Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại khoa Ung bướu, bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng

Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại khoa Ung bướu, bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng

Luận văn chuyên khoa 2 Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại khoa Ung bướu, bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng. Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong [37]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2012 trên thế giới có 14,1 triệu người mắc ung thư mới; 8,2 triệu ca tử vong do ung thư và 32,6 triệu người sống với ung thư trong vòng 5 năm chẩn đoán [44]. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) dự đoán đến năm 2030, con số mới mắc ung thư sẽ lên đến 21,7 triệu người và 13 triệu người tử vong do ung thư [37]. Tại Đông Nam Á, số người mắc bệnh ung thư vào năm 2012 là 1,7 triệu người và tử vong là 1,1 triệu người [44]. Việt Nam
có khoảng 125.036 ca mới mắc ung thư, 94.743 ca tử vong do ung thư và số hiện mắc 5 năm là 211.829 ca, tỷ lệ hiện mắc 5 năm là 306,4 trên 100.000 dân.


Người mắc ung thư không chỉ đối mặt với những đau đớn về thể chất mà còn lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng, stress kéo dài, các vấn đề tâm lý tiêu cực và suy giảm chức năng xã hội làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh ung thư và làm suy giảm chất lượng sống của họ. Chăm sóc giảm nhẹ là cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người đang đối mặt với những vấn đề sức khỏe đe dọa tính mạng, thông qua sự ngăn ngừa và làm giảm gánh nặng họ chịu đựng bằng cách nhận biết sớm, đánh giá toàn diện, điều trị đau và các vấn đề khác như thể lực, tâm lý xã hội và tâm linh [46],[55].
Từ năm 2005, Bộ Y tế Việt Nam đã bắt đầu khởi xướng xây dựng mô hình chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư và HIV/AIDS ở 5 tỉnh thành phố [8]. Tuy nhiên, Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu tập trung về đánh giá nhu cầu CSGN của bệnh nhân ung thư, ít có báo cáo về thực trạng thực hiện công tác chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân.

Tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức, trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân ung thư đến điều trị ngày càng đông, trong đó có nhiều bệnh nhân điều trị nội trú, đa phần bệnh nhân nội trú là giai đoạn 3 hoặc 4. Mặc dù vậy, tại bệnh viện chưa có khoa Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân, các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư được lồng ghép trong hoạt động khám chữa bệnh tại khoa Ung Bướu, việc triển khai các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ chưa thực sự được quan tâm, còn gặp nhiều khó khăn. Để có những đề xuất giải pháp hiệu quả điều trị, giảm gánh nặng do bệnh ung thư gây ra và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, cần đánh giá được thực tràng triển khai các hoạt động CSGN cũng như các khó khăn khi triển khai CSGN cho bệnh nhân.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại khoa Ung bướu, bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn 3, 4 tại
khoa Ung bướu, bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến triển khai chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh
nhân ung thư tại khoa Ung bướu, bệnh viện Quận Thủ Đức

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………………………….iv
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………………….v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………v
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………..1
Chương 1 TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………4
1.1. Tổng quan về chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư …………………… 4
1.1.1. Một số khái niệm……………………………………………………………………… 4
1.1.2. Nguyên tắc trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư ……….. 5
1.1.3. Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại cơ sở y tế. 6
1.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư trên thế
giới và tại Việt Nam………………………………………………………………………. 16
1.3.1. Trên thế giới………………………………………………………………………….. 16
1.3.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………………. 18
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến triển khai chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân
ung thư trên góc độ quản lý y tế ……………………………………………………… 21
1.5. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu……………………………………………………… 24
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu…………………………………………………………… 26
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1.Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………. 27
2.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………………………………………. 28
2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………. 28
2.4. Cỡ mẫu ……………………………………………………………………………………….. 28
2.5. Phương pháp thu thập dữ liệu ………………………………………………………… 30
2.6. Các biến số nghiên cứu …………………………………………………………………. 32
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá ……………………………………………………………………… 34
HUPHiii
2.8. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………………….. 34
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ……………………………………………………… 35
2.10. Khống chế sai số trong nghiên cứu……………………………………………….. 36
Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ 38
3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại khoa
Ung Bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức ……………………………………………… 38
3.1.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu………………………………. 38
3.1.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư .. 42
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến triển khai chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân
ung thư tại khoa Ung Bướu, bệnh viện Quận Thủ Đức………………………. 51
3.2.1. Chính sách, quy định về chăm sóc giảm nhẹ……………………………… 51
3.2.2. Tình hình nhân lực phục vụ triển khai chăm sóc giảm nhẹ ………….. 54
3.3.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chánh t …………………………………… 56
3.3.4. Công tác truyền thông, tư vấn………………………………………………….. 59
3.3.5. Sự phối hợp giữa các khoa/phòng/bộ phận………………………………… 61
Chương 4 BÀN LUẬN 63
4.1. Thực trạng chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại khoa Ung
Bướu, bệnh viện Quận Thủ Đức……………………………………………………… 63
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến triển khai hoạt động chăm sóc giảm nhẹ . 76
4.3. Một số khó khăn, hạn chế trong nghiên cứu…………………………………….. 81
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………….82
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………..84
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………….
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………..
HUPHiv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngườ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số cho cấu phần định tính ……………………………………………..34
Bảng 3.1. Một số đặc điểm dân số xã hội của bệnh nhân nghiên cứu……………..38
Bảng 3.2. Trình độ học vấn, thu nhập trung bình của bệnh nhân……………………39
Bảng 3.2. Tình trạng nghề nghiệp và tham gia bảo hiểm y tế của bệnh nhân…..40
Bảng 3.3. Một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân ………………………………………41
Bảng 3.4. Tỷ lệ đánh giá đau và bệnh sử cho bệnh nhân……………………………….42
Bảng 3.5. Tỷ lệ đánh giá vấn đề xã hội và tâm lý tinh thần của BN ……………….43
Bảng 3.6. Một số kết quả điều trị giảm đau trên bệnh nhân ung thư……………….44
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị kết hợp biện pháp không dùng thuốc..45
Bảng 3.8. Bậc thang thuốc giảm đau đang dùng theo thang đo WHO …………….46
Bảng 3.9. Kết quả đáp ứng điều trị giảm đau ………………………………………………46
Bảng 3.10. Hoạt động trao đổi thông tin của NVYT với BN …………………………46
Bảng 3.11. Hài lòng về trao đổi thông tin của NVYT đối với BN ………………….47
Bảng 3.12. Hoạt động chăm sóc tâm lý cho người bệnh trong quá trình điều trị 47
Bảng 3.13. Tỷ lệ tham gia và sinh hoạt câu lạc bộ ung thư tại bệnh viện ………..48
Bảng 3.14. Hài lòng của bệnh nhân về chăm sóc tâm lý và tinh thần ……………..48
Bảng 3.15. Chi trả chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện của bệnh nhân………..49
Bảng 3.23. Các can thiệp hỗ trợ tâm lý xã hội đối với người chăm sóc…………..50
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chăm sóc giảm nhẹ trong tiến trình bệnh ……………………………………….6
Hình 1.2. Thang giảm đau ba bậc của Tổ chức Y tế Thế giới ………………………….9
Hình 1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu………………………………………………………..2

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment