HỖ TRỢ XÃ HỘI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TRẦM CẢMCỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI 5 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ, HÀ NỘI, NĂM 2013

HỖ TRỢ XÃ HỘI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TRẦM CẢMCỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI 5 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ, HÀ NỘI, NĂM 2013

HỖ TRỢ XÃ HỘI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TRẦM CẢMCỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI 5 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ, HÀ NỘI, NĂM 2013

Trần Thị Ngọc Mai
1
, Bùi Thị Minh Hảo
1
, Trần Khánh Toàn
2
, Lê Minh Giang
1,3
1
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS – Đại học Y Hà Nội
2
Bộ môn Y học gia đình – Đại học Y Hà Nội
3
Bộ môn Dịch Tễ – Đại học Y Hà Nội
Hỗ trợ xã hội có liên quan chặt chẽ tới tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần. Mục đích của nghiên này là mô tả mức độ hỗ trợ xã hội nhận được và mối liên quan với trầm cảm trên 573 bệnh nhân HIV/AIDS đang được điều trị ARV tại 5 phòng khám ngoại trú của Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy 97,2% bệnh nhân HIV/AIDS nhận được các hỗ trợ xã hội, với điểm số trung bình là 8,14 ± 3,14; cao nhất là hỗ trợ về tình cảm và thấp nhất là hỗ trợ tài chính; % có mẫu thuẫn xã hội là 28,8. Hạn chế hỗ trợ xã hội nhận được, có mâu thuẫn trong các mối quan hệ và ít tiếp xúc với bạn bè và người thân có ảnh hưởng lớn tới tình trạng trầm cảm của bệnh nhân HIV/AIDS. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra phụ nữ, người lớn tuổi, và những nhóm có tình trạng kinh tế xã hội thấp có nguy cơ của trầm cảm đồng thời có điểm số hỗ trợ xã hội nhận được thấp hơn các nhóm khác. Các chương trình can thiệp cần chú ý đến các nhóm yếu thế này trong đó việc tạo các nguồn hỗ trợ xã hội hoặc thay thế hỗ trợ xã hội bằng hỗ trợ của nhà nước là hết sức cần thiết trong bối cảnh cắt giảm kinh phí.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment