5. Yếu tố nguy cơ theo vị trí vữa xơ động mạch trong sọ 133

KẾT LUẬN 135

KIẾN NGHỊ 137

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Bảngl .1. Cơ chế và đặc điểm nhồi máu não ở bệnh nhân nhồi máu não do
vữa xơ động mạch trong sọ 19
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới 53
Bảng 3.2. Nhóm tuổi 53
Bảng 3.3. Đặc điểm thời gian khởi phát 54
Bảng 3.4. Thời gian vào viện 54
Bảng 3.5. Thời gian được chụp cộng hưởng từ và khảo sát mạch não 54
Bảng 3.6. Đặc điểm hội chứng đột quỵ thiếu máu não theo phân loại
Oxfordshire 55
Bảng 3.7. Phân loại nhồi máu não theo TOAST 55
Bảng 3.8. Tỷ lệ vữa xơ động mạch ở bệnh nhân nhồi máu não 56
Bảng 3.9. Tỷ lệ vị trí vữa xơ hẹp tắc động mạch 57
Bảng 3.10. Mức độ hẹp động mạch trong sọ 58
Bảng 3.11. Tính chất vữa xơ hẹp động mạch trong sọ 59
Bảng 3.12. Vị trí và mức độ hẹp trên DSA 59
Bảng 3.13. So sánh 3D TOF MRA với DSA về mức độ hẹp tắc 59
Bảng 3.14. Giá trị của MRA TOF 3D so với DSA ở mức độ hẹp 50 – 99% … 60
Bảng 3.15. Giá trị của MRA TOF 3D so với DSA ở mức độ tắc hoàn toàn …. 61
Bảng 3.16. Đặc điểm lâm sàng giữa 2 nhóm nhồi máu não do vữa xơ động
mạch trong sọ và nhồi máu não không vữa xơ động mạch 62
Bảng 3.17. Đặc điểm lâm sàng giữa 2 nhóm nhồi máu não do vữa xơ động
mạch trong sọ và nhồi máu não do vữa xơ động mạch ngoài sọ …. 64 Bảng 3.18. Đặc điểm lâm sàng nhồi máu não do vữa xơ hẹp đông mạch trong sọ theo mức độ hẹp 65
Bảng 3.19. Đặc điểm lâm sàng nhồi máu não do vữa xơ động mạch trong sọ
theo tính chất vữa xơ 66
Bảng 3.20. Đặc điểm lâm sàng nhồi máu não do vữa xơ động mạch trong sọ hệ
tuần hoàn não trước 67
Bảng 3.21. Đặc điểm tổn thương trên MRI ở bệnh nhân nhồi máu não do vữa xơ MCA và nhồi máu não do vữa xơ ICA đoạn trong sọ 68
Bảng 3.22. Đặc điểm hình thái tổn thương nhồi máu não trên MRI do vữa xơ
MCA, ICA đoạn trong sọ và nhồi máu không vữa xơ hệ tuần hoàn
trước 69
Bảng 3.23. Đặc điểm lâm sàng nhồi máu não có vữa xơ động mạch trong sọ hệ
tuần hoàn não sau 70
Bảng 3.24. Đặc điểm tổn thương trên MRI nhồi máu não do vữa xơ BA, PCA
và VA đoạn trong sọ 71
Bảng 3.25. Mức độ hồi phục giữa bệnh nhân nhồi máu não do vữa xơ hẹp
động mạch trong sọ với nhồi máu não không vữa xơ động mạch . 72 Bảng 3.26. Mức độ hồi phục giữa bệnh nhân nhồi máu não do vữa xơ hẹp
động mạch trong sọ và nhồi máu não do vữa xơ động mạch ngoài
sọ 73
Bảng 3.27. Mức độ hồi phục bệnh nhân nhồi máu não theo mức độ hẹp động
mạch trong sọ 74
Bảng 3.28. Mức độ hồi phục theo tính chất hẹp động mạch trong sọ 75
Bảng 3.29. Mức độ phục hồi nhồi máu não do vữa xơ động mạch trong sọ
theo vị trí vữa xơ 76
Bảng 3.30. Tỷ lệ tái phát và tử vong chung 77
Bảng 3.31. Tái phát và tử vong ở bệnh nhân nhồi máu não do ICAS và nhồi
máu não không có vữa xơ mạch 77 
So sánh tỷ lệ cộng dồn tái phát và tử vong theo thời gian giữa nhồi
máu não do ICAS và nhồi máu não không vữa xơ mạch 78
So sánh tỷ lệ tái phát và tử vong ở bệnh nhân nhồi máu não do
ICAS và nhồi máu não do ECAS 79
So sánh tái phát và tử vong bệnh nhân nhồi máu não do ICAS theo
mức độ hẹp tắc 80
Tái phát và tử vong ở bệnh nhân nhồi máu não do vữa xơ động
mạch trong sọ theo tính chất vữa xơ 81
Tái phát và tử vong ở bệnh nhân nhồi máu não do ICAS theo vị trí 82 Yếu tố nguy cơ của nhồi máu não có vữa xơ hẹp động mạch trong
sọ và không vữa xơ hẹp động mạch 83
Yếu tố nguy cơ nhồi máu não vữa xơ hẹp động mạch trong sọ và
vữa xơ hẹp động mạch ngoài sọ 85
Yếu tố nguy cơ bệnh nhân nhồi máu não do ICAS theo mức độ hẹp
động mạch trong sọ 87
Yếu tố nguy cơ bệnh nhân nhồi máu não hẹp động mạch trong sọ
theo tính chất vữa xơ 88
Yếu tố nguy cơ bệnh nhân nhồi máu não vữa xơ hẹp động mạch
trong sọ hệ tuần hoàn trước và hệ tuần hoàn sau 89
Yếu tố nguy cơ bệnh nhân nhồi máu não vữa xơ hẹp động mạch trong sọ theo vị trí vữa xơ 90
Phân loại nhồi máu theo Oxfordshire 55
Tỷ lệ vữa xơ động mạch trong sọ, ngoài sọ và không vữa xơ 56
Tỷ lệ vị trí vữa xơ động mạch trong và ngoài sọ 57
Tỷ lệ mức độ hẹp động mạch trong sọ 58
Mức độ lâm sàng nhồi máu não do ICAS và ECAS 63
Hội chứng đột quỵ nhồi máu não do ICAS và ECAS 63
Mức độ lâm sàng 64
Hội chứng đột quỵ 64
Mức độ lâm sàng nhồi máu não do vữa xơ MCA và ICAError! Bookmark I Hội chứng đột quỵ nhồi máu não do vữa xơ MCA và ICAError! Bookmark I
Đặc điểm tổn thương nhồi máu do vữa xơ ICA và MCA 68
Điểm Rankin cải biên ở bệnh nhân nhồi máu não do vữa xơ động
mạch trong sọ và nhồi máu não không vữa xơ mạch 72
Điểm Rankin cải biên ở bệnh nhân nhồi máu não do vữa xơ động mạch trong sọ và nhồi máu não do vữa xơ động mạch ngoài sọ …. 73 Rankin cải biên bệnh nhân nhồi máu não theo mức độ vữa xơ động
mạch trong sọ 74
Rankin cải biên bệnh nhân nhồi máu não theo tinh chất vữa xơ
động mạch trong sọ 75
Rankin cải biên bệnh nhân nhồi máu não theo vị trí ICAS 76
Kaplan Meier biến cố tử vong theo thời gian 78
Kaplan Meier với biến cố tái phát theo thời gian 78
Kaplan Meier biến cố tử vong theo thời gian 79
Kaplan Meier với biến cố tái phát theo thời gian 79
Kaplan Meier biến cố tử vong ở bệnh nhân nhồi máu do ICAS theo
mức độ hẹp và tắc 80
Kaplan Meier tái phát ở bệnh nhân nhồi máu do ICAS theo mức độ
hẹp và tắc 80
Kaplan Meier và biến cố tử vong ICAS hẹp một hay nhiều vị trí . 81 Kaplan Meier và biến cố tái phát ICAS hẹp một hay nhiều vị trí . 81 Kaplan Meier và biến cố tử vong ICAS tuần hoàn trước, sauError! Bookmarl
Kaplan Meier và biến cố tái phát ICAS tuần hoàn trước, sau 82
Yếu tố nguy cơ nhồi máu não do ICAS và nhồi máu não không vữa
xơ mạch 84
Yếu tố nguy cơ nhồi máu não do ICAS và nhồi máu não do ECAS 86
Hình 1.1. Nhồi máu do huyết khối tại chỗ 20
Hình 1.2. Cơ chế tắc mạch – mạch 21
Hình 1.3. Nhồi máu não do bệnh lý tắc động mạch nhánh vữa xơ và các hình
thái vữa xơ động mạch nhánh khác bệnh lý mạch máu nhỏ 23
Hình 1.4. Xác định mảng vữa xơ ngay cả khi chưa có hẹp động mạch 37
Hình 1.5. A Nhồi máu tắc động mạch não giữa trên tín hiệu cộng hưởng từ 39
Hình 1.6. Đánh giá chính xác tổn thương nhồi máu trên DWI từ đó xác định
cơ chế của nhồi máu não 40
Hình 1.7. Theo dõi trên DWI có thể xác định các ổ nhồi máu nhỏ vùng vỏ tái phát không gây triệu chứng lâm sàng trong cả 2 trường hợp, đặc biệt trên hình B xảy ra sau khi sử dụng tái thông mạchError! Bookmark not ( Hình 2.1. MRA TOF động mạch cảnh trong (ICA), động mạch não trước
(ACA), động mạch não giữa (MCA) 47
Hình 2.2. MRA TOF động mạch đốt sống (V4), động mạch thân nền (BA), động mạch não sau (PCA) 47

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment